Lỗi mã đọc trong adword phải làm sao năm 2024

Khi quảng cáo trên Google Ads, bạn phải đầu tư thời gian cho nội dung, từng câu, chữ của mẫu quảng cáo nhưng lại bị Google từ chối nhưng không rõ nguyên nhân thì quá đáng tiếc. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn 10 lỗi khiến quảng cáo trên Google Adwords bị Disapproved.

1. Lỗi dấu câu trong Google Adwords

Theo chính sách quy định của Google Ads, các dấu câu như dấu phẩy, dấu chấm, chấm than, dấu hỏi phải viết liền vào từ đứng trước nó và cách từ đứng sau nó một khoảng trắng.

Ngoài ra, trừ trường hợp của dấu 3 chấm (…), thì bạn không được phép viết 2 dấu câu liên tiếp nhau, tức các dấu ??, !!!, ?! đều hoàn toàn bị nghiêm cấm.

Lỗi cuối cùng thường mắc nhất là viết quá nhiều dấu chấm than và dấu chấm hỏi. Theo quy định của AdWords thì chỉ được sử dụng tối đa một dấu chấm than trong phần mô tả description (không được chấm than trong phần header) và một dấu chấm hỏi trong toàn bộ nội dung quảng cáo.

Lỗi mã đọc trong adword phải làm sao năm 2024

2. Lỗi viết in hoa trong Google Adwords

Google chỉ cho bạn 2 cách viết in hoa là viết in hoa các chữ cái đầu câu, hoặc viết in hoa tất cả các chữ cái đầu mỗi từ.

Và sẽ có trường hợp ngoại lệ là các từ viết tắt thông dụng như HCM, HN,… hoặc tên thương hiệu. Với trường hợp này, bạn cần lưu ý trong Ladipage tên thương hiệu cũng viết giống như trong mẫu Ads.

3. Lỗi tuyên bố nhất trong Google Adwords

Google AdWords rất hạn chế những khẳng định mang tính tuyên bố như “tốt nhất”, “đẹp nhất”, “hàng đầu”,… Trừ khi nó là tên một giải thưởng cụ thể và có thật, còn không thì bạn không thể đưa những tuyên bố đó vào nội dung ads. Vì thế, hãy chọn những tuyên bố chung chung và mang tính chất cảm tính hơn.

4. Quảng cáo các mặt hàng nhạy cảm

Một số mặt hàng bị cấm quảng cáo như: vũ khí, thuốc lá, cờ bạc ăn tiền, hàng fake các loại, thức uống có cồn, và các nội dung chính trị và mang tính khiêu dâm.

Riêng đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, Google Ads cho phép quảng cáo thực phẩm chức năng với hai điều kiện:

– Landing Page cam kết miễn trừ trách nhiệm (tác dụng sản phẩm tùy cơ địa mỗi người)

– Không nhọc nhằn với thuốc đặc trị, và không đưa ra khẳng định cụ thể về tác dụng chữa bệnh.

Với dịch vụ thẩm mỹ, nha khoa, khám chữa bệnh bạn vẫn có thể quảng cáo với điều kiện quảng cáo và landing page không chứa những tuyên bố quá cụ thể hoặc không hợp lý về khả năng chữa trị.

Về bán thuốc kê đơn qua quảng cáo Google Ads, Google vẫn chưa cho phép.

5. Lỗi thương hiệu

Đây là lỗi khá thường gặp, đặc biệt đối với các trang ecommerce. Nếu bạn là một reseller hàng chính hãng thì hãy liên hệ với Google để kiểm tra và hướng dẫn. Còn nếu bạn mục đích dùng trademark lừa đảo thì hãy quên ngay đi.

6. Đưa số điện thoại vào nội dung quảng cáo

AdWords nghiêm cấm đặt số điện thoại trong bất kỳ phần nào của ad text. Thay vào đó, sử dụng tính năng Call Extension (Tiện ích cuộc gọi) để hiển thị số điện thoại bên cạnh ad text.

Lỗi mã đọc trong adword phải làm sao năm 2024

7. Lỗi lặp từ hoặc cụm từ trong Google Adwords

Hạn chế lặp lại các từ liên tiếp như đừng đừng, nha nha,… vì sẽ bị Google đánh dấu lỗi và hạn chế quảng cáo.

8. “Click Vào Đây!”

Những cụm text call-to-action kêu gọi click như “Click ngay”, “Click vào đây”, “Liên hệ ngay” chắc chắn sẽ bị hạn chế. Thay vào đó, hãy kêu gọi cụ thể hành động mà bạn muốn khách hàng thực hiện. Ví dụ như: “Đặt hàng ngay”, “Trải nghiệm ngay”, “Gọi ngay để được tư vấn”.

Lỗi mã đọc trong adword phải làm sao năm 2024

9. Dùng ký hiệu một cách “sáng tạo”

Hãy nhớ rằng việc sử dụng ký hiệu, icons để trang trí hay để thể hiện các ý nghĩa không chính thống là hành vi sẽ bị bắt lỗi.

Một trường hợp đặc biệt có thể được thông qua là dùng ký hiệu * cho các quảng cáo khách sạn và nhà hàng. Ví dụ: Khách sạn 5* Hồ Chí Minh).

Ngoài ra thì từ giữa tháng 7 năm 2017, Google bắt đầu cho phép dùng ký hiệu | để chia phần trong ad text. VD: Lanterns | Outdoor Candles | Frontgate.

10. Các lỗi khác trong Google Adwords

Đôi lúc tuy bạn không cố tình phạm lỗi nhưng vẫn có thể bị hệ thống tự động của Google lọc nhầm. Ví dụ như các từ “đào”, “đảo”, “đao” có nguy cơ bị disapprove cao, bất kể ngữ cảnh, và đôi khi các từ viết tắt sẽ bị nhầm là trademark (ví dụ vi khuẩn H. pylori viết tắt sẽ bị nhầm với thương hiệu máy vi tính HP).

Khi đó, bạn không cần sửa vội mà chỉ cần chọn xem chi tiết và tick vào “Yêu cầu xem xét” để Google kiểm tra kỹ hơn quảng cáo của bạn.

KẾT

Với những thông tin trên, GIGAN hy vọng sẽ giúp bạn hạn chế những lỗi khi chạy quảng cáo Google Ads và mang lại hiệu quả tối ưu về doanh thu và ngân sách.

Nguồn: Tổng hợp

Theo dõi các bài viết khác trên Fanpage GIGAN

GIGAN – DIGITAL PERFPORMANCE MARKETING

Là một trong số những agency hiếm hoi tại Việt Nam trở thành đối tác của Google, TikTok, Facebook, Zalo, Cốc Cốc,… cùng nhiều đối tác lớn khác, mang đến giải pháp công nghệ tiên tiến và tối ưu triệt để cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp trên môi trường Digital.

Kinh nghiệm đa lĩnh vực như E-commerce, Retail, Education, Bất Động Sản, Travel, Fitness, Tài chính – Công nghệ…Khách hàng tiêu biểu: TPBank, FPT School, Galle Watch, Vstyle, Huawei Vietnam, LG Vietnam, Happy Skin, Thời Trang Lyn…Phương châm hoạt động của GIGAN là “Number Works, Number Talks”. Với thế mạnh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, GIGAN hoàn toàn tự tin chinh phục những KPI khó nhất.