Lí do vì sao kha hủy niêm yết sàn hose

BNEWS Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai từ một đơn vị lớn mạnh lại liên tiếp thua lỗ dẫn tới việc cổ phiếu đối diện án hủy niêm yết.

Thời gian gần đây, câu chuyện Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HAG) đối diện với án hủy niêm yết trên HOSE đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư. Thực tế, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã có thời hoàng kim và Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp này, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) từng là người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Vậy nguyên nhân nào khiến Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai từ một đơn vị lớn mạnh lại liên tiếp thua lỗ dẫn tới việc cổ phiếu đối diện án hủy niêm yết.

*Lối rẽ vào bóng tối

Thời kỳ hoàng kim của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai là năm 2010, khi lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt kỷ lục 2.093 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính năm 2010, doanh nghiệp có khoản tiền mặt lên đến 3.588 tỷ đồng. Đây cũng là khoản tiền mặt lớn kỷ lục của doanh nghiệp.

Thành tích này có được là do sự bùng nổ của lĩnh vực bất động sản, với hàng loạt dự án lớn được xây dựng. Những dự án bất động sản nổi bật của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia giai đoạn 2006-2012 có thể kể đến như: Khu căn hộ cao cấp Lê Văn Lương, Khu căn hộ cao cấp Phú Hoàng Anh, Dự án tòa nhà Hoàng Anh Safomec, New SaiGon, Hoang Anh River View, Phú Hoàng Anh, Hoàng Anh Golden House, Dự án đất nền Minh Tuấn...

Thừa thắng xông lên, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đầu tư ra nhiều lĩnh vực như: thủy điện, khoáng sản và nông nghiệp; trong đó, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp. Đây có lẽ là nguyên nhân gây ra những hậu quả xấu về kinh doanh sau này, thậm chí doanh nghiệp không gượng dậy nổi và Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã phải bán đi nhiều công ty con để giảm bớt nợ nần.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình, ngành kinh doanh nông nghiệp luôn gắn với một hay nhiều rủi ro phi hệ thống như dich bệnh, thiên tai… ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai hiện nay, việc tập trung xuất khẩu vào thị trường này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngoài ra, sự biến động của thị trường thế giới từng ngày từng giờ đều tác động đến giá cả các sản phẩm đầu ra nông nghiệp của doanh nghiệp này.

Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình cho biết, theo báo cáo của Global Witness, tổ chức phi chính phủ chuyên theo dõi các hoạt động khai thác tài nguyên về những vấn để khai thác rừng để trồng cao su, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và đời sống của người dân tại Lào và Campuchia. Báo cáo này cũng gây sức ép về trách nhiệm đạo đức lên các cổ đông lớn nước ngoài của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai.

Trong Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp này, ông Đoàn Nguyên Đức cho biết, năm 2008, công ty làm bất động sản số một. Tới năm 2012, công ty từ bỏ bất động sản sang làm nông nghiệp là một cái sai ở thời điểm đó. Bời vì, mảng nông nghiệp lỗ nhiều năm.

“Lúc đó, tôi chọn nông nghiệp là có lý do, giá cao su lúc đó cao. Nhưng giờ đã chọn rồi thì doanh nghiệp sẽ tập trung vào nông nghiệp. Tôi khẳng định là không làm bất động sản nữa và khó có khả năng cạnh tranh trong điều kiện hiện tại. Nếu có quỹ đất đẹp thì cũng chỉ liên kết công ty khác để làm”, ông Đức cho biết.

*Gánh nặng nợ nần và đối diện án hủy niêm yết

Theo báo cáo tài chính các năm của doanh nghiệp, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã lỗ 4 năm liên tiếp từ năm 2017 đến 2020. Dù năm 2021, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đã có lãi 126,5 tỷ đồng, nhưng số lỗ lũy kế vẫn ở mức rất cao 4.432 tỷ đồng.

Tổng tài sản tính đến ngày 31/12/2021 đạt 18.173 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với cuối năm 2020. Trong khi đó, tỷ lệ vay nợ của doanh nghiệp ở mức cao.

Tại thời điểm 31/12/2021, doanh nghiệp có 6.450 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 7.045 tỷ đồng nợ vay dài hạn; nợ phải trả/tổng tài sản là 74,24%. Việc tỷ lệ đòn bẩy cao trong nhiều năm doanh nghiệp chịu gánh nặng nợ lãi lớn.

Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai và doanh nghiệp đang phải dự phòng nợ phải thu khó đòi lên tới gần 1.900 tỷ đồng.

Tại 31/12/2021, các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đạt gần 5.111 tỷ đồng, các khoản phải thu dài hạn lên tới 4.118 tỷ đồng, gần gấp đôi so với cuối năm 2020.

Lượng tiền mặt chỉ chiếm 0,42% so với tổng tài sản. Cuối năm 2021, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai chỉ có 78 tỷ đồng tiền mặt.

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai âm 5 năm liên tiếp, cộng với việc duy trì lượng tiền mặt thấp khiến doanh nghiệp gặp khó trong chi trả lãi vay.

Mới đây, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai cho biết sẽ bán thêm 25,4 triệu cổ phiếu HNG của Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HNG) để trả nợ vay, giảm tỷ lệ nắm giữ tại HNG xuống còn 9,4%. Giao dịch này nhằm trả nợ ngân hàng và dự kiến diễn ra từ ngày 15/2 – 16/3, theo phương thức bán thỏa thuận hợp khớp lệnh trực tiếp trên sàn.

Trước đó, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai cũng đăng ký bán 48,1 triệu cổ phiếu HNG. Giao dịch này cũng để phục vụ cho việc ngân hàng thu hồi nợ. Giao dịch được thực hiện thông qua phương thức bán thoả thuận và khớp lệnh trên sàn, từ ngày 17/01 - 15/02/2022.

Năm 2021, cụ thể là từ 12/1 đến 4/6/2021, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai cũng bán 240 triệu cổ phiếu HNG, mang về khoản lãi bất thường 240 tỷ đồng, giúp doanh nghiệp thoát lỗ trong nửa đầu năm.

Thực tế dù năm 2021, doanh nghiệp đã có lãi nhưng với việc lỗ liên tiếp 4 năm ltrước đó, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai vẫn đang phải đối diện với án hủy niêm yết trên HOSE.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 120, Nghị định 155 về việc huỷ niêm yết bắt buộc, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã lỗ liên tiếp 3 năm và buộc phải giao dịch cổ phiếu trên UPCOM.

Để tránh khả năng cổ phiếu bị huỷ niêm yết bắt buộc do bị thua lỗ 3 năm liên tiếp, ngày 27/1/2022, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh liên quan đến việc điều chỉnh hồi tố báo cáo tài chính.

Theo đó, doanh nghiệp kiến nghị các cơ quan nhà nước cho phép Công ty áp dụng điều kiện thử thách là nếu kết quả kinh doanh bán niên và cả năm 2022 không có lãi thì hãy xem xét hủy niêm yết. Dù vậy, tới nay vẫn chưa có thông tin chính thức từ cơ quan chức năng về trường hợp của doanh nghiệp này.

Trên thị trường chứng khoán, cuối phiên sáng 17/2, HAG có giá 11.000 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 17% so với chốt phiên giao dịch ngày 31/12/2021./.

Lí do vì sao kha hủy niêm yết sàn hose

Hủy niêm yết chứng khoán

Niêm yết trên sàn chứng khoán là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Khi niêm yết lên sàn, doanh nghiệp mong muốn tiếp cận thêm một kênh huy động vốn, tạo sự minh bạch đối với cổ đông, khuếch trương tên tuổi, tạo thanh khoản cho cổ phiếu và qua đó gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi lợi ích của việc niêm yết không còn được bảo đảm hoặc khi doanh nghiệp không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn niêm yết thì vấn đề hủy niêm yết chứng khoán tất yếu sẽ được đặt ra.

Hủy niêm yết là việc chấm dứt giao dịch chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán. Có khá nhiều nguyên nhân khiến chứng khoán bị hủy niêm yết nhưng tựu trung lại có hai dạng là hủy niêm yết tự nguyện và hủy niêm yết bắt buộc. Tương tự như khi niêm yết chứng khoán, việc hủy niêm yết cũng cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đi vào phân tích các trường hợp hủy niêm yết bắt buộc và các điều kiện mà doanh nghiệp niêm yết cần phải đáp ứng khi muốn hủy niêm yết tự nguyện.

1. Hủy niêm yết chứng khoán bắt buộc

Hủy niêm yết bắt buộc là trường hợp doanh nghiệp bị buộc phải hủy niêm yết chứng khoán theo quyết định của Sở giao dịch chứng khoán khi rơi vào các trường hợp bắt buộc hủy niêm yết theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Nghị định 58/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Nghị định 60/2015/NĐ-CP), chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

Một là, công ty niêm yết chứng khoán không đáp ứng được các điều kiện niêm yết quy định trong thời hạn 01 năm. Cụ thể, các điều kiện niêm yết chứng khoán được quy định như sau:

a. Đối với chứng khoán là cổ phiếu:

Cổ phiếu sẽ bị hủy niêm yết nếu công ty niêm yết không còn đáp ứng các điều kiện sau:

- Tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh: + Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. + Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất ba trăm (300) cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. - Tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội: + Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.

+ Tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội).

b. Đối với chứng khoán là trái phiếu doanh nghiệp:

Trái phiếu doanh nghiệp sẽ bị hủy bỏ niêm yết nếu công ty niêm yết không còn đáp ứng các điều kiện sau:

- Tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh: + Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. + Có ít nhất một trăm (100) người sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát hành.

- Tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội: Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.

c. Đối với chứng khoán là chứng chỉ quỹ:
Chứng chỉ quỹ sẽ bị hủy bỏ niêm yết nếu công ty niêm yết không còn đáp ứng các điều kiện sau:

+ Là quỹ đóng, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ hoán đổi danh mục hoặc công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.
+ Có ít nhất 100 người sở hữu chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng hoặc ít nhất 100 cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng không bao gồm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Quy định này không áp dụng đối với quỹ hoán đổi danh mục.


Hai là, công ty niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 01 năm trở lên. Có nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp ngừng sản xuất, kinh doanh. Có thể là do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, tạm ngừng kinh doanh để tái cơ cấu doanh nghiệp, bị tạm ngừng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền… Điểm lưu ý là, hoạt động sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp niêm yết tạm dừng hoạt động phải là hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của doanh nghiệp đó. Tiêu chí để Sở Giao dịch chứng khoán quyết định hoạt động kinh doanh nào là hoạt động kinh doanh chính của công ty niêm yết là dựa vào doanh thu. Theo đó, hoạt động kinh doanh nào mang lại doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty thì sẽ được xem là hoạt động kinh doanh chính của công ty.

Ba là, công ty niêm yết bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành. 


Cụ thể, các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2014, bao gồm:

+ Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo; + Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 thành lập; + Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế; + Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp 2014 đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

+ Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án.

Các trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành được quy định trong những văn bản pháp luật chuyên ngành riêng biệt. Ví dụ, Thông tư 36/2018/TT-BCT quy định về thu hồi giấy phép hoạt động điện lực, Luật Các tổ chức tín dụng về thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng…

Bốn là, cổ phiếu không có giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng.

Đây là tình trạng công ty niêm yết không có bất kỳ cổ phiếu được trao đổi mua, bán trong vòng 12 tháng. Việc cổ phiếu không có giao dịch hay chỉ giao dịch rất thấp cũng một phần do ảnh hưởng từ kết quả kinh doanh không khả quan, nhà đầu tư thiếu thông tin, cổ phiếu tự do chuyển nhượng ít hay do mức giá hiện tại khá cao khiến nhà đầu tư ngần ngại.

Năm là, kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.

Kết quả sản xuất kinh doanh xác định căn cứ vào chỉ tiêu “lợi nhuận sau thuế” hoặc “lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ” (đối với trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con). Trường hợp tổ chức niêm yết có các đơn vị kế toán trực thuộc, chỉ tiêu “lợi nhuận sau thuế”, “lỗ lũy kế” căn cứ trên báo cáo tài chính tổng hợp. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con, chỉ tiêu “lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ”, “lỗ lũy kế” căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất. Việc kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong nhiều năm liên tiếp chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động yếu kém và kém minh bạch. Do đó, cần thiết phải đào thải khỏi thị trường chứng khoán những doanh nghiệp yếu kém này. Đây là sự sàng lọc cần thiết để nâng cao chất lượng hàng hóa trên sàn chứng khoán, làm nền tảng cho thị trường phát triển bền vững.

Sáu là, công ty niêm yết chấm dứt sự tồn tại hoặc không đáp ứng điều kiện niêm yết do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể hoặc phá sản hoặc do tổ chức phát hành thực hiện chào bán, phát hành từ 50% trở lên số lượng cổ phiếu đang lưu hành để hoán đổi lấy cổ phiếu, phần vốn góp tại doanh nghiệp khác; công ty niêm yết không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng.

Khi công ty niêm yết không còn tồn tại hoặc khi công ty mới được hình thành sau sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể không đáp ứng đầy đủ các điều kiện niêm yết thì cổ phiếu của công ty niêm yết/công ty mới hình thành sẽ bị hủy bỏ.

Điều kiện niêm yết chứng khoán của công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập được quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư 202/2015/TT-BTC. Trong đó, điều kiện tối thiểu buộc các công ty này phải đáp ứng là có ROE[1] dương. Còn đối với công ty niêm yết thực hiện phát hành cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu, phần vốn góp tại doanh nghiệp khác thì điều kiện là “Công ty niêm yết được đăng ký niêm yết bổ sung số cổ phiếu phát hành để hoán đổi khi có ROE sau khi hoán đổi đạt tối thiểu là 05%” theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 202/2015/TT-BTC.

Bảy là, trái phiếu đến thời gian đáo hạn hoặc trái phiếu niêm yết được tổ chức phát hành mua lại toàn bộ trước thời gian đáo hạn.

Ngày đáo hạn của trái phiếu là ngày mà khoản tiền gốc của trái phiếu, giá trị của trái phiếu sẽ được thanh toán cho các nhà đầu tư, và nghĩa vụ trả trái phiếu của công ty sẽ kết thúc. Khi nghĩa vụ các bên đã được thanh toán cho nhau, tức trái phiếu không còn tồn tại thì việc hủy bỏ niêm yết trái phiếu là điều tất yếu xảy ra.

Tám là, tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến không chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tổ chức kiểm toán không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp để làm cơ sở đưa ra kết luận về báo cáo tài chính của công ty niêm yết.

Chín là, Công ty niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 03 năm liên tiếp.

Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng giúp các đối tượng sử dụng (nhà đầu tư, nhà quản lý thị trường chứng khoán…) có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính, triển vọng về thu nhập, khả năng và trách nhiệm thanh toán của công ty, từ đó đưa ra quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào công ty. Do đó, vi phạm nghĩa vụ chậm nộp báo cáo tài chính sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của các đối tượng sử dụng, nhất là nhà đầu tư.

Mười là, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phát hiện Công ty niêm yết giả mạo hồ sơ niêm yết hoặc hồ sơ niêm yết chứa đựng những thông tin sai lệch nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư.

Đây là một trong những hành vi làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến tính minh bạch và đe dọa sự ổn định của thị trường chứng khoán. Do đó, cần thiết loại bỏ những công ty niêm yết này ra khỏi thị trường chứng khoán.

Cuối cùng, công ty niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp mà Sở giao dịch chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán được hướng dẫn tại Thông tư 155/2015/TT-BTC. Theo đó, việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật. Hoạt động này phải do người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Trên thực tế, vi phạm phổ biến của các công ty niêm yết là chậm công bố thông tin báo cáo tài chính.

2. Hủy niêm yết chứng khoán tự nguyện

Hủy niêm yết tự nguyện là trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết theo đề nghị của tổ chức niêm yết sau khi được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thông qua. Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Nghị định 58/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Nghị định 60/2015/NĐ-CP), điều kiện để hủy niêm yết tự nguyện là:

Thứ nhất, quyết định hủy bỏ niêm yết được ĐHĐCĐ biểu quyết thông qua theo quy định pháp luật doanh nghiệp, trong đó phải được ít nhất 51% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn thông qua. 


Theo đó, tỷ lệ biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn[2] được tính toán trên cơ sở số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn của công ty trong danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ hoặc danh sách cổ đông được gửi phiếu biểu quyết dưới hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.

Thứ hai, việc hủy bỏ niêm yết chỉ được thực hiện sau tối thiểu 02 năm, kể từ ngày thực hiện niêm yết trên sở Giao dịch chứng khoán.

Theo đó, công ty niêm yết không được đề nghị hủy bỏ niêm yết trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chứng khoán được niêm yết.

Ngoài ra, cũng theo quy định tại Nghị định 60/2015/NĐ-CP, cổ phiếu của công ty hủy bỏ niêm yết nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng[3] phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom ngay sau khi hủy bỏ niêm yết. Quy định này áp dụng cho chứng khoán bị hủy niêm yết, bao gồm cả trường hợp hủy niêm yết bắt buộc, hủy niêm yết tự nguyện và chứng khoán bị hủy niêm yết do công ty niêm yết sau khi sáp nhập, hoặc phát hành cổ phiếu để hoán đổi không đáp ứng điều kiện niêm yết…

Kết luận:

Dù là hủy bỏ niêm yết bắt buộc hay hủy bỏ niêm yết tự nguyện thì kết quả của hoạt động hủy niêm yết đều là chấm dứt hoạt động niêm yết và giao dịch chứng khoán trên thị trường. Doanh nghiệp cần phải lưu ý những trường hợp hủy niêm yết bắt buộc để tránh rơi vào diện bị hủy niêm yết bắt buộc. Đối với trường hợp hủy niêm yết tự nguyện, việc rút lui khỏi thị trường chứng khoán là quyền của doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần có những phân tích, đánh giá những điểm được, mất và và đồng thời xem xét những điều kiện để được hủy bỏ niêm yết trước khi đưa ra quyết định hủy niêm yết trên thị trường.


[1] ROE là “tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu”. ROE được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu bình quân trong năm của doanh nghiệp (khoản 4 Điều 3 Thông tư 202/2015/TT-BTC).

[2] Khoản 9 Điều 6 Luật Chứng khoán 2006 quy định: “Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ năm phần trăm trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành”.

[3] Khoản 1 Điều 25 Luật Chứng khoán 2006 quy định:
Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây: a) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng; b) Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;

c) Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên”.