Làm thế nào để dạy con nghe lời năm 2024

Cha mẹ nào mới lần đầu nuôi con ai cũng lo lắng và thắc mắc nhiều điều, nhất là khi trẻ đang ở độ tuổi mầm non. Giai đoạn mà nếu trẻ không được giáo dục đúng cách và rèn giũa từ sớm rất có thể hình thành nên những thói quen xấu, cư xử ngang ngược và tệ hơn nữa là tiếp xúc với những điều không lành mạnh. Vì vậy, hãy dành thời gian tìm hiểu những đặc điểm tâm lý như suy nghĩ hay mong muốn của con để từ đó định hướng phát triển phù hợp. Thấu hiểu điều khó khăn này, Mầm non DCA gửi đến các ba mẹ trẻ 6 cách dạy con ngoan nghe lời hiệu quả mà không cần dùng đến đòn roi.

Đặc điểm tâm lý của trẻ trong 6 năm đầu đời

Hiểu được con đang cần gì, nghĩ gì và những thay đổi về tâm sinh lý ra sao trong từng giai đoạn phát triển là yếu tố quan trọng giúp ba mẹ lựa chọn phương pháp dạy dỗ phù hợp. Để trẻ nhận thức được đúng sai, biết nghe lời người lớn và cư xử đúng đắn hơn. Cụ thể khi:

Dưới 1 tuổi

Đây là lúc trẻ cần đến cảm giác an toàn và gần như không muốn rời xa ba mẹ hay những người chăm sóc chúng bất cứ lúc nào. Vì vậy, hãy để trẻ được bên cạnh như ngủ chung là một cách cho trẻ cảm giác được an tâm hơn.

Từ 1 đến 3 tuổi

Khi trẻ bắt đầu tập đi nên có nhiều cơ hội cùng bản tính tò mò, trẻ đã có thể tự mình khám phá về thế giới xung quanh một cách tích cực. Dần những bước đi vững vàng hơn, đôi tay cũng cầm nắm được một số vật dụng thân thuộc như thìa, cốc, bát, đồ ăn,… và tự muốn làm mọi thứ, do đó thời gian này trẻ có xu hướng tách ra khỏi người lớn.

Trong quá trình từ tháng thứ 12 đến 15, trẻ đã có thể nói được và dần dần sử dụng thuần thục ngôn ngữ. Giao tiếp giờ đây chuyển từ lời nói thay thế cho vận động, đồng thời trẻ có khả năng hiểu và nhận thức được nguyên nhân – kết quả trong mỗi sự việc xảy ra. Chẳng hạn, khi chạm vào vật nóng hay trượt ngã do chạy nhảy thì lần sau sẽ nhận ra và biết cách để không gặp phải tình trạng giống vậy nữa.

Ở tuổi này, mặc dù đã biết nói nhưng trẻ vẫn thường chọn la khóc để giao tiếp với người lớn, để thể hiện điều gì không muốn hay cần được giúp đỡ.

\>>> Xem thêm: Khủng hoảng tuổi lên 3: Biểu hiện và cách khắc phục

Từ 3 đến 6 tuổi

Lớn hơn một chút trẻ có suy nghĩ coi mình là trung tâm, chưa biết cách chia sẻ hay đồng cảm với người khác. Ví dụ trẻ thích món đồ nào sẽ đòi mua cho bằng được, luôn giữ khư khư đồ chơi và không muốn chia sẻ với bạn bè,…

Nếu thấy con có hành động tương tự thì cha mẹ đừng vội đánh giá bé hay nghĩ đó là chuyện hết sức bình thường ở một đứa trẻ. Thay vào đó, có thể tìm cách dạy con ngoan hơn bằng cách giải thích nhẹ nhàng cho chúng hiểu và thay đổi.

Để biết chi tiết những cách nào dạy con trở nên biết nghe lời hơn, mời phụ huynh các bé qua tiếp phần nội dung ngay bên dưới đây.

Đâu là các cách dạy con ngoan nghe lời hiệu quả?

1 – Dành nhiều thời gian hơn cho con, để con thấy tầm quan trọng của mình với ba mẹ

Điều quan trọng nhất khi dạy con và muốn con nghe lời, ngoan ngoãn chính là dành nhiều thời gian ở bên trẻ. Đừng vì mải tập trung vào công việc, bận kiếm tiền hay bận xây dựng các mối quan hệ ngoài xã hội mà không quan tâm đến bé. Hãy cho trẻ thấy chúng quan trọng như thế nào với ba mẹ, bởi khi cảm thấy bị bỏ rơi trẻ dần sẽ không nghe theo lời phụ huynh nữa.

Do đó, nên dành nhiều thời gian rảnh để lắng nghe và chia sẻ cùng con những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày. Điều này, không chỉ giúp ba mẹ thấu hiểu con hơn mà trẻ cũng sẵn sàng tiếp thu những điều được dạy.

Chỉ đơn giản bạn cùng con đi dạo, trò chuyện, dành buổi tối cho con, cùng đi công viên hoặc đến trường, tham gia vận động, nấu ăn, chơi đùa hay làm các công việc nhà, cũng là cách gắn kết tuyệt vời.

\>>> Xem thêm: Có nên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non không?

2 – Cùng con đối mặt với những cảm xúc tiêu cực, giải quyết những khó khăn

Cha mẹ phải cần biết rằng, những khi trẻ buồn bực thì chúng sẽ sinh ra những cảm xúc tiêu cực và chắc chắn không muốn tiếp thu điều gì. Vì vậy, đừng cố gắng dạy trẻ vào thời điểm này mà nên giúp con bình tĩnh lại trước, sau đó mới từ từ tiếp cận và cùng con giải quyết những vấn đề khó khăn.

Tuy nhiên, chỉ giúp đỡ con khi thật sự cần thiết tránh tạo thói quen ỉ lại vào người lớn và nhút nhát không dám đối mặt với những thử thách mới. Rèn luyện tính tự lập ngay từ nhỏ là điều cần thiết giúp con xây dựng kỹ năng sống cơ bản và hình thành tính cách sau này. Có thể dạy con từ việc nhỏ như tự chăm sóc và phục vụ bản thân.

Những đứa trẻ được bao bọc quá mức sẽ khó thành công trong cuộc sống vì luôn chờ đợi người khác giúp đỡ, điều này còn làm giảm đi khả năng tư duy sáng tạo và kém nhạy bén trong việc xử lý tình huống.

3 – Hãy nói “cảm ơn” khi con giúp bạn làm việc nhà

“Cảm ơn” là phép lịch sự cơ bản thể hiện sự tôn trọng và trẻ em cũng vậy, khi làm sai ba mẹ có thể phê bình thì ngược lại lúc con giúp bạn làm việc nhà hay nhờ chúng bất cứ điều gì hãy nói “cám ơn con”. Đây cũng là cách rèn luyện cho trẻ kỹ năng xã hội, ứng xử khéo léo nếu được ai đó giúp đỡ.

4 – Hãy để con tự do khám phá thế giới thiên nhiên

Cha mẹ nên nhớ trẻ con ở độ tuổi mầm non có nguồn năng lượng dồi dào và rất hiếu động, tò mò với những thứ xung quanh mình. Vậy tại sao không để bé được thỏa thích khám phá điều mà chúng muốn, miễn là không để bé tiếp xúc với đồ chơi nguy hiểm. Kiến thức đâu chỉ học ở trên trường, mà có thể tìm hiểu cả bên ngoài thế giới thiên nhiên như từ việc học cách trồng cây, làm vườn, tưới nước, xới đất, hay chăm sóc vật nuôi,…

Nguyên tắc của người Do Thái là để trẻ tự do trong mọi hành động, suy nghĩ nhưng có chừng mực là cách dạy con đúng đắn nhất.

5 – Tránh dùng những từ ra lệnh với con

Cha mẹ có thể dạy con làm những công việc nhà đơn giản, nhưng cần nhớ đừng bao giờ dùng từ kiểu như ra lệnh: “Con nên làm thế này, thế kia,…”, “Con bắt buộc phải làm theo ba mẹ chỉ mới đúng”,…rồi yêu cầu chúng thực hiện theo ý của mình mà không giải thích lý do tại sao con cần làm vậy.

Theo các chuyên gia tâm lý, điều này dần khiến trẻ không có chính kiến cá nhân, đồng thời trẻ cũng trở nên ương bướng, thiếu tự tin và phụ thuộc vào người khác nhiều hơn. Thay vì đề nghị sao ba mẹ không thỏa thuận với con, mỗi lần trẻ phụ giúp điều gì hãy giành tặng phần quà nho nhỏ cho bé để tạo động lực.

6 – Đừng bao giờ so sánh con với những đứa trẻ khác và hãy công bằng với con trong gia đình

Giai đoạn này, trẻ rất nhạy cảm với những lời phê bình, trách móc hay việc bị đem ra so sánh với những đứa trẻ khác sẽ càng khiến chúng tự ti và không còn muốn cố gắng. Vì lúc này trong cảm nhận của trẻ là ba mẹ không yêu thương và không công nhận những nỗ lực của mình. Từ đó, dễ hình thành tâm lý tiêu cực và trẻ sẽ nhanh chóng chán nản hơn.

Vậy tại sao các bậc phụ huynh không dạy con theo cách sử dụng lời khen với những thành quả mà trẻ tạo ra, hay khi con thất bại hãy động viên với những câu khích lệ như “Con đã làm hết sức, ba mẹ tự hào về con”, “Con làm tốt lắm!”, “Đừng buồn, kết quả không tốt lần này sẽ cho con thêm nhiều kinh nghiệm”,… giúp trẻ được tiếp thêm động lực và tự tin hoàn thành tốt những mục tiêu của mình.

Ngoài ra, một vấn đề rất hay gặp phải trong các gia đình hiện nay là cha mẹ đối xử thiếu công bằng giữa các đứa trẻ. Chẳng hạn như, hai con tranh giành nhau một thứ gì đó thì phần lớn đứa nhỏ hơn sẽ được nuông chiều và yêu cầu anh chị lớn phải nhường cho em.

Tình trạng xảy ra rất nhiều nhưng ít khi cha mẹ quan tâm vì nghĩ chỉ là chuyện nhỏ, nhưng vô tình làm tổn thương con khiến chúng cảm thấy không được tôn trọng.

Nên việc tạo ra sự bình đẳng là cách dạy con ngoan nghe lời hiệu quả nhất, bạn hãy thử nói với con “Ba/mẹ nghĩ…” để bày tỏ ý kiến hay giải thích, đánh giá của mình về trẻ. Tự nhiên, bé sẽ thoải mái và vui vẻ tiếp thu những thông tin chỉ bảo của người lớn nhưng không cần dùng đến đòn roi.

\>>> Có thể bạn quan tâm: Cho trẻ ăn gì để phát triển chiều cao? – Bỏ túi ngay 10 loại thực phẩm giúp trẻ cao lớn hơn mỗi ngày

Hệ thống Mầm non DCA – Áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ được phát triển một cách toàn diện nhất từ thể chất đến tư duy, nhận thức và không quên trang bị đầy đủ các kỹ năng sống cần thiết để hòa nhập tốt hơn.

Đây cũng là hệ thống mầm non tiên phong ứng dụng phương pháp giáo dục Đa Trí Tuệ do Howard Gardner, một Nhà tâm lý học nổi tiếng người Ý phát triển. Với mục tiêu đem đến môi trường hoàn hảo cho trẻ phát huy tối đa thế mạnh tiềm ẩn và khuyến khích tự do khám phá thế giới hơn là áp đặt vào khuôn mẫu do người lớn tạo ra.

Tại DCA, trẻ em được giảng dạy theo phương pháp “gieo trồng hạt giống” độc đáo, bắt đầu từng bước thật cẩn trọng để trẻ tích lũy thêm nhiều kiến thức và dần hoàn thiện hơn mỗi ngày. Đặc biệt, ba mẹ có thể yên tâm gửi gắm con vì DCA đảm bảo luôn cung cấp môi trường học tập lành mạnh và tiện nghi nhất, cũng như đa dạng các trang thiết bị, cơ sở hiện đại.

Trên đây là tổng hợp một số cách dạy con ngoan được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước có nền giáo dục phát triển vượt bậc trên thế giới, hy vọng những phương pháp

Làm thế nào để dạy trẻ nhà trẻ biết yêu thương nghe lời người lớn?

Dạy trẻ cư xử đúng mực và tôn trọng người lớn..

Dạy trẻ cách giao tiếp với người lớn tuổi hơn..

Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi..

Dạy trẻ yêu thương kính trọng người lớn – Biết cách lắng nghe..

Luôn giúp đỡ mọi người..

Dạy trẻ cách làm chủ cảm xúc khi giao tiếp với người lớn..

Không nên trách mắng và sử dụng đòn roi..

Dạy con như thế nào là đúng cách?

9 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách, ngoan ngoãn, tự lập ngay từ nhỏ.

Hãy trở thành tấm gương tốt cho con. ... .

Trò chuyện và tương tác thường xuyên với trẻ ... .

Ba mẹ nên biết cách tôn trọng tự do của trẻ ... .

Ba mẹ nên tôn trọng ý kiến của con. ... .

Ba mẹ hãy tán dương tính tự giác của con. ... .

Khuyến khích trẻ tự kiểm soát hành vi của mình..

Làm thế nào để trẻ vâng lời?

Vậy, cần dạy con như thế nào để trẻ nghe lời, hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây..

Kiên nhẫn lắng nghe và không tranh luận. ... .

Cách dạy con nghe lời khi đưa ra những quy tắc. ... .

Thực hiện những điều đã nói. ... .

Cách xử trí khi con phạm lỗi. ... .

Tránh nói những lời tiêu cực. ... .

Khen ngợi con làm điều tốt. ... .

Kết nối với con mỗi ngày..

Khi nào trẻ biết nghe lời?

Thời điểm mà bạn nghe được những lời đầu tiên của bé phụ thuộc vào kỹ năng riêng của mỗi trẻ. Khi được 3 tháng tuổi, em bé sẽ lắng nghe giọng nói và quan sát khuôn mặt của bạn khi bạn nói chuyện. Trẻ cũng quay đầu về phía những giọng nói, âm thanh và tiếng nhạc có thể nghe thấy xung quanh nhà.nullCác mốc tập nói của trẻ sơ sinh - Vinmecwww.vinmec.com › tin-tuc › nhi › cac-moc-tap-noi-cua-tre-so-sinhnull

Bé 4 tuổi bướng bỉnh phải làm sao?

Cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh – Sakura Montessori.

Đừng quát mắng hãy giải thích cho trẻ.

Dành cho trẻ lời khen và động viên kịp thời..

Dứt khoát nói không khi cần thiết..

Trò chuyện, lắng nghe, thấu hiểu là cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh hiệu quả.

Cùng trẻ xây dựng quy tắc thưởng, phạt rõ ràng..

Hãy để bé được lựa chọn..

Chủ đề