Làm sao để mỗi học sinh gây dựng được cho bản thân sức khỏe tâm thần?

Ngày nay khi xã hội càng phát triển, đời sống vật chất ngày càng được cải thiện và nâng cao, đi cùng với đó cũng là sự gia tăng không chỉ những bệnh lý về tim mạch, xương khớp… mà những bệnh lý về tâm thần cũng ngày được phát hiện nhiều hơn. Đặc biệt hiện nay những tác động của đại dịch COVID- 19 đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của hàng triệu người trên Thế giới. Bắt nguồn từ sự lo âu, sợ hãi, nỗi cô đơn, sự cô lập về xã hội, tình trạng stress căng thẳng của người bệnh tâm thần nặng lên khi dịch chưa được kiểm soát và cả thế giới vẫn còn đang tìm kiếm giải pháp ngăn ngừa bệnh dịch...

Những bệnh lý rối loạn về tâm thần rất đa dạng như: Rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, stress, tâm thần phân liệt… Đặc biệt các bệnh lý này có thể đơn độc hoặc có thể kết hợp nhiều bệnh lý khác với những triệu chứng kín đáo làm ảnh hưởng tới việc phát hiện và hiệu quả điều trị cho người bệnh. Gánh nặng mà các bệnh lý rối loạn tâm thần gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội, có thể kể đến như:

- Gánh nặng về mặt kinh tế: ảnh hưởng tới công việc, hiệu quả và hiệu suất làm việc.
- Gánh nặng về bệnh tật, chất lượng cuộc sống của từng cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội.
- Thậm chí ảnh hưởng nhiều hơn nữa đó là tính mạng người bệnh nếu những bệnh nhân trầm cảm có ý nghĩ tự sát không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Làm sao để mỗi học sinh gây dựng được cho bản thân sức khỏe tâm thần?

Do vậy, ngày nay để có thể chăm sóc toàn diện tới sức khỏe của mỗi người ngoài việc chăm lo tới sức khỏe về thể chất thì việc bảo vệ sức khỏe tâm thần cũng vô cùng quan trọng. Nhân Ngày Sức khỏe Tâm thần thần thế giới 10/10 năm 2020 với chủ đề “Sức khỏe tâm thần cho mọi người, đầu tư nhiều hơn chúng ta sẽ tiếp cận được nhiều hơn”, chúng ta hãy cùng truyền đi thông điệp: sẵn sàng chăm sóc sức khỏe tâm thần cho tất cả mọi người để bất kỳ ai, ở nơi đâu cũng có một sức khỏe tâm thần tốt. Trước hết, mỗi cá nhân cần duy trì một chế độ làm việc, học tập, ăn uống, nghỉ ngơi, và luyện tập hợp lý để phòng ngừa các rối loạn tâm thần:

- Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Ăn đa dạng các loại thực phẩm, đảm bảo thực phẩm sạch, tránh nhiễm khuẩn, chất bảo quản…Hạn chế bia rượu, thuốc lá, chất kích thích và đồ cay nóng, nước ngọt, nước có gaz…
- Vận động thường xuyên: Chọn hình thức luyện tập phù hợp với sở thích, tuổi tác, nghề nghiệp và điều kiện sức khỏe và duy trì tập luyện khoảng 30 phút mỗi ngày.


Làm sao để mỗi học sinh gây dựng được cho bản thân sức khỏe tâm thần?

- Kiểm soát tốt thời gian của bản thân bằng cách lên lịch làm việc, sinh hoạt và duy trì lịch trình đó.
- Suy nghĩ tích cực; chấp nhận bản thân mình, không quá cầu toàn; dành thời gian cho bản thân để thực hiện các sở thích, nghỉ ngơi, giải trí
- Xây dựng và cải thiện mối quan hệ thân thiện xung quanh.
- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ bằng cách ngủ đủ 7-8 tiếng trong một đêm và có giấc ngủ sâu.


Những con số đáng chú ý trong khảo sát của WHO ở 130 quốc gia cho thấy sự nghiêm trọng của việc chưa quan tâm đúng mức đến chăm sóc sức khỏe tâm thần, và điều này cần phải thực hiện ngay, không thể trì hoãn.

Trong khuôn khổ nội dung Hội thảo Thắp lửa cùng tiến lên 2022 của Mạng lưới các nhà quản lý giáo dục không biên giới, được tổ chức ngày 27/3 và ngày 28/3/2022, chủ đề "Sức khỏe tâm thần học đường" là một trong những chủ đề quan trọng và nhận được sự quan tâm đặc biệt.

Theo các chuyên gia, đại dịch COVID-19 không phải là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần trong trường học, nhưng khi đại dịch tràn qua trường học, "sức khỏe" của một trường học được phơi bày với những vấn đề cần giải quyết ngay, không thể trì hoãn.

Sức khỏe tâm thần - Những sai lầm trong nhận thức

"Sức khỏe tâm thần học đường" là một thuật ngữ được đề cập nhiều những năm gần đây, đặc biệt trong bối cảnh các vấn nạn tâm lý học đường nghiêm trọng và đại dịch COVID. Tuy vậy, cũng có những tiếp cận và cách hiểu chưa đúng về thuật ngữ này, khiến cho việc chẩn đoán và điều trị những vấn đề của sức khỏe tâm thần gặp khó khăn.

Từ "tâm thần" trong giao tiếp thường ngày được dùng để chỉ một chứng rối loạn tâm lý hay một loại bệnh. Trong trường học, khi nói đến "sức khỏe tâm thần", không ít người nghĩ đến những trường hợp học sinh có vấn đề rối loạn tâm lý, tự kỷ, tăng động... mà không nhận ra rằng đó là vấn đề ở cả trẻ em và người trưởng thành. Không chỉ học sinh, mà cả giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều cần quan tâm và chăm sóc "sức khỏe tâm thần". Nhận thức sai lầm sẽ khiến cho quá trình chẩn đoán và chăm sóc không đúng, làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khỏe tâm thần học đường.

Chỉ học sinh mới phải đối mặt với vấn đề về sức khỏe tâm thần?

Câu trả lời là Không. Chỉ trong 3 năm học bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tất cả các trường học đều bị ảnh hưởng: trường học đóng cửa, dạy học online, cắt giảm nhân sự, giảm thu nhập, bị COVID, chuyển đổi quản lý từ trực tiếp sang trực tiếp… đã tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần của học sinh, giáo viên và ngay cả các nhà quản lý trong trường.

PGS. TS Trần Thành Nam, Trưởng khoa - Khoa Các khoa học giáo dục thuộc Đại học giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội đã đưa đến hội thảo các dấu hiệu nhận diện của tình trạng tổn thương sức khỏe tâm thần đối với học sinh và giáo viên, nhìn từ triệu chứng và hành vi có thể quan sát được. Đôi khi chúng ta không chấp nhận hoặc phán xét các hành vi bất thường, trạng thái cô đơn, những đau khổ vật vã hoặc cố tình vi phạm các quy tắc, chuẩn mực xã hội… nhưng không hề biết rằng, đó chính là các biểu hiện của sự tổn thương sức khỏe tâm thần.

Dường như, khi nhắc đến sức khỏe tâm thần, người lớn chỉ nghĩa đến học sinh là đối tượng cần quan tâm, mà quên đi rằng giáo viên và ngay cả chính Hiệu trưởng cũng là con người, họ cũng phải đối mặt với các vấn đề tương tự về sức khỏe tâm thần. Giáo viên, gồm cả các giáo viên giữ vai trò quản lý trong trường học đều phải trải qua những cảm xúc không tích cực trong công việc, như áp lực thành tích trong nhiệm vụ, không cân bằng được thời gian dành cho công việc và gia đình, không hài lòng với môi trường làm việc hoặc ức chế với các thủ tục phiền hà, thời hạn công việc quá gấp, khối lượng công việc quá tải… khiến cho họ căng thẳng, lo âu, sợ hãi, trầm cảm…

"Chúng ta có thể không ngờ tới, phương thức giáo dục, nội dung giáo dục cũng có thể là một nguyên nhân dẫn tới sự phát triển lệch lạc về tâm lý, vô tình gây ra những áp lực không cần thiết! Cũng có khi thói quen quá tập trung, coi trọng kiến thức, vào thành tích, khiến cho chúng ta quên mất mục tiêu thể chất, tinh thần, và không còn thời gian cho xây dựng các thói quen tốt, cho sự thấu hiểu tâm lý con người" - PGS. Nam chia sẻ.

Làm sao để mỗi học sinh gây dựng được cho bản thân sức khỏe tâm thần?

Xây dựng trường học hạnh phúc cần hiểu đúng về sức khỏe tâm thần... Ảnh minh họa.

Làm thế nào để có thể nhận diện, chẩn đoán và chăm sóc sức khỏe tâm thần trong nhà trường?

Tại hội thảo, các chuyên gia đã giới thiệu một số mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần trong trường học ở các nền giáo dục tiên tiến.

  • Mô hình kiến tạo ngôi trường an toàn về tâm lý để đảm bảo học sinh trong trường cảm thấy an toàn, không bị tổn thương về cảm xúc và tâm lý.
  • Mô hình y tế công cộng chú trọng đến chu trình với 4 khâu: Giám sát, Xác định các yếu tố nguy cơ và bảo vệ, Xây dựng và đánh giá can thiệp; Thực hiện.
  • Mô hình tích hợp được kết hợp đánh giá, phân loại và xử trí dựa trên 3 tầng: xây dựng nền tảng sức khỏe tâm thần cho tất cả các đối tượng; can thiệp sớm không chuyên sâu với một số trường hợp có nguy cơ; điều trị chuyên sâu, chữa lành với số ít trường hợp có vấn đề sức khỏe tâm thần.
  • Tiến sĩ Lê Thị Quỳnh Nga từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giới thiệu mô hình và cách thức xây dựng trường học hạnh phúc ở một số trường tại Hoa Kỳ.

Hiểu đúng về sức khỏe tâm thần không chỉ giúp các đại biểu nhận diện được hành vi, phân tích được nguyên nhân dẫn đến các hành vi tổn thương, mà còn là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý đưa ra các giải pháp phù hợp ở trường học của mình.

Câu chuyện của thầy Đào Chí Mạnh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hội Hợp B, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc thực sự truyền lửa cho các đại biểu. Xuất phát từ trăn trở, làm sao để học sinh cảm thấy vui vẻ khi đến trường, làm sao để giáo viên hạnh phúc trong công việc… thầy Mạnh đã từng bước tìm kiếm, thử nghiệm và điều chỉnh các giải pháp tại những ngôi trường mình làm hiệu trưởng. Trải qua những bước đầu gian nan, khó khăn, thầy Mạnh đã đưa nhà trường mình quản lý, điều hành trở thành ngôi trường "đáng học" top 3 của tỉnh Vĩnh Phúc. Trải nghiệm thực tế đã giúp thầy Mạnh rút ra đặc điểm của một ngôi trường hạnh phúc là nơi ở đó, mọi người được "An toàn – Tôn trọng – Yêu thương – và Có giá trị".

Trường học hạnh phúc không chỉ là khẩu hiệu to tát, mà đến từ các hành động cụ thể, thường nhật. Nhưng để xây dựng trường học hạnh phúc, cần hiểu đúng về sức khỏe tâm thần và cách chăm sóc sức khỏe tâm thần, cần sự đồng lòng của các lực lượng trong và ngoài ngành giáo dục mà đi đầu là các nhà quản lý giáo dục.