Làm hồ sơ sinh từ tuần bao nhiêu năm 2024

Chắc chắn nhiều mẹ đang ở những giai đoạn cuối của thai kỳ đang băn khoăn, lo lắng về việc làm hồ sơ sinh như thế nào ? sinh ở đâu tốt hơn? tuần bao nhiêu thì có thể đi làm hồ sơ sinh. Dưới đây là chia sẽ của mẹ bé Sún đã từng làm hồ sơ sinh ở Phụ sản Hà Nội các mẹ có thể tham khảo thêm kinh nghiệm nhé.

\>>> Xem thêm: Danh sách đồ sơ sinh cho bé siêu tiết kiệm

” Chào các mẹ, bé Sún nhà mình giờ cũng được tròn 10 tháng rồi. Nên hôm nay mình cũng có một vài chia sẻ với các mẹ về kinh nghiệm đi khám và làm hồ sơ sinh đăng ký sinh ở bệnh viện phụ sản Hà Nội. Bé Sún là bé đầu tiên của mình, lần đầu làm mẹ nên mình cũng khá bỡ ngỡ với việc sinh đẻ. Mình ở Xuân Phương nên ban đầu mình tính sinh ở bệnh viện 198 hoặc Y học cổ truyền vì gần nhà mình hơn, mà ở đấy cũng vắng vẻ nữa. Nhưng mình cũng khá lo vì nhỡ sinh non thì ở đó không có lồng kính hoặc chẳng may có vấn đề gì thì lại không yên tâm. Nên cuối cùng mình đã quyết định sinh ở Phụ sản Hà Nội.

Làm hồ sơ sinh từ tuần bao nhiêu năm 2024

Mình mới sinh vào tháng 6/ 2016 thôi nên chắc bây giờ thủ tục các thứ cũng không thay đổi nhiều đâu. Đi làm hồ sơ sinh ở phụ sản Hà Nội thì tốt nhất các mẹ chờ đến tuần 36, 37 trở đi rồi hãy đi làm nhé. Mình thì bé nhà mình được 36w5d mình mới đi làm hồ sơ sinh. Trước khi đi làm hồ sơ thì mình đã ngâm cứu rất cứu, tìm hiểu cả tháng trời. Vậy mà khi đến nơi vẫn lớ ngớ chứ, do mình không có người quen nên là phải tự thân vận động làm từ A- Z. Ở đây sẽ có 3 khu các mẹ nhé khu B là khu khám thường, còn khu A, D là khu khám dịch vụ. Nhà mình thì đi khám ở khu A ngay ở cửa cổng chính đi vào. Hôm đấy 2 vợ chồng mình cũng dậy sớm lắm, chuẩn bị đồ đạc giấy tờ các thứ để đi vào viện. (À lưu ý với các bạn nhé một vấn đề mà các bạn rất hay quan tâm đó là về BHYT. nếu các mẹ xin được giấy chuyển viện thì tốt nhất xin luôn và nộp lúc làm hồ sơ sinh nhé. Còn nếu không có giấy chuyển viện chỉ được hưởng 40% thôi ạ, trừ trường hợp cấp cứu thì được hưởng 180- 100% gì đó mình cũng khg nhớ. Mình thì BHYT ở tỉnh cơ nhưng mình không xin giấy chuyển viện nên chỉ được hưởng 40%. )

\>>> Xem thêm: Những đồ dùng cần mang khi đi sinh ở viện phụ sản Hà Nội

Mình tới viện lúc 7h30 tưởng sớm ai dè tới đó đã khá đông các chị, các mẹ đi khám thai. Mình lớ ngớ thế nào lại quên mất không hỏi khu B mà lại vào khu A1. Đầu tiên các bạn sẽ mua sổ khám 5k ở quầy lễ tân, sau đó nộp sổ vào quầy thu tiền chờ lấy số khám. Khi đóng tiền sẽ mất 200k tiền khám và họ sẽ chỉ mình sang phòng khám. Bạn sẽ có một số khám và ngồi chờ khám ở bên ngoài, trên cửa phòng sẽ có một màm hình hiển thị số khám, đến số của bạn thì bạn sẽ vào khám. Khi vào khám bạn bảo luôn với bác sĩ là làm hồ sơ sinh nhé, bác sĩ sẽ khám sơ qua và đánh chỉ định cho bạn đi siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chạy monirotr… Bạn cầm phiếu chỉ định quay lại quầy đóng tiền vừa nãy để đóng tiền của mình hết gần 800k hay gì đó ạ.

Khi đóng tiền xong bạn nên đi làm xét nghiệm máu và nước tiểu trước tiên vì cái này mất thời gian chờ kết quả. Mình nhớ không nhầm là phòng 17A thì phải, bạn vào phòng chờ đến lượt lấy mẫu xét nghiệm (quên các mẹ nhớ khi đi không ăn sáng nhé, cũng không nên đi tiểu trước ạ. Hôm đó mình quên mất lúc lấy mẫu nước tiểu phải uống bao nhiêu là nước lấy mấy lần liền, vì đi trước hết rùi chẳng còn giọt nào. :))))). Lấy xong các mẹ sẽ được ghi giờ hẹn quay lại lấy kết quả. Tiếp các mẹ quay về phòng để siêu âm. Chờ khá lâu ạ ở đây siêu âm 2D thôi mọi người nhé. Siêu âm nhanh lắm ạ chắc nổi 2 phút, quẹt qua quẹt lại vài cái là xong chờ in kết quả thôi.

Siêu âm xong sẽ có một cô y tá cho bạn đi chạy monitor. Làm cái này mới mệt các mẹ ạ. Chạy máy gần 20 phút liền, nằm im một chỗ chứ, mỏi dã giời mà còn đau lưng nữa. Trộm vía tim thai vẫn bình thường và không có con gò gì cả. Do khá đông nên chạy mình chạy máy xong lúc này cũng gần 10 giờ rồi. Quay lại phòng 17A lấy kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu, có một hộp nhỏ ở bên ngoài cửa để bạn tìm kết quả của mình. Khi lấy xong bạn cầm tất cả các giấy tờ kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, chạy máy quay lại phòng khám và đưa cho bác sĩ khám. Do các kết quả của mình đều bình thường nên bác sĩ chỉ kê cho thuốc bổ về uống và hẹn 2 tuần sau khám lại. Sau đó sẽ có một cô y tá mang tất cả giấy tờ, kết quả của mình quay lại phòng nộp tiền ở đấy có một cô y chuyên làm công tác vào sổ. Cô ấy giữ tất cả các hồ sơ của mình à có trả lại phiếu siêu âm thôi. Và hỏi thông tin cá nhân để vào sổ làm hồ sơ sinh. Sau khi làm hồ sơ song thì các mẹ sẽ có một số hồ sơ. Cô đó ghi luôn vào sổ khám của mình cho dễ nhớ.

Vậy là xong rồi ạ nhìn đồng hồ đã gần 12h. Làm xong tất cả 2 vợ chồng thở vào đi về ạ. Lúc này 2 vợ chồng cũng đã mệt nhoài cả người, vì trời nắng nóng với cứ phải chạy đi chạy lại. Hôm đấy mình mất tổng hình như là 1 triệu thì phải, nhưng đây là do mình làm ở khu dịch vụ A mới hết nhiều vậy, vì lúc đi không biết vào khu B. Nên mẹ nào chuẩn bị đi làm hồ sơ sinh hoặc đi khám thai các thứ cứ đi vào khu B nhé, các chi phí rất rẻ làm hồ sơ sinh chắc chỉ hết tầm 5 – 6 trăm thôi.

Trên đây là kinh nghiệm đi làm hồ sơ sinh của mình. Hì. Mình viết chi tiết nên hơi lủng củng và lộn xộn một chút ạ. Các mẹ đọc chỗ nào không hiểu cứ hỏi mình nhé. Nếu mẹ nào muốn chia sẻ về việc sắm đồ sơ sinh cho bé và đi sinh ở phụ sản và cần phải mang những gì thì đợi 1, 2 hôm nữa mình rảnh sẽ viết một vài chia sẻ tiếp với các mẹ nhé.

Sinh con thứ 2 ở tuần bao nhiêu?

Theo một thống kê cho thấy tổng số ngày mang thai lần đầu trung bình của thai phụ là 41 tuần 3 ngày, sinh con lần hai là 40 tuần và 3 ngày.

Mang thai từ tháng thứ 7 là bao nhiêu tuần?

Thai 7 tháng tuổi đánh dấu sự bắt đầu của tam cá nguyệt thứ ba. Nhiều mẹ bầu thắc mắc thai 7 tháng là bao nhiêu tuần, câu trả lời thực ra rất đơn giản, thai 7 tháng bắt đầu từ tuần thứ 25 đến tuần 28 của thai kỳ.

Thai phụ sinh con thứ 3 thường chuyển dạ vào tuần thứ mấy?

Chính vì vậy, nếu mẹ bầu đảm bảo sức khỏe tốt cho mẹ và bé thì vẫn đủ 9 tháng 10 ngày hay từ tuần thứ 36 đến tuần 40 sẽ dự sinh.

Thai nhi 32 tuần tuổi là bao nhiêu tháng?

Ở tuần thứ 32 (tháng thứ 8) của thai kỳ, thai nhi đang trong quá trình phát triển toàn diện. Trong giai đoạn này, trẻ đã có sự phát triển về thị giác; hình thành các cơ quan mới như móng tay, móng chân, tóc; và tăng nhanh về trọng lượng cơ thể.