Làm cách nào để người già dễ ngủ

Người cao tuổi thường mắc phải chứng bệnh khó ngủ, điều đó làm ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật. Chính vì vậy cần phải điều trị đúng cách để ông bà, cha mẹ chúng ta luôn khỏe mạnh và sống vui vẻ.

Làm cách nào để người già dễ ngủ

Bí quyết giúp người cao tuổi ngủ ngon

> Có nên sử dụng tỏi đen để khỏe mạnh mỗi ngày ?

1. Chế độ ăn uống phải khoa học

Để có một giấc ngủ ngon, nhất là dành cho người cao tuổi, chúng ta cần phải chú ý đến việc ăn uống. Ăn đủ chất, ăn đúng giờ giấc là điều rất cần thiết với người cao tuổi. Đó là một bữa ăn phải đầy đủ chất đạm, béo, tinh bột và vitamin, khoáng chất. Nghĩa là một bữa ăn phải có thịt, cá, rau củ quả hợp lý. Ngày ăn ít nhất 3 bữa, và ăn uống phải đúng giờ. Đừng quên bữa sáng, với chúng ta bữa sáng quan trọng nhất và đương nhiên những người cao tuổi cũng vậy.

Làm cách nào để người già dễ ngủ

Đừng vì những ngày vội vàng, bận rộn với công việc mà vội mua những thức ăn bán sẵn ngoài tiệm vì đa số đều không đủ chất, không an toàn vệ sinh thực phẩm. Người cao tuổi nên ăn những thức ăn dễ tiêu và có nhiều vitamin B1, thức ăn giàu chất khoáng như rau muống, mồng tơi; cam, quýt, đu đủ chín; đậu phụ, sữa đậu nành,… Chính cách ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ người cao tuổi. Đặc biệt không nên uống rượu, bia và các chất kích thích gây tổn hại gan và gây mất ngủ như cà phê, các loại nước có ga như pép si, coca-cola,… Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.

2. Luyện tập thể thao để luôn khỏe mạnh

Không phải trẻ mới tập luyện thể dục thể thao, điều này rất cần thiết với người cao tuổi. Việc mỗi buổi sáng dậy sớm đi bộ công viên hoặc những nơi có không khí trong lành, thoáng mát khoảng 30 phút sẽ giúp cho xương chắc khỏe hơn và đặc biệt dễ đi sâu vào giấc ngủ hơn.  Hoặc có thể đăng ký vào những lớp dưỡng sinh, lớp thể dục cho người cao tuổi… Tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe mạnh bao giờ cũng là yếu tố hàng đầu giúp người cao tuổi ngủ ngon và ngủ sâu.

Làm cách nào để người già dễ ngủ

Thường xuyên luyện tập thể thao

3. Không gian ngủ rất quan trọng

Không gian ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của người cao tuổi. Hãy tạo một không gian yên tĩnh, cách li tiếng ồn xung quanh như ti vi, gần chỗ hay ra vào, nhà bếp, cửa chính và đặc biệt phòng phải thoáng mát, có ánh sáng…Chính những điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của người già. Hãy lựa chọn nệm, chiếu…hợp lý để người già ngủ ngon hơn. Ngoài ra bạn cần lưu ý, phòng ngủ không để đồ đạc lộn xộn, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp và kín gió về mùa đông để người lớn tuổi thấy thoải mái hơn.

Làm cách nào để người già dễ ngủ

Không gian ngủ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn

4. Giữ tinh thần thoải mái

Trước khi đi ngủ hãy giúp người lớn tuổi có một tinh thần thoải mái, đừng để họ rơi vào muộn phiền hay một suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, bận tâm nào. Bạn biết đó, ông bà, cha mẹ khi lớn tuổi họ hay suy nghĩ nhiều, vấn đề họ quan tâm nhiều nhất là con cái của mình nên chính con cái là nỗi bận tâm, ảnh hưởng lớn nhất đến họ. Vậy hãy luôn vui vẻ, thoải mái và bắt đầu những câu chuyện vui trước khi cha mẹ, ông bà mình lên giường ngủ.

Làm cách nào để người già dễ ngủ

Tinh thần thỏa mái

5. Tạo thói quen tốt trước khi đi ngủ

Đừng ép mình phải ngủ khi chưa cảm thấy buồn ngủ. Đương nhiên thức quá khuya cũng không tốt. Vậy nên buổi tối hãy xem một chương trình truyền hình mình yêu thích, xem thời sự, phim ảnh hay cải lương, hát chèo, hát bội…sẽ giúp người lớn tuổi đi vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn. Một thói quen không thể bỏ qua, đó là hãy tắm bằng nước ấm hay ngâm chân vào nước muối ấm cùng một vài lát gừng để thấy thư giãn, thoải mái, giúp người cao tuổi ngủ ngon hơn.

Làm cách nào để người già dễ ngủ

Tạo thói quen tốt trước khi ngủ

SỬ DỤNG TỎI ĐEN HẰNG NGÀY

Tỏi đen sau khi lên men từ tỏi trắng trong vòng 60 ngày, các hàm lượng tốt cho giấc ngủ tăng lên nhanh chóng như hàm lượng canxi, kali, phốt pho, natri, magie, kẽm, nhôm, đồng, silic, selen tăng lên đáng kể. Trong khi đó protein và vitamin trong tỏi đen tăng gấp 2 lần so với khi chưa lên men.

Thành phần magie trong tỏi đen là chất xúc tác các phản ứng mạnh mẽ giúp có lợi cho giấc ngủ. Các nguyên tố vi lượng không chỉ có hiệu quả thúc đẩy giấc ngủ, nó còn cải thiện hệ miễn dịch rất tốt.

Sự trao đổi các thành phần Canxi trong dây thần kinh não bộ là không thể thiếu, việc có đầy đủ canxi là điều rất quan trọng trong việc hạn chất những biểu hiện bất bình thường của não bộ, giúp tránh bị kích thích và giữ bình tĩnh hơn.

Do vậy, đây là một trong những cách các nhà khoa học khuyên dung. Việc ăn tỏi đen là điều cần thiết để giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, là thực phẩm thiên nhiên hỗ trợ tuyệt vời cho sức khỏe. Hãy sử dụng tỏi đen để có một giấc ngủ ngongiấc ngủ sâu, tạo năng lực tràn đầy sức sống để có một khởi đầu làm việc suôn sẻ

Hãy áp dụng những cách trên, người cao tuổi sẽ không còn lo lắng về việc mất ngủ hay thức giấc vào nửa đêm nữa. Chúc mọi người sẽ có giấc ngủ thật ngon nhé!

Để mua tỏi đen bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0989.274.727. Chúng tôi luôn sẵn sàng để đón tiếp và tư vấn về tỏi đen cũng như tư vấn sức khoẻ.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN

Tư vấn viên: 0989.274.727

Trụ sở: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng

Email:

Rối loạn giấc ngủ là một triệu chứng thường gặp ở tất cả các nhóm tuổi, nhưng xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, đặc biệt ở người lớn tuổi. Ở nước ta, chưa có một con số thống kê cụ thể, nhưng thực tế cho thấy, có xu hướng gia tăng nhanh ở những người lớn tuổi trong những năm gần đây do nhiều nguyên nhân đan xen, gây ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày.

Mất ngủ thường làm khó duy trì giấc ngủ, đặc biệt thức dậy quá sớm và khó có được giấc ngủ trở lại. Mất ngủ và khó duy trì giấc ngủ phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới. 

Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ

TS. Sunit Mistry, một chuyên gia y học giấc ngủ ở Los Angeles, Mỹ, đề cập đến hai loại mất ngủ. Mất ngủ khởi phát ngủ, đặc trưng với khó khăn đi vào giấc ngủ và mất ngủ duy trì giấc ngủ, mà liên quan đến không có khả năng duy trì giấc ngủ suốt đêm. Mất ngủ mạn tính, được coi là nghiêm trọng hơn nhiều so với mất ngủ thoáng qua hay không liên tục, xuất hiện hằng đêm trong một tháng hoặc hơn và không được điều trị, có thể kéo dài trong nhiều năm. Người bị mất ngủ thường có các dấu hiệu sau: ban đêm người bệnh thường mất 30-45 phút để đi vào giấc ngủ; khó khăn khi duy trì giấc ngủ; thức dậy sớm, không thể quay trở lại giấc ngủ; phiền muộn; ban ngày cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi hay kiệt sức, khó ngủ, có khi thức suốt đêm; phiền muộn; dễ bị tai nạn do thiếu ngủ; cáu gắt hay quên; khó tập trung...

Làm cách nào để người già dễ ngủ

Ngồi thiền trước khi đi ngủ giúp người cao tuổi ngủ ngon giấc.

Mất ngủ có thể nguyên phát, nhưng thường do những nguyên nhân phổ biến nhất như: căng thẳng và lo âu; kém vệ sinh giấc ngủ; lịch trình thường xuyên ngủ; tiêu thụ các chất kích thích; tiêu thụ rượu. Những yếu tố khác cũng có thể gây mất ngủ cho người cao tuổi: lệch pha chu kỳ ngủ sớm; dùng nhiều thuốc; trầm cảm; đau đớn: viêm khớp, loãng xương; thường xuyên đi tiểu đêm; di chuyển và rối loạn giấc ngủ; rối loạn thần kinh.

Những ai thường bị mất ngủ?

Khi chúng ta già đi, chu kỳ giấc ngủ bình thường trở nên ngắn hơn, thời gian của một giấc ngủ sâu ít hơn. Vì nhiều lý do, phụ nữ chuyển qua tuổi trung niên dễ bị rối loạn giấc ngủ. Vì tuổi trung niên thường là thời gian căng thẳng tâm lý: con cái dần rời khỏi nhà, người bạn đời đã mất hoặc ly hôn; vai trò cá nhân có thể thay đổi ở nhà và nơi làm việc. Những vấn đề sức khỏe như đau, trầm cảm hoặc rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ... cũng là những yếu tố dễ làm mất ngủ. Trầm cảm khiến người bệnh tỉnh giấc sớm và không thể trở lại giấc ngủ. Cơn bốc hỏa cũng khiến chị em khó ngủ hoặc mất ngủ. Khó duy trì giấc ngủ thường làm người bệnh lo lắng và một vòng luẩn quẩn phát triển, trong đó lo lắng này tự nó trở thành nguyên nhân chính của chứng mất ngủ.

7 mẹo để có giấc ngủ tốt

Tránh xa các chất kích thích: Tránh các đồ uống chứa caffein (cà phê, nhiều loại trà, sô-cô-la và một số loại nước ngọt) sau 1 hoặc 2 giờ chiều hoặc hoàn toàn không dùng nếu bạn đặc biệt nhạy cảm với caffein. Caffein làm chặn tác dụng của adenosin, một hóa chất của não để thúc đẩy giấc ngủ. Hạn chế uống rượu, không dùng hơn 1 ly/ngày, tốt nhất không uống ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ. Rượu gây trở ngại cho giấc ngủ sâu và có thể cản trở việc thở. Ngưng hút thuốc và tránh khói thuốc lá. Nicotin làm cho khó rơi vào giấc ngủ và khó ngủ yên giấc. 

Ngủ trưa ngắn: Nếu không thể tỉnh táo vào buổi chiều, nên có một giấc ngủ trưa ngắn từ 15-20 phút - thường là đủ dài để cải thiện sự tỉnh táo nhưng không quá dài khiến chúng ta cảm thấy chệnh choạng sau đó. 

Tập thể dục: Bắt đầu bài tập thường xuyên như đi bộ, chạy bộ hoặc bơi lội có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn, có được giấc ngủ sâu hơn và ít thức giấc thường xuyên hơn trong đêm. Nhưng tránh tập thể dục trong vòng một vài giờ trước khi đi ngủ. 

Thiết lập một lịch ngủ: Một lịch ngủ thường xuyên sẽ giúp đồng bộ hóa chu kỳ giấc ngủ/thức. Nên xác định ngủ trong thời gian bao lâu là tốt, đi ngủ mỗi đêm và thức dậy mỗi buổi sáng cùng một mốc giờ. 

Làm cho phòng ngủ thành một nơi riêng tư: Trước khi đi ngủ, nên ngồi thiền và đọc sách. Giữ phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh, giường nệm nằm thoải mái.

Ăn uống hợp lý: Nên kết thúc bữa ăn tối vài giờ trước khi đi ngủ. Nếu cần bữa ăn nhẹ vào buổi tối, có thể ăn một ít đồ ăn dễ tiêu như táo, sữa chua, ngũ cốc và sữa, hoặc bánh mì nướng và mứt.

Không xem đồng hồ: Nhìn những phút không ngủ trôi qua làm chúng ta khó khăn hơn để trở lại giấc ngủ. Hãy xoay mặt đồng hồ để không thể nhìn thấy nó.

Thiết lập một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ: Ngồi thiền, nghe nhạc yên tĩnh để thư giãn trước khi ngủ. Tránh các hoạt động có thể gây căng thẳng như bàn công việc hoặc thảo luận các vấn đề nhạy cảm.

Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ: Để giảm thiểu đi tiểu ban đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn, không uống bất cứ loại nước gì trong 2 hoặc 3 giờ trước khi đi ngủ.

Nếu bị rối loạn giấc ngủ liên tục không điều chỉnh được, đặc biệt thường buồn ngủ vào ban ngày, cần gặp các chuyên gia để được tư vấn. Sau khi loại trừ các nguyên nhân bệnh lý hoặc tâm thần rõ ràng, bác sĩ sẽ hỏi về lối sống, thói quen của người bệnh và sẽ đưa ra lời khuyên, phương pháp tốt nhất để giải quyết mất ngủ.

Mất ngủ là một vấn đề quan trọng ở người lớn tuổi. Giúp người cao tuổi có hiểu biết những thay đổi bình thường trong giấc ngủ và cung cấp các biện pháp can thiệp để cải thiện giấc ngủ là điều cần thiết cho sức khỏe tốt và chất lượng cuộc sống.

(Nguồn: baoquangninh.com.vn)