Laàm gì khi sếp đổ lỗi không nhận sai năm 2024

Khi còn là một nhà quản lý non trẻ, tôi từng có tâm lý thích đổ lỗi cho người khác. Tôi cực kỳ ghét việc nhân viên mắc lỗi vì điều đó tạo cho tôi cảm giác dường như mình đã không hướng dẫn họ thật tốt. Đối với tôi, sai sót không khác gì với việc lãnh đạo kém cỏi. Ấy nhưng thói quen này đã dần thay đổi qua nhiều sự kiện.

Điển hình là lần chúng tôi nhận được một dự án lớn mà các thành viên trong nhóm đều háo hức. Vui hơn nữa là một nhân viên đã chủ động đề xuất các phương án và ý tưởng cho dự án này. Tôi đồng ý ngay mà không nghĩ ngợi quá nhiều bởi đây là bạn đồng nghiệp lâu năm và tôi tin rằng bạn ấy biết mình đang làm gì.

Thế nhưng đời không như là mơ. Khi dự án bắt đầu khởi chạy, kế hoạch của bạn ấy đã khiến cả nhóm chới với. Tôi tự trách bản thân vì đã mạo hiểm và dĩ nhiên rất giận bạn nhân viên kia vì đã đưa ra một kế hoạch không thành công. Việc này khiến chúng tôi có một trận tranh cãi nảy lửa khiến bạn ấy gần như muốn nghỉ việc. Sau đó mọi thứ cũng lắng xuống và phải mất 1 tuần chúng tôi mới nói chuyện riêng với nhau.

Trong khoảng thời gian này, tôi tình cờ đọc được câu chuyện: Một người đánh cá đang chèo thuyền trên khúc sông hẹp. Đột nhiên có một chiếc thuyền khác đang tiến thẳng đến, càng lúc càng nhanh. Dù cố gắng đánh lái và la lên nhưng chiếc thuyền kia cũng đâm vào anh ta. Người đánh cá rất tức giận và bắt đầu lớn tiếng cho đến khi phát hiện đó là một chiếc thuyền rỗng. Giờ thì anh ta còn cảm thấy bực hơn nữa vì không có ai để đổ lỗi.

Câu chuyện khiến tôi nghĩ ngay đến tình huống của mình. Nếu tôi cũng giống như người đánh cá kia, không có ai đổ lỗi thì sao? Có phải là sẽ tìm đường để tiếp tục di chuyển, tự nhảy ra để xử lý vấn đề của mình? Rồi nhiều câu hỏi lại tiếp tục xuất hiện trong đầu tôi Thay vì chê trách, sao tôi không xoắn tay áo vào giúp đỡ? Thay vì dành thời gian để đổ lỗi, sao tôi nhanh chóng tìm cách khắc phục?… Càng nghĩ tôi càng nhận ra rằng mình đã dở tệ thế nào với tư cách là một người quản lý. Tôi đồng ý với quyết định nhưng lại từ chối chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra. Vậy mà còn đổ lỗi cho người khác, đặc biệt đó còn là người đã chủ động và nỗ lực hỗ trợ nữa chứ.

“Việc đổ lỗi cho người khác khi mọi thứ đổ vỡ là điều rất dễ xảy ra, nhưng đó là sự thoái thác hoàn toàn vai trò của người quản lý”.

Nếu cho rằng nhân viên mắc lỗi 1 thì lỗi của tôi chắc phải gấp 10. Việc nóng nảy, đổ hết lỗi cho bạn nhân viên kia khiến tôi thấy mình quá non nớt. Đặt mình vào vị trí của họ, có lẽ tôi cũng rất uất ức. Nếu cứ đà này thì một là nhân viên sẽ rời đi thật chứ không chỉ là dọa hoặc là tôi phải “bỏ ghế” vì chắc gì còn được tôn trọng. Vậy nên sẽ không có ai thắng trong việc đổ lỗi cho người khác, thậm chí càng đổ lỗi thì tôi càng là người thua cuộc.

Không thể chần chờ được nữa, tôi ngay lập tức lên kế hoạch chữa “căn bệnh đổ thừa” của mình. Trong mọi tình huống, tôi luôn tâm niệm 3 điều.

Đầu tiên là khoan phán xét ai đúng ai sai mà luôn đứng vào vị trí của đối phương. Nếu một nhân viên nào đó mắc lỗi, tôi sẽ tìm hiểu xem động cơ sau đó là gì. Chắc chắn họ cũng có cái lý của họ khi làm điều gì đó và tìm hiểu kỹ sẽ giúp tôi hiểu được nguồn cơn sự việc để có thể giải thích nhằm giúp họ hiểu ra. Nếu đùng đùng đổ lỗi, không cho nhân viên cơ hội giãy bày sẽ khiến họ ấm ức và dĩ nhiên sẽ không dám làm nhiệm vụ đó lần nữa thì nhẹ nhàng (nhưng nghiêm túc) trò chuyện sẽ khuyến khích họ cố gắng làm tốt hơn.

Nhiều người sẽ cho rằng: Công việc trục trặc thì chỉ muốn điên lên chứ tinh thần nào mà còn ngồi nói chuyện từ tốn. Đây là tâm lý chung nhưng nghĩ kỹ lại thì làm um lên chẳng giải quyết được vấn đề gì và có nhiều cách khác để giải tỏa bực mình. Cùng tháo gỡ khúc mắc với nhân viên cũng là một lựa chọn. Chỉ một lần bộc phát tiêu cực có thể khiến bạn lùi lại 5 bước.

Thứ hai, thay vì đổ lỗi, hãy cùng nhận lỗi. Nhân viên làm sai tất nhiên ở vai trò quản lý tôi cũng có một phần lỗi (50% chứ không ít đâu). Nhận lỗi không hề khiến bạn trông nhỏ bé mà là ngược lại. Có thể bạn không thể một bước trở thành nhà quản lý xuất sắc nhưng sẽ là ngôi sao sáng lấp lánh trong lòng nhân viên.

Thứ ba là điều quan trọng nhất: Tập trung vào những gì có thể thay đổi. Nếu trước đây khi có sai sót xảy ra tôi sẽ hỏi “Ai gây ra việc này?” nhưng giờ đây sẽ là “Do đâu mà điều này lại xảy ra?”.

Chẳng hạn khi thành viên trong nhóm vô tình xóa một mẫu khảo sát và chúng tôi không có bản sao nào khác. Thay vì đổ lỗi, tôi sẽ tự hỏi “Liệu cách lưu trữ hồ sơ có vấn đề gì không?”. Khi trao đổi cùng nhau, chúng tôi nhận ra rằng nhóm dường như đã bỏ qua việc back up và giải pháp đơn giản là tạo một thư mục để lưu trữ bản sao của tất cả các mẫu, bao gồm cả mẫu khảo sát vừa được làm mới kia. Cách xử lý này vừa giúp ngăn chặn vấn đề xảy ra lần nữa vừa thúc đẩy nhân viên tự tin hơn, thay vì khiến họ sợ hãi và bị đánh giá thấp.

Nói nghe có vẻ dễ dàng nhưng để bỏ thói quen đổ lỗi cho người khác cũng trầy vi tróc vảy chứ không đùa. Nhưng không sao! Nghe được đâu đó rằng “Hú hồn, tưởng bị la dữ lắm chứ. Lần sau sẽ rút kinh nghiệm!” tôi lại cảm thấy vui. Nói như vậy không có nghĩa là dễ dàng để mình mắc lỗi hết lần này đến lần khác đâu nhé, các bạn đồng nghiệp!

Làm thế nào khi bị sếp ghét?

Vậy cần làm gì khi bị sếp ghét?.

Xác định rõ bạn có đang thực sự bị sếp ghét. ... .

Trao đổi trực tiếp với sếp. ... .

Thu thập bằng chứng bị “bắt nạt” ... .

Nói chuyện với nhân sự và các cấp quản lý cao hơn. ... .

Làm tốt công việc của bạn và không để bị ảnh hưởng bởi sếp. ... .

Cân nhắc chuyện thay đổi công việc..

Khi bất đồng quan điểm với sếp thì phải làm sao?

Vậy làm gì khi bất đồng quan điểm với sếp?.

Hiểu kỳ vọng của sếp dành cho bạn..

Chuẩn bị trước nội dung cho mỗi cuộc họp..

Giải thích vấn đề và không để cảm xúc của bạn ảnh hưởng cuộc thảo luận..

Xác định trước cách bạn muốn vấn đề được giải quyết..

Lắng nghe quan điểm của sếp và cân nhắc về các giải pháp đôi bên cùng có lợi..

Khi bị sếp mắng nên làm gì?

5 gợi ý hay giúp bạn ứng xử khi sếp trách mắng.

Bạn nên giữ nhịp thở đều đặn liên tục trong suốt thời gian bị sếp phê bình. ... .

Hãy xem xét, suy nghĩ những điều mà sếp phê bình bạn. ... .

Hãy đưa ra những phương án khác nhau để giải tỏa căng thẳng. ... .

Không mang theo trong mình nỗi ác cảm, ganh ghét..

Như thế nào là một người sếp tôi?

"Sếp tồi" là một người sếp không có năng lực lãnh đạo, không có thực lực và tệ hơn là cũng chẳng có chuyên môn. "Sếp tồi" có những hành động ngu ngốc một cách khó hiểu với những pha xử lý khá "cồng kềnh" gây bức xúc cho cấp dưới của mình mà chẳng mang lại kết quả tốt nào.