Lạ gì bỉ sắc tư phong trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

  1. 1. Nguồn gốc của câu "Lạ gì bỉ sắc tư phong".

    Lạ gì bỉ sắc tư phong trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

    "Lạ gì bỉ sắc tư phong" - một câu thơ trong tác phẩm Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du. Cụ thể:

    "Lạ gì bỉ sắc tư phong

    Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen"

    Ai từng tìm hiểu qua tác phẩm Truyện Kiều thì gần như đều biết đến câu này vì đây là một trong những câu đầu tác phẩm. Nhưng bạn có chắc đã hiểu hết ý nghĩa của câu "Lạ gì bỉ sắc tư phong" hay chưa? Nếu chưa hãy tìm hiểu ngay để có thể hiểu được ý nghĩa mà Đại thi hào muốn truyền đạt trong câu thơ này nhé!

    2. Ý nghĩa của câu "Lạ gì bỉ sắc tư phong".

    "Bỉ sắc tư phong" có nghĩa là muốn nói đến chuyện người đàn bà đẹp và phong thái khiến cho trời xanh cũng phải ghen ghét nên thường an bài cho số phận khổ đau. Cũng tương tự như câu "Hồng nhan bạc phận" vậy.

    Cụ thể đối với tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du muốn ám chỉ đến Thúy Kiều. Thúy Kiều có nhan sắc, dáng vóc xinh đẹp hơn người, lại còn tài giỏi, biết "cầm, kỳ, thi, họa", tuy vậy số phận của Thúy Kiều lại lận đận, đen đủi, cuộc đời lẫn tình duyên đều trắc trở, truân chuyên.

    Lạ gì bỉ sắc tư phong trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

    3. Ý nghĩa của một số câu từ trong Truyện Kiều.

    - "Cảo thơm" : Sách hay.

    - "Phong tình" : Chỉ những chuyện ái tình trai gái.

    - "Sử xanh" : Thời xưa, khi chưa có giấy, người ta chép sử bằng cách khắc chữ vào những thanh trúc, cật trúc màu xanh, nên gọi là thanh sử.

    - "Gia-tĩnh" : Niên hiệu vua Thế Tông, nhà Minh (1522-1566).

    - "Hai kinh" : Tức Bắc Kinh và Nam Kinh (Trung Quốc).

    - "Tố Nga" : Chỉ người con gái đẹp.

    - "Nét ngài" : Nét lông mày.

    - "Hoa cười, ngọc thốt" : Cười tươi như hoa, nói đẹp như ngọc.

    - "Thu thuỷ" : Nước mùa thu.

    - "Xuân sơn" : Núi mùa xuân.

    - "Hồ cầm" : Một loại đàn tỳ bà.

    - "Não nhân" : Làm cho người ta nghe mà não lòng.

    - "Cặp kê" : Đến tuổi cài trâm (Kê nghĩa là cài trâm). Theo lễ cổ Trung Quốc, con gái 15 tuổi đến thì hứa gả chồng cho nên bắt đầu búi tóc cài trâm.

    - "Tường đông" : Bức tường ở phía đông. Thời xưa con gái thường ở nhà phía đông. Đây dùng chữ "tường đông" để chỉ chỗ có con gái đẹp ở.

    - "Con én đưa thoi" : Chim én bay đi bay lại như chiếc thoi đưa.

    - "Thanh minh" : Là tiết đầu của mùa xuân nhằm vào đầu tháng ba.

    - "Tảo mộ" : Quét mồ. Theo tục cổ, đến tiết Thanh minh con cháu đi viếng và sửa sang lại phần mộ của cha mẹ tổ tiên.

    - "Đạp thanh" : Dẫm lên cỏ xanh, chỉ việc trai gái đi chơi xuân, dẫm lên cỏ xanh ngoài đồng, do đó mà gọi hội Thanh minh là hội Đạp thanh.

    - "Yến anh" : Chim yến (én), chim anh (có khi đọc là oanh), hai loài chim về mùa xuân, thường hay ríu rít từng đàn. Đây ví với cảnh những đoàn người rộng ràng đi chơi xuân.

    - "Áo quần như nêm" : Ý nói người đông đúc, chen chúc.

    - "Ngổn ngang gò đống kéo lên" : Những đoàn người ngổn ngang kéo nhau lên nơi gò đống.

    - "Vàng – vó" : Một loại vàng giấy, dùng trong việc đưa ma hoặc lễ hội.

    - "Tiểu khê" : Ngòi nước nhỏ.

    - "Nếp tử, xe châu" : Quan tài bằng gỗ tử và xe đưa đám tang có rèm hạt châu. Ý nói người khách mua quan tài và thuê xe tang chông cất Đạm Tiên một cách chu đáo.

    - "Tiếc lục tham hồng" : Ý nói luyến tiếc, ham sắc đẹp của giai nhân.

    - "Áy" : Vàng úa.

    - "Âm khí" : Cái khí cõi âm, cõi chết, ở đây chỉ không khí bãi tha ma.

    - "Tinh thành" : Lòng thành thuần khiết, lòng chí thành.

    - "U hiển" : U là tối, chỉ cõi chết. Hiển là sáng rõ, chỉ cõi sống. Ý nói: Chớ nề kẻ sống, người chết, kẻ cõi âm, người cõi dương.

    - "Tay khấu" : Tay cầm cương ngựa. Ý nói, buông lỏng dây cương cho ngựa đi thong thả.

    - "Hài văn" : Thứ giày thêu mà nho sĩ thời xưa thường dùng.

    - "Cây quỳnh, cành giao" : Cây ngọc quỳnh và cây ngọc giao. Ý nói vẻ khôi ngô tuấn tú của Kim Trọng như làm cho cả một vùng cũng hóa thành đẹp.

    - "Trâm anh" : Trâm là cái trâm để cài búi tóc. Anh là cái dải mũ, hai thứ dùng trang sức cho cái mũ của người sĩ tử, quan chức. Nhà trâm anh: Chỉ những nhà thế tộc phong kiến, có người đỗ đạt, làm quan.

    - "Hương lân" : Làng xóm, ý nói: Vẫn nghe tiếng khen đồn đại ở vùng lân cận.

    Chỉnh sửa cuối: 20 Tháng năm 2022

  2. Mình xin phép góp ý một chút ạ:

    Toàn bộ 2 câu "Lạ gì bỉ sắc tư phong - Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" hoặc riêng câu "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" thì đúng là có ý nghĩa như bạn giải thích. Nhưng nếu tách riêng câu "Lạ gì bỉ sắc tư phong" để giải nghĩa thì đang không chính xác. Ban đầu mình cũng tưởng "sắc" là sắc đẹp, "phong" là phong thái, "bỉ" là ganh ghét (kéo nghĩa xa xa với "khinh bỉ" chăng), nhưng thực chất không phải thế.

    "Bỉ" 彼 là kia, đó; "tư" 斯 豐 là đây, này. "Sắc" 嗇 là hà tiện, keo kiệt, mình nghĩ có thể hiểu là ít đến mức kịch sàn ấy; "phong" 豐 là phong phú dồi dào.

    Nghĩa là: Mặt kia mà kém/ít, thì mặt này sẽ hơn/sẽ nhiều.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm nếu quan tâm nha!

    Lạ gì bỉ sắc tư phong trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
    Lạ gì bỉ sắc tư phong trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng năm 2022

  3. Cảm ơn bạn đã quan tâm và góp ý nha!
    Lạ gì bỉ sắc tư phong trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

  • truyện kiều
  • định nghĩa

Lạ gì bỉ sắc tư phong trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

Lạ gì bỉ sắc tư phong trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

Lạ gì bỉ sắc tư phong trời xanh quen thói má hồng đánh ghen