Kĩ thuật xây dựng công trình giao thông là gì

Với tốc độ phát triển kinh tế hơn gần 7% mỗi năm, Việt Nam trở thành một trong những nước có nền kinh tế năng động bậc nhất trong khu vực châu Á. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng đặc biệt là các công trình giao thông – đô thị hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Trước tình hình đó, ngành xây dựng ở Việt Nam ngày càng phát triển hơn nhờ vào sự gia tăng về số lượng những dự án cơ sở hạ tầng về giao thông – đô thị đã được thực hiện trong những năm gần đây. Cùng Đại học Quốc tế Bắc Hà tìm hiểu chi tiết về ngành học này nhé!

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là ngành học chuyên về lĩnh vực thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các công trình giao thông phục vụ đời sống như: cầu, đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường hầm, cảng, sân bay,… cũng như các công trình trong lĩnh vực xây dựng nói chung.

Chương trình đào tạo

1. Kiến thức:

  • Trang bị nền tảng vững chắc và phù hợp về khoa học cơ bản như toán học, hóa học, vật lý, triết học …; kiến thức cơ sở làm nền móng của ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông và các lĩnh vực khác có liên quan.
  • Cung cấp cho sinh viên kiến ​​thức chuyên ngành thiết kế và thi công công trình giao thông, áp dụng để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong ngành giao thông một cách sáng tạo thông qua việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật: phân tích, mô hình hóa, tính toán, thiết kế và đánh giá.
  • Có kiến ​​thức, hiểu biết về các vấn đề đương đại, đặc biệt các công nghệ xây dựng hiện đại thuộc lĩnh vực giao thông

2. Kỹ năng

Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin

  • Sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm tin học ứng dụng văn phòng
  • Sử dụng thành thạo internet, email.
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm phân tích, tính toán, thiết kế và mô phỏng kết cấu công trình.
  • Trang bị cho sinh viên kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, phân tích các yêu cầu, giới hạn mục tiêu thiết kế qua các điều kiện ràng buộc. Các môn học cung cấp kỹ năng phân tích, mô tả công việc thiết kế, thi công hay giải quyết một nghiệm vụ kỹ thuật cụ thể dựa trên các tài liệu, bản vẽ được cung cấp.

Kỹ năng giao tiếp

Rèn luyện cho sinh viên có chiến lược giao tiếp, kỹ năng giao tiếp bằng văn viết, khả năng viết kỹ thuật, khả năng giao tiếp điện tử đa truyền thông, giao tiếp bằng đồ họa cụ thể như khả năng phân tích tình huống giao tiếp, lựa chọn một chiến lược giao tiếp, kỹ năng giao tiếp bằng văn viết mạch lạc và trôi chảy, khả năng viết kỹ thuật thông qua các thuyết minh đố án, dự án xây dựng công trình, khả năng giao tiếp điện tử thông qua việc trình bày các bài thuyết trình bằng điện tử, áp dụng các kiểu hình thức như biểu đồ, bản vẽ phác và bản vã kỹ thuật các phương án kết cấu kiến trúc, … thông qua các báo cáo semina, đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp. Trong các đợt thực tập công nhân, tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội giao tiếp với các cơ quan đơn vị bên ngoài xã hội để đề đạt nguyện vọng, đề xuất yêu cầu… khi thu thập số liệu phục vụ công việc, nhằm rèn luyện kỹ năng thuyết phục người nghe để đạt mục đích. Thông qua đó trang bị cho sinh viên khả năng giao tiếp với đối tác khi tìm kiếm hợp đồng, thực hiện công việc… khi ra trường làm việc.

Làm việc theo nhóm

Một số đồ án môn học, semina, báo cáo thực tập môn học… sinh viên phải làm việc theo nhóm. Sinh viên chủ động trong việc thành lập nhóm, lựa chọn người điều hành nhóm để nhóm hoạt động hiệu quả, phân công công việc… phù hợp với năng lực, sở trường, tích cách, thói quen, môi trường sống… của mỗi cá nhân; tự tổ chức đánh giá kết quả trong nội bộ nhóm và lựa chọn, phân công thành viên trình bày trước giảng viên và các sinh viên trong lớp ý tưởng và giải pháp cụ thể của nhóm mình. Thông qua đó trang bị cho sinh viên, sau khi tốt nghiệp ra trường làm việc tại các cơ quan – đơn vị, có khả năng phối hợp với bộ phận kỹ thuật, bộ phận tin học và bộ phận kinh tế khác trong đơn vị một cách hiệu quả để quản lý các quá trình, các sản phẩm có tính chất xây dựng…

Ngoại ngữ

Có khả năng đọc, dịch tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh; có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh trong xã hội và chuyên môn. Trình độ tương đương B.

Chuyên ngành Xây dựng công trình giao thông

Tiếng anh chuyên ngành Hình họa và vẽ kỹ thuật Địa chất công trình và nền móng Kết ấu bê tông cốt théo Autocad Thiết kế đồ họa và kiến trúc Tính toán kết cấu kỹ thuật Cơ sở cấp phép xây dựng Cấp thoát nước Kỹ thuật điện công trình và điện nhẹ Thủy văn công trình Thiết kế hình học và khảo sát thiết kế đường ô tô Thiết kế nền mặt đường Xây dựng nền mặt đường ô tô Thiết kế cầu bê tông cốt thép Thi công cầu Kiểm định đánh giá chất lượng đường Giám sát và đánh giá đầu tư Đồ án tổ chức thi công An toàn lao động Kỹ thuật Trắc đị và thực tập trắc địa Thực tập công nhân

Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, các Kỹ sư xây dựng công trình giao thông có thể làm việc tại các công ty xây dựng cầu đường, công ty quản lý và sửa chữa công trình giao thông hoặc các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, thủy lợi và khai khoáng … đảm nhận những công việc sau:

  • Xây dựng mới hay sửa chữa nâng cấp các công trình cầu đường, giải quyết các vấn đề về giao thông (kẹt xe, hệ thống giao thông thông minh, tổ chức giao thông trong các khu đô thị mới…).
  • Tư vấn, phản biện các vấn đề kỹ thuật xây dựng.
  • Khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng.
  • Tổ chức và quản lý thi công các công trình xây dựng.

Cơ hội việc làm ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Theo đánh giá độc lập của Diễn đàn Kinh tế thế giới 2009, Việt Nam xếp thứ 111/134 quốc gia trên thế giới về chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông, đứng sau hầu hết các nước trong khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, làm giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Mặt khác, theo Quy hoạch Phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của chính phủ, nhân lực khối ngành Xây dựng sẽ tăng từ 2,9 triệu người năm 2010 lên khoảng 8 – 9 triệu người vào năm 2020. Trong đó, nhu cầu của mảng Xây dựng Công trình Giao thông tăng được dự báo sẽ tăng cao do nhu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng của nước ta.

Ngoài các vị trí cán bộ kỹ thuật trong các cơ quan nhà nước về quy hoạch giao thông và hạ tầng kỹ thuật, Kỹ sư Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông còn đảm trách vai trò kỹ sư tư vấn trong các doanh nghiệp khối tư nhân trong và ngoài nước; kỹ sư thi công, giám sát thi công, quản lý dự án xây dựng công trình giao thông; cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các viện, trường đại học.

Ngành công trình giao thông là gì?

Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là ngành học chuyên về lĩnh vực thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các công trình giao thông phục vụ đời sống như: cầu, đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường hầm, cảng, sân bay,... cũng như các công trình trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp nói chung.

Kỹ sư xây dựng công trình giao thông lương bao nhiêu?

Mức lương của Kỹ sư xây dựng Cụ thể sau 1-2 năm làm việc, bạn có thể nhận mức lương từ 14-18 triệu/tháng. Khi có từ 4-5 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ vào khoảng 20-30 triệu/tháng. Đối với những kỹ sư lành nghề, có thể đảm đương những công trình lớn, mức lương có thể lên đến 40-50 triệu/tháng.

Ngành kỹ thuật công trình giao thông ra trường làm gì?

Vị trí việc làm - Kỹ sư thiết kế, thi công, dự toán trong xây dựng các công trình giao thông, công trình xây dựng. - Trưởng phòng, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở các cơ quan, xí nghiệp. - Cán bộ quản lý kỹ thuật, giám sát thi công cho các công trình giao thông.

Kỹ thuật công trình xây dựng là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, ...