Khu xử lý rác thải hạ long

(Xây dựng) - Từ ngày 01/8, Tập đoàn Indevco không cho thành phố Hạ Long chở rác qua đoạn đường tập đoàn này làm để vào khu xử lý rác tạm ở xã Hòa Bình, đẩy đô thị này vào nguy cơ ngập trong rác thải. Trước tình hình đó, Nhà máy rác Khe Giang (Uông Bí) đã “dang tay” “giải cứu” rác cho thành phố Hạ Long.

Khu xử lý rác thải hạ long
Nhà máy rác Khe Giang lập lại quy hoạch, tổ chức lại sản xuất, nâng công suất lò đáp ứng tình hình mới.

Cụ thể, Tập đoàn Indevco được tỉnh Quảng Ninh giao đất, cho thuê đất để xây dựng Trung tâm xử lý chất thải rắn cấp vùng gồm: Thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, thị xã Quảng Yên và huyện Hoành Bồ (cũ) theo công nghệ hỏa thiêu từ 900 - 1.000 tấn rác ngày. Nhưng trái với mong muốn, Nhà máy này xây xong không đốt được rác, cách đây 3 tháng đã đóng cửa không nhận rác về chờ đốt nữa. Khi ấy, sự việc này đã gây khốn đốn cho 2 đô thị Hạ Long và Cẩm Phả bị “phú quý giật lùi” tái lập nơi chôn rác - công nghệ chôn rác vốn đã bỏ gần 10 năm nay.

Thành phố Cẩm Phả gỡ thế bí bằng cách, đưa rác đến tận phường Mông Dương để xử lý tạm theo công nghệ chôn lấp. Thành phố Hạ Long có lợi thế hơn, kho rác chờ đốt của Tập đoàn Indevco nằm tại địa phương đã giao lại cho Công ty Judenco vận chuyển và xử lý tạm rác tại chỗ. Nhưng, trên diện tích đất mà tỉnh Quảng Ninh giao cho Tập đoàn Indevco thuê để xây dựng nhà máy đốt rác, tuy lò không đốt được rác nhưng họ đã làm xong một số hạng mục hạ tầng trong đó có đường vận xuất công vụ.

Ngày 28/7/2021, Tập đoàn Indevco có Công văn số 86/INDEVCO cho biết, đơn vị ngừng việc cho Công ty Judenco sử dụng hệ thống hạ tầng mà họ đã xây dựng, trên tuyến đường chở rác từ trung tâm thành phố Hạ Long vào khu xử lý rác tạm. Tập đoàn Indevco “rào đường” khiến thành phố Hạ Long lại một phen gay cấn, lần trước Indevco “vật mình” thành phố này đã phải đưa rác lên tầng than “vụng trộm” đổ xuống bãi thải mỏ Núi Béo và bị lực lượng công an bắt quả tang, lần này chắc chắn sẽ không thể làm như thế.

Trong tình thế cấp bách, Nhà máy rác Khe Giang ở thành phố Uông Bí đã “dang tay” “giải cứu” rác cho thành phố Hạ Long, bước đầu là nhận rác ở khu vực phía Tây thành phố gồm: Khu du lịch Bãi Cháy, Tuần Châu và huyện Hoành bồ (cũ). Nhà máy rác Khe Giang đã và đang lập lại quy hoạch, tổ chức lại sản xuất, nâng công suất lò với mục tiêu rác nhập về đến đâu hỏa thiêu hết ngay đến đó.

TN&MTQuảng Ninh là một cực tăng trưởng quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng; là khu vực động lực trong vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ.

Khu xử lý rác thải hạ long

Ảnh minh họa

Với tốc độ phát triển và đô thị hóa nhanh đã làm phát sinh nhiều vấn đề về môi trường và xã hội. Để bảo vệ và duy trì môi trường sống xanh, an toàn cho người dân, nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động ban hành các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động và các văn bản chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đặc biệt là công tác thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt, qua đó đã đạt được những kết quả khả quan.

Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý rác thải và nước thải
Quản lý rác thải sinh hoạt (RTSH): Đã hoàn thành 10/10 chỉ tiêu về môi trường theo Nghị quyết số 12-NQ/TU về “BVMT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2022”. Trong đó, tỷ lệ chất thải rắn (CTR) ở đô thị được thu gom là 93,5% (đạt 100% so với kế hoạch); tỷ lệ dân cư nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh là 83% (đạt 102,5% so với kế hoạch); tỷ lệ thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng là 85% (đạt 100% so với kế hoạch). Hiện nay, tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh là 1.397 tấn/ngày, đã thu gom và xử lý 1.245 tấn/ngày, đạt 93,5%.
Rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý chủ yếu bằng hai phương pháp chôn lấp và đốt. Các bãi chôn lấp CTR trên địa bàn tỉnh được thực hiện đúng theo quy hoạch; các khu xử lý, bãi chôn lấp CTR mới đều được đầu tư xây dựng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Các chủ đầu tư, đơn vị được giao quản lý, vận hành đều thực hiện nghiêm các quy định về quản lý CTR, không để phát sinh các điểm nóng gây ONMT. Đối với các bãi chôn lấp CTR đã đầy, không còn khả năng tiếp nhận đã được cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
Để giảm thiểu ONMT không khí, nước ngầm, xử lý triệt để chất thải, tiết kiệm quỹ đất và tạo cảnh quan môi trường, hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư 8 lò đốt RTSH, quy mô xử lý cho xã, phường (Ba Chẽ 4 lò, Vân Đồn 1 lò, Hải Hà 1 lò, Móng Cái 1 lò, Cô Tô 1 lò) theo công nghệ của Nhật Bản lắp ráp tại Việt Nam; hiện đang đầu tư các khu xử lý RTSH tập trung cho huyện, thị xã, thành phố (cấp vùng) tại các địa phương (Hoành Bồ, Uông Bí, Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Ba Chẽ, Đông Triều, Tiên Yên và Cô Tô) theo Quy hoạch quản lý CTR tại Quyết định số 4012/ QĐ-UBND.
Nhằm thay đổi thói quen, ý thức của người dân về quản lý RTSH, góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của tỉnh, tỉnh Quảng Ninh đang triển khai thí điểm dự án 3R (giảm thiểu, tái chế và sử dụng) trên địa bàn huyện Cô Tô, Ba Chẽ và phường Thanh Sơn, TP. Uông Bí, bước đầu đã đạt được kết quả nhất định, người dân đã biết phân loại rác tại nguồn, tận dụng rác thải hữu cơ làm phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Hoạt động xử lý nước thải: Ngày 6/1/2011, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 22/QĐ-UBND về việc Quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải các đô thị đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở đó, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các địa phương cập nhật, điều chỉnh nội dung thoát nước và xử lý nước thải trong các quy hoạch chung xây dựng các đô thị và quy hoạch xây dựng vùng (huyện) để triển khai thực hiện; đồng thời, trong quá trình thẩm định các quy hoạch hạ tầng đô thị, các dự án đầu tư, phải yêu cầu chủ đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, đầu tư hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt bằng đường ống kín để tránh quá tải cục bộ trong mùa mưa bão.
Lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải là dịch vụ công ích, có mức đầu tư lớn, khó thu hồi vốn, nên chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách và vốn vay ODA như: Dự án thoát nước và xử lý nước thải TP. Hạ Long, sử dụng vốn vay ưu đãi ODA của Chính phủ Nhật Bản (tổng mức đầu tư 3.193,73 tỷ đồng, trong đó vốn ODA là 2.572,55 tỷ đồng, vốn đối ứng là 621,18 tỷ đồng); Dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn TP. Uông Bí, sử dụng vốn vay ưu đãi ODA của Chính phủ Bỉ (tổng mức đầu tư là 330 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA là 297 tỷ đồng, vốn đối ứng là 33 tỷ đồng); Dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP. Móng Cái thuộc dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Công lần thứ 2 - tỉnh Quảng Ninh, sử dụng vốn ADB (tổng mức đầu tư là 861 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn vay ODA do Ngân hàng Phát triển châu Á ADB tài trợ là 710 tỷ đồng, vốn đối ứng là 151 tỷ đồng). Do đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh có hai địa phương đã được đầu tư trạm xử lý nước thải tập trung là TP. Hạ Long có 5 trạm xử lý nước thải tập trung (Trạm Bãi Cháy, Hà Khánh, Vựng Đâng, trạm Cột 5- Cột 8 và Cột 5 - Cột 8 mở rộng) và TP. Móng Cái 2 trạm xử lý nước thải sinh hoạt với tổng công suất 4000 m3/ngày đêm (1 trạm tại khu đô thị Phượng Hoàng và 1 trạm tại phường Hải Xuân theo Quyết định số 2683/QĐ-UBND).
Cần giải pháp quản lý phù hợp
Một là, Luật BVMT và các văn bản QPPL có liên quan còn nhiều bất cập, chồng chéo. Do vậy, để quản lý tốt chất thải sinh hoạt, chúng ta cần phải chủ động ban hành những cơ chế, chính sách đặc thù cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện công tác BVMT; trọng tâm là quy hoạch BVMT, quy hoạch đa dạng sinh học, quy hoạch quản lý CTR phải được xây dựng đồng bộ với quy hoạch chung về phát triển KT-XH của địa phương làm cơ sở đánh giá, hoạch định chính sách phát triển KT-XH của địa phương theo hướng phát triển bền vững.
Hai là, cần tiếp tục quan tâm bố trí kinh phí cho sự nghiệp BVMT để giải quyết các vấn đề cấp bách, cần thiết về môi trường, có ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến chất lượng sống của người dân như: Thu gom, vận chuyển và xử lý CTR, xử lý nước thải; cải tạo cảnh quan môi trường đô thị; các đề án, dự án BVMT. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh mô hình hợp tác công - tư (PPP), thu hút các nhà đầu tư sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch thân thiện với môi trường; huy động các nguồn tài trợ, các nguồn vốn ODA để cải thiện ô nhiễm môi trường và đầu tư các dự án xử lý nước thải sinh hoạt đô thị.
Ba là, tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật về môi trường, hệ thống quan trắc tự động, mở rộng các mạng kiểm quan trắc môi trường gần khu dân cư, công khai số liệu quan trắc để người dân cùng tham gia giám sát.
Bốn là, tăng cường hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Luật BVMT, Luật Bảo tồn đa dạng sinh học và các văn bản QPPL về BVMT; đặc biệt là giảm các cuộc thanh kiểm tra theo chương trình kế hoạch theo đúng tính thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 “Thực hiện thanh tra, kiểm tra không quá một lần/năm đối với một doanh nghiệp”; song cần tăng cường công tác kiểm soát các thông số môi trường (không thông báo trước) để chủ động phòng ngừa, kiểm soát toàn diện chất lượng môi trường sống của khu vực.
Năm là, tăng cường công tác phối hợp và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư cùng chung tay BVMT; xây dựng mô hình “Ngày Chủ nhật Xanh”, “Biến rác thành tiền, lấy công tạo nhân”, “Chi hội đẹp nhà, sạch đường, sạch đồng ruộng”, “Mô hình xử lý chất thải, BVMT trong phát triển nền kinh tế trang trại cho nông dân”; “Ngày thứ 7 tình nguyện”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” để quần chúng nhân dân cùng tham gia, hưởng ứng.

NGUYỄN VĂN THẮNG
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh