Khu vực phi chính thức là gì năm 2024

- Người làm công hưởng lương không được ký hợp đồng lao động hoặc được ký hợp đồng lao động nhưng không được cơ sở tuyển dụng đóng bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc;

- Xã viên hợp tác xã không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc;

- Lao động tự làm hoặc lao động làm công hưởng lương trong các hộ gia đình hoặc hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản.

- Lao động trong khu vực hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức là tỷ lệ phần trăm giữa số người có việc làm phi chính thức so với tổng số lao động có việc làm.

Công thức tính:

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức (%) = (Số lao động có việc làm phi chính thức/Số lao động có việc làm) x 100

Xem chi tiết tại: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-dac-ta/2023/09/htcttkqg-ty-le-lao-dong-co-viec-lam-phi-chinh-thuc/

Khu vực phi chính thức là gì năm 2024

Lao động có việc làm phi chính thức là gì? Làm việc bán thời gian có được ký hợp đồng lao động không?

Làm việc bán thời gian có được ký hợp đồng lao động không?

Căn cứ theo Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về làm việc không trọn thời gian như sau:

Làm việc không trọn thời gian
1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, người lao động làm việc bán thời gian được hiểu là làm việc không trọn thời gian và theo như quy định tại khoản 2 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 nêu trên thì người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động bán thời gian.

Hiện tại chưa có pháp luật chưa có quy định cụ thể về biểu mẫu hợp đồng dành cho công việc bán thời gian. Tuy nhiên, nội dung hợp đồng cần đảm bảo các nội dung chủ yếu tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Như vậy, khi soạn thảo hợp đồng lao động bán thời gian, người sử dụng lao động cần đảm bảo có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định như trên.

Tham khảo thêm mẫu hợp đồng làm thêm, bán thời gian sau đây: Tải về.

Không trả đủ lương cho người lao động làm việc bán thời gian có bị xử phạt không?

Như phân tích ở trên, người sử dụng lao động và người lao động bán thời gian phải ký kết hợp đồng lao đồng với nhau và chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Trường hợp người sử dụng lao động không trả đủ lương cho người lao động là hành vi vi phạm quy định tiền lương

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng sẽ bị xử phạt như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.

Như vậy, người sử dụng lao động không trả đủ lương cho người lao động bán thời gian sẽ bị phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên.

Lao động khu vực phi chính thức là gì?

Theo Tổng cục Thống kê, hiện nay, khái niệm về lao động phi chính thức được hiểu là những lao động có việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, thu nhập thấp, không có hợp đồng lao động hoặc có, nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, không được chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác.

Khu vực phi chính thức tiếng Anh là gì?

Trên thế giới có nhiều cách gọi về các khu vực kinh tế, phổ biến một số tên gọi như: khu vực phi chính thức (Informal sector); kinh tế bóng đen (Shadow economy); kinh tế ngầm (Underground economy)… Bên cạnh đó, cách hiểu về khái niệm và phạm vi khu vực phi chính thức đôi khi cũng bị nhầm lẫn với khu vực kinh tế chưa ...

Thị trường phi chính thức là gì?

Thị trường phi chính thức (Grey Market, Unofficial market) là thị trường tài chính mà ở đó mọi hoạt động như huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính đều không được thực hiện theo những nguyên tắc và thể chế do nhà nước qui định.