Không bào là bào quan có bao nhiêu lớp màng bao bọc

Một số bào quan khác

1. Không bào

Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc. Chức năng của không bào khác nhau tùy theo từng loài sinh vật và từng loại tế bào. Tế bào thực vật thường có một không bào lớn hoặc nhiều không bào với các chức năng khác nhau (hình 8.lb). Một số không bào chứa chất phế thải độc hại. Không bào của tế bào lông hút ở rễ cây chứa muối khoáng cùng nhiều chất khác nhau và hoạt động như chiếc máy bơm chuyên hút nước từ đất vào rễ cây. Không bào của tế bào cánh hoa được xem như túi đựng đồ mĩ phẩm của tế bào vì nó chứa nhiều sắc tố.

Một số tế bào động vật cũng có thể có không bào nhỏ. Các tế bào động vật có thể có các không bào tiêu hóa và không bào co bóp (có ở một số loại sinh vật đơn bào).

2. Lizôxôm

Lizôxôm cũng là một bào quan với một lớp màng bao bọc có chức năng phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như các bào quan đã già và các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic, cacbohiđrat và lipit. Vì vậy, người ta còn ví lizôxôm như một phân xưởng tái chế “rác thải” của tế bào. Lizôxôm chỉ có ở tế bào động vật

Các bài cùng chủ đề

  • Các nguyên tố hóa học
  • Nước và vai trò của nước trong tế bào
  • Cho biết hậu quả gì có thể xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào ngăn đá tủ lạnh - trang 17
  • Câu 1, câu 2, câu 3 sgk trang 18 sinh học lớp 10
  • CACBOHIĐRAT (đường)
  • Khái niệm Lipit
  • Hãy kể tên các loại đường mà em biết - trang 19
  • Câu 1, câu 2, câu 3 sgk trang 22 sinh học lớp 10
  • Cấu trúc của prôtêin
  • Chức năng của prôtêin
  • Tại sao chúng ta lại cần ăn protein từ các nguồn thực phẩm khác nhau - trang 25
  • Câu 1,2,3 trang 25 SGK Sinh học 10
  • Bài 3 trang 25 SGK Sinh 10
  • Axit đêôxiribônuclêic
  • Axit ribônuclêic
  • Quan sát hình 6.1 và mô tả cấu trúc của phân tử AND - trang 27
  • Hãy cho biết các đặc điểm cấu trúc của ADN - trang 28
  • Có bao nhiêu loại phân tử ARN và người ta phân loại chúng theo tiêu chí nào - trang 28
  • Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4 trang 30 sinh học lớp 10
  • Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
  • Cấu tạo tế bào nhân sơ
  • Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ - trang 31
  • Từ thí nghiệm này ta có thể nhận xét gì về vai trò của thành tế bào - trang 33
  • Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, câu 5 trang 34 sinh học lớp 10
  • Nhân tế bào
  • Lưới nội chất
  • Ti thể
  • Màng sinh chất (màng tế bào)
  • Ribôxôm, Bộ máy Gôngi
  • Các cấu tạo bên ngoài màng sinh chất
  • Lục lạp
  • Khung xương tế bào
  • Thí nghiệm này có thể chứng minh được điều gì về nhân tế bào - trang 37
  • Hãy cho biết những bộ phận nào của tế bào tham gia vào việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào - trang 38
  • Tế bào nào trong các tế bào dưới đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất - trang 40
  • Tại sao lá cây có màu xanh - trang 41
  • Tế bào nào có nhiều lizoxom nhất - trang 42
  • Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể biết các cơ quan lạ - trang 46
  • Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, câu 5, câu 6 trang 39 sinh học lớp 10
  • Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4 trang 43 sinh học lớp 10
  • Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4 trang 46 sinh học lớp 10

Khi nói đến cấu trúc tế bào nhân thực, trong tế bào có bao nhiêu bào quan có 1 lớp màng bao bọc?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Bào quan nào không có màng bao bọc?”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 10 do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Bào quan không có màng bao bọc?

A.Lizoxom

B.Riboxom

C.Không bào

D.Lưới nội chất

Trả lời:

Đáp án đúng:B. Riboxom

Bào quan không có màng bao bọc là riboxom.

Kiến thức tham khảo về bào quan

1. Định nghĩa về bào quan

- Bào quan là một cấu trúc tế bào nhỏ thực hiện các chức năng cụ thể trong tế bào . Các bào quan nằm trong tế bào chất của tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ . Trong các tế bào nhân thực phức tạp hơn , các bào quan thường được bao bọc bởi màng riêng của chúng . Tương tự như các cơ quan nội tạng của cơ thể , các bào quan chuyên biệt và thực hiện các chức năng có giá trị cần thiết cho hoạt động bình thường của tế bào. Các bào quan có nhiều trách nhiệm bao gồm mọi thứ từ tạo ra năng lượng cho tế bào đến kiểm soát sự phát triển và sinh sản của tế bào.

- Tên gọi "bào quan" xuất phát từ quan niệm so sánh rằng một cơ thể (như một con gia súc) có nhiều loại cơ quan (như tim, phổi,và các cơ quan khác trong cơ thể) hợp thành; thì một tế bào - tương tự vậy - cũng có nhiều "cơ quan" nhỏ hợp thành. Do đó, trong nhiều ngôn ngữ nước ngoài, thì nội hàm này được gọi là "cơ quan nhỏ", như ở tiếng Anh là organelle (phát âm IPA: /ɔːrɡəˈnɛl/), tiếng Đức là organell) dùng để chỉ một tiểu đơn vị chuyên ngành trong một tế bào có chức năng xác định. Mỗi bào quan thường được bao bọc bởi một lớp màng riêng.

- Trước kia, người ta cho rằng sinh vật nhân sơ không có nội bào quan, nhưng do sự phát triển của các kĩ thuật nhiên cứu tế bào (đặc biệt là kính hiển vi huỳnh quang và kính hiển vi điện tử), thì các sinh vật này cũng có nhiều loại bào quan bên trong như nhiễm sắc thể, ti thể, lục lạp,... tuy ít nhiều có tính chất nguyên thủy.

2. Các bào quan tế bào

- Tế bào nhân thực là tế bào có nhân. Nhân là một bào quan được bao bọc bởi một màng kép gọi là bao nhân. Vỏ nhân ngăn cách nội dung của nhân với phần còn lại của tế bào. Tế bào nhân thực cũng có màng tế bào (màng sinh chất), tế bào chất , bộ xương và các bào quan tế bào khác nhau. Động vật, thực vật, nấm và sinh vật nguyên sinh là những ví dụ về sinh vật nhân thực.

- Tế bào động vật và thực vật chứa nhiều loại hoặc bào quan giống nhau. Cũng có những bào quan nhất định có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật và ngược lại. Ví dụ về các bào quan có trong tế bào thực vật và tế bào động vật bao gồm:

* Nhân

+ Nhân là nơi diễn ra các hoạt động di truyền của tế bào, cấu tạo gồm màng nhân, dịch nhân, hạt nhân và chất nhiễm sắc:

+ Màng nhân: Là ranh giới phân chia nhân với bào tương, liên kết với lưới nội bào. Ngoài ra còn có các hạt riboxom bám ở mặt ngoài màng nhân;

+ Dịch nhân: Thành phần dịch nhân bao gồm các nucleoprotein, glycoprotein và các enzym chuyển hóa nucleotid;

+ Hạt nhân: Quá trình tổng hợp RNA diễn ra tại đây;

* Chất nhiễm sắc: Là cơ sở vật chất di truyền chủ yếu của tế bào hay còn gọi là DNA. Bộ nhiễm sắc thể ở người bao gồm 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính.

+ Ti thể - là nhà sản xuất năng lượng của tế bào, ti thể chuyển đổi năng lượng thành các dạng mà tế bào có thể sử dụng được. Chúng là các địa điểm của quá trình hô hấp tế bào , cuối cùng tạo ra nhiên liệu cho các hoạt động của tế bào. Ti thể cũng tham gia vào các quá trình tế bào khác như phân chia và tăng trưởng tế bào , cũng như quá trình chết tế bào .

+ Ribosome - bộ máy sản xuất protein: Ribosome có cả trong tế bào sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ. Ribosome được cấu tạo từ các phân tử protein và RNA ribosome (rRNA). Đây là nơi thực hiện quá trình sinh tổng hợp protein từ các phân tử RNA thông tin. Quá trình này còn được gọi là dịch mã vì thông tin di truyền mã hóa trong trình tự phân tử DNA truyền qua trình tự RNA để quyết định trình tự amino acid của phân tử protein. Quá trình này cực kỳ quan trọng đối với tất cả mọi tế bào, do đó một tế bào thường chứa rất nhiều phân tử ribosome—thường hàng trăm thậm chí hàng nghìn phân tử.

+ Bộ máy Golgi :Bộ máy Golgi chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng thành phần thường giàu protein, phospholipid, một số enzyme phosphatase kiềm và acid. Ngoài ra, bộ Golgi còn sản xuất các hạt chế tiết như melanosomes (gặp ở tế bào sắc tố da và mắt). Protein được sản xuất ở lưới nội bào được chuyển sang bộ máy Golgi để gắn thêm các đuôi sulfat, carbohydrate hoặc lipid vào các chuỗi acid amin nhất định. Sau đó chúng được đưa vào các hạt chế tiết hoặc lysosome. Các protein hoàn chỉnh sẽ cấu tạo màngtế bàotrong quá trình phát triển củatế bào bình thường.

+ Lysosome và peroxisome - hệ tiêu hóa của tế bào:Lysosomevàperoxisomethường được ví nhưhệ thống xử lý rác thảicủa tế bào. Hai bào quan này đều dạng cầu, màng đơn và chứa nhiềuenzymetiêu hóa. Ví dụ, lysosome có thể chứa vài chục enzyme phân huỷ protein,nucleic acidvàpolysacharidemà không gây hại cho các quá trình khác của tế bào khi được bao bọc bởi lớpmàng tế bào.

Bào quan không có màng bao bọc là:


A.

B.

C.

D.