Khối lượng dung dịch muối là bao nhiêu khí hòa tan 15 gam muối vào 60 gam nước

Công thức tính độ tan

  • I. Độ tan là gì?
  • II. Công thức tính độ tan
  • III. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan
  • IV. Bảng tính tan trong nước của các Axit - Bazo -Muối
  • V. Bài tập vận dụng liên quan
  • VI. Bài tập vận dụng tự luyện
  • VII. Bài tập trắc nghiệm về độ tan

Độ tan là gì? Công thức tính độ tan được VnDoc biên soạn tổng hợp lại nội dung khái niệm độ tan là gì, công thức tính độ tan cũng như các công thức biến đổi liên quan đến độ tan. Từ đó biết các vận dụng vào làm các dạng bài tập về độ tan hóa 8. Mời các bạn tham khảo.

I. Độ tan là gì?

Độ tan (độ hòa tan) của một chất được hiểu là số gam chất đó tan trong 100g dung môi (thường là nước) để tạo thành một dung dịch bão hòa ở một điều kiện nhiệt độ cho trước.

Độ tan của một chất trong nước

Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

II. Công thức tính độ tan

Ví dụ: Ở 25oC khi hòa tan 36 gam muối NaCl vào 100 gam nước thì người ta thu được dung dịch muối bão hòa. Người ta nói độ tan của NaCl ở 25oC là 36 gam hay SNaCl = 36 gam

* Phương pháp giải bài tập tính độ tan:

Áp dụng công thức tính độ tan:

Khối lượng dung dịch muối là bao nhiêu khí hòa tan 15 gam muối vào 60 gam nước

Trong đó:

mct là khối lượng chất tan để tạo thành dung dịch bão hòa

mdm là khối lượng dung môi (nước) để tạo thành dung dịch bão hòa

III. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Phần lớn tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn tăng.

Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

IV. Bảng tính tan trong nước của các Axit - Bazo -Muối

Khối lượng dung dịch muối là bao nhiêu khí hòa tan 15 gam muối vào 60 gam nước

V. Bài tập vận dụng liên quan

Ví dụ 1: Tính độ tan của MgSO4 ở 20oC biết rắng ở nhiệt độ này 360 ml nước có thể hòa tan tối đa 129,6 gam MgSO4 tạo thành dung dịch bão hòa

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Ta có: S = mct/mH2O .100 = 129,6/360 .100 = 36 (g/100g nước)

Ví dụ 2. Ở 25oC, độ tan của NaCl là 36 gam. Thể tích nước cần dùng để hòa tan 1 mol NaCl ở cùng nhiệt độ trên là bao nhiêu?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Theo đề bài ta có mNaCl = n.M = 58,5 gam

Ta có: mH2O = mct/S.100 = 58,5/36.100 = 162,5 gam

=> VH2O = 162,5 ml

Ví dụ 3. Xác định độ tan của Na2CO3 trong nước ở 18oC, biết ở nhiệt độ này, hoà tan hết 143 g Na2CO3.10H2O trong 250g nước thì được dung dịch bão hoà

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nNa2CO3.10H2O = 143/286 = 0,5mol

=> mNa2CO3 = 0,5.106 =53 gam

=> mH2O = 0,5.180=90 gam

Tổng khối lượng nước : 90 + 250 = 340 gam

S = 53/340.100 = 15,59

Vậy độ tan của Na2CO3 ở 18oC là 15,59 gam

Ví dụ 4. Một dung dịch có chứa 26,5g NaCl trong 75g H2O ở 250C. hãy xác định dung dịch NaCl nói trên là bão hòa hay chưa bão hòa? Biết độ tan của NaCl trong nước ở 250C là 36g.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

100g H2O ở 250C hòa tan 36g NaCl

75g H2O ở 250C hòa tan x?g NaCl

x = (75.36)/100 = 27 gam

Dung dịch NaCl đã pha chế là chưa bão hòa.

Vì dung dịch này có thể hòa tan thêm: 27 - 26,5 = 0,5(g) NaCl ở 250C

VI. Bài tập vận dụng tự luyện

Bài tập số 1: Ở 20oC, 60 gam KNO3 tan trong 190 nước thì thu được dung dịch bão hoà. Tính độ tan của KNO3 ở nhiệt độ đó ?

Bài tập số 2: ở 20oC, độ tan của K2SO4 là 11,1 gam. Phải hoà tan bao nhiêu gam muối này vào 80 gam nước thì thu được dung dịch bão hoà ở nhiệt độ đã cho ?

Bài tập số 3: Tính khối lượng KCl kết tinh đợc sau khi làm nguội 600 gam dung dịch bão hoà ở 80oC xuống 20oC. Biết độ tan S ở 80oC là 51 gam, ở 20oC là 34 gam.

Bài tập số 4: Biết độ tan S của AgNO3 ở 60oC là 525 gam, ở 10oC là 170 gam. Tính lượng AgNO3 tách ra khi làm lạnh 2500 gam dung dịch AgNO3 bão hoà ở 60oC xuống 10oC.

Bài tập số 5: Hoà tan 120 gam KCl và 250 gam nớc ở 50oC (có độ tan là 42,6 gam). Tính lượng muối còn thừa sau khi tạo thành dung dịch bão hoà?

VII. Bài tập trắc nghiệm về độ tan

Câu 1. Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:

A. Đa số là tăng

B. Đa số là giảm

C. Biến đổi ít

D. Không biến đổi

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 2.Bazơ không tan?

A. Zn(OH)2

B. Ba(OH)2

C. Ca(OH)2

D. KOH

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 3.Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào

A. Nhiệt độ

B. Áp suất

C. Loại chất

D. Môi trường

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 4.Độ tan là gì

A. Số kilogam chất đó tan được trong một lít nước để tạo ra dung dich bão hòa để nhiệt độ xác định

B. Là số gam chất đó tan ít nhất trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa ở nhiệt độ xác định

C. Là số gam chất đó tan nhiều nhất trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa nhiệt độ xác định

D. Là số gam chất đó không tan trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa ở nhiệt độ xác định

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 5.Chọn kết luận đúng

A. Muối clorua đều là muối tan

B. Muối sắt là muối tan

C. Muối của kim loại kiềm đều là muối tan

D. AgCl là muối tan

Xem đáp án

Đáp án D

Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan

  • Giải Hóa 8 bài 41: Độ tan của một chất trong nước
  • Trắc nghiệm Hóa học 8 bài 41
  • Hóa 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước

Độ tan là gì? Công thức tính độ tan VnDoc đã đưa tới các bạn một tài liệu rất hữu ích. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lí 8, Lý thuyết Sinh học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP DUNG DỊCH 1. Hoà tan 25,5 gam NaCl vào 80 gam nước ở 200C được dung dịch A. Hỏi dung dịch A đã bão hòa hay chưa? Biết độ tan của NaCl ở 200C là 38 gam. Giải Độ tan của NaCl ở 200C là 38 gam, nghĩa là: 100 gam H2O hòa tan được 38 gam NaCl. Suy ra với 80 gam H2O sẽ hòa tan được: gx 4,308010038 NaCl Vì 25,5 gam < 30,4 gam do vậy nên dung dịch A chưa bão hòa, phải cần thêm 30,4 - 25,5 = 4,9 gam NaCl mới được dung dịch bão hòa. 2. Hãy điền những từ hay những cụm từ thích hợp như: độ tan; dung dịch bão hòa; dung dịch chưa bão hòa; chất tan; nhiệt độ; áp suất vào những chỗ trỗng dưới đây: a) Dung dịch là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan ở nhiệt độ xác định. Dung dịch là dung dịch không thể hòa tan thêm ở nhiệt độ xác định. b) Ở nhiệt độ xác định, số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành được gọi là của chất. c) Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của đa số chất rắn là , độ tan của chất khí trong nước sẽ tăng lên nếu ta và tăng Giải a) Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan ở nhiệt độ xác định. Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan ở nhiệt độ xác định. b) ở nhiệt độ xác định, số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa được gọi là độ tan của chất. c) Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của đa số chất rắn là nhiệt độ, độ tan của chất khí trong nước sẽ tăng lên nếu ta.giảm nhiệt độ. và tăng áp suất. 3. a) Hòa tan 24,4 gam BaCl2. xH2O vào 175,6 gam H2O thu được dung dịch 10,4%. Tính x. b) Cô cạn từ từ 200 ml dung dịch CuSO4 0,2M thu được 10 gam tinh thể CuSO4. yH2O. Tính y. Giải a) Dung dịch thu được là dung dịch BaCl2. Khối lượng của muối BaCl2 là: 8,201004,10)6,1754,24(2 xmBaCl(gam) Số mol của muối BaCl2 là: 1,0208:8,20222.OxHBaClBaClnn (mol) Từ BaCl2 .xH2O  2,0188,204,241,02 xnOH  x = 2 Công thức của muối ngậm nước là BaCl2. 2 H2O b) Số mol CuSO4 là: molnCuSO04,02,0.2,04 Từ CuSO4.yH2O  2,01816004,01004,02 ynOH  y = 5 Công thức của muối ngậm nước là CuSO4. 5H2O 4. Khi làm lạnh 600 gam dung dịch bão hòa NaCl từ 900C xuống 100C thì có bao nhiêu gam muối NaCl tách ra. Biết rằng độ tan của NaCl ở 900C là 50 gam và ở 100C là 35 gam. Giải  Độ tan của NaCl ở 900C là 50 g có nghĩa là: Cứ 100 gam H2O hòa tan 50 gam NaCl tạo ra 150 gam dung dịch bão hòa. Vậy trong 600 gam dung dịch bão hòa thì có gam20060015050 NaCl Số gam nước có trong 600 gam dung dịch bão hòa là: 600 - 200 = 400 (g)  Độ tan của NaCl ở 100C là 35g có nghĩa là: Cứ 100 gam H2O hòa tan 35 gam NaCl tạo ra 135 gam dung dịch bão hòa. Vậy 400 gam H2O chỉ hòa tan tối đa là: 14010035400 (gam) NaCl. Vậy lượng NaCl bị tách ra khỏi dung dịch khi làm lạnh là: 200 - 140 = 60 (gam) 5. Một dung dịch có chứa 26,5 gam NaCl trong 75 gam H2O ở 200C. Hãy xác định lượng dung dịch NaCl nói trên là bão hòa hay chưa bão hòa? Biết rằng độ tan của NaCl trong nước ở 200C là 36 gam. Giải Độ tan của NaCl trong nước ở 200C là 36 gam có nghĩa là: Cứ 100 gam H2O hòa tan 36 gam NaCl tạo ra 136 gam dung dịch. Vậy 75 gam H2O ở 200C hòa tan số gam NaCl là: 273610075 (gam) So với đề bài cho thì 27 > 26,5. Do vậy dung dịch này chưa bão hòa. Cần phải thêm 27 - 26,5 = 0,5 (gam) NaCl thì mới bão hòa ở 200C. 6. Hòa tan 7,18 gam muối NaCl vào 20 gam nước ở 200C thì được dung dịch bão hòa. Độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó là : A. 35 gam B.35,9 gam C. 53,85 gam D. 71,8 gam Hãy chọn phương án đúng. Giải Cứ 7,18 gam muối NaCl thì hòa tan 20 gam H2O ở 200C. Vậy độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó là: 9,351002018,7 (gam) Phương án B là đúng. 7. Cho 18,6 gam Na2O vào nước được 0,5 lít dung dịch A. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính nồng độ mol/l của dung dịch A. b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% (d =1,14 g/ml) cần để trung hòa dung dịch A. c) Tính nồng độ mol/l của dung dịch thu được sau khi trung hòa. Giải a) Số mol của Na2O là: 3,0626,182ONan (mol) Phương trình phản ứng: Na2O + H2O  2 NaOH Theo phương trình phản ứng: 6,03,0222NaOHONann (mol) Dung dịch A là dung dịch NaOH có nồng độ mol/l là: MCM2,15,06,0 b) Phản ứng trung hòa: 2NaOH + H2SO4  Na2SO4 + 2 H2O Theo bài ra thì: 0,6 mol  0.3 mol  0.3 mol Số gam chất tan H2SO4 là: 0,3 x 98 = 29,4 (gam) Số gam dung dịch H2SO4 là: 147201004,29(gam) Thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng là: 94,12814,1147(ml) c) V dung dịch = 0,5 + 0,1289 = 0,6289 (lít) Sau khi trung hòa dung dịch thu được là Na2SO4 có nồng độ mol/l là: MCM477,06289,03,0 8. a) Hòa tan 4 gam NaCl trong 80 gam H2O. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch. b) Chuyển sang nồng độ phần trăm dung dịch NaOH 2M có khối lượng riêng d = 1,08 g/ml. c) Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế được 3 lít dung dịch NaOH 10%. Biết khối lượng riêng của dung dịch là 1,115 g/ml. Giải a) Số gam dung dịch là : 2 + 80 = 82 gam Nồng độ % của dung dịch NaCl là: C% = %76,4%100844 . b) áp dụng công thức tính : m = V x d Khối lượng của 1 lít dung dịch NaOH 2M (d = 1,08g/ml) là: 1000 x 1,08 = 1080 (gam) Số gam chất tan NaOH là : 2 x 40 = 80 (gam) Nồng độ %: C% = %4,7%100108080 Hoặc áp dụng biểu thức: C% =%4,708,11024010DCMM c) Số gam dung dịch NaOH cần để pha chế là: m = 3000 x 1,115 = 3345 (gam) Số gam NaOH cần dùng là: 5,334334510010 (gam) 9. Trong phòng thí nghiệm có các lọ đựng dung dịch NaCl, H2SO4 và NaOH có cùng nồng độ là 0,5M. a) Lấy mỗi thứ một ít ở 3 dung dịch trên cho vào 3 ống nghiệm riêng biệt. Hỏi phải lấy như thế nào để có số mol chất tan có trong mỗi ống nghiệm là như nhau. b) Nếu thể tích dung dịch có trong mỗi ống nghiệm là 5 ml. Hãy tính số gam chất tan có trong mỗi ống nghiệm. Giải a) Phải lấy như thế nào để có số mol chất là bằng nhau. Dựa vào công thức tính: 1000VCnM Biết CM = 0,5 M. Muốn có số mol bằng nhau thì V cũng phải bằng nhau. Do vậy muốn có số mol chất tan trong mỗi ống nghiệm bằng nhau thì ta phải lấy thể tích các dung dịch là như nhau để cho vào từng ống nghiệm. b) Khối lượng chất tan có trong mỗi ống nghiệm: Số mol chất tan có trong dung dịch của mỗi ống nghiệm là: 0025,0100055,01000VCnM(mol) Khối lượng các chất là: mNaCl = 0,0025 x 58,5 = 0,1463 (gam) mNaOH = 0,0025 x 40 = 0,10 (gam) 42SOHm = 0,0025 x 98 = 0,245 (gam) 10. Dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,2 M (dung dịch A). Dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,5M (dung dịch B). a) Nếu trộn A và B theo tỷ lệ thể tích VA: VB = 2 : 3 được dung dịch C. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch C. b) Phải trộn A và B theo tỷ lệ nào về thể tích để được dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,3 M. Giải a) Nồng độ mol của dung dịch C Từ VA: VB = 2 : 3  VA = 2 V; VB = 3 V - Số mol của H2SO4 có trong 2V dung dịch A là: VVnSOH0004,0100022,042 (mol) - Số mol của H2SO4 có trong 3V dung dịch B là: VVnSOH0015,0100035,042 (mol) - Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 sau khi pha trộn: 38,0)32()0015,00004,0(1000VVCM mol/l b) Pha chế dung dịch H2SO4 0,3 M Gọi x ml là thể tích của dungd dịch A và y ml là thể tích của dung dịch B phải lấy để có dung dịch H2SO4 0,3 mol/l. - Số mol H2SO4 có trong x ml dung dịch A là: xxnSOH0002,010002,042 (mol) - Số mol H2SO4 có trong y ml dung dịch B là: yynSOH0005,010005,042 (mol) - Từ công thức tính nồng độ mol, ta có: 3,0)0005,00002,0(1000yxyxCM Giải ra ta được kết quả: x = 2 y Nếu y = 1 thì x = 2. Kết luận: Ta phải trộn 2 thể tích dung dịch A với 1 thể tích dung dịch B , ta sẽ được dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,3 mol/l 11. Dung dịch là: A. hỗn hợp gồm dung môi và chất tan B. hợp chất gồm dung môi và chất tan C. hỗn hợp đồng nhất gồm nước và chất tan D. hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan Hãy chọn phương án đúng. Đáp số:D đúng 12. Đồng sunfat tan vào trong nước tạo thành dung dịch có màu xanh lơ, màu xanh càng đậm nếu nồng độ dung dịch càng cao. Có 4 dung dịch được pha chế như sau (thể tích dung dịch được coi là bằng thể tích nước). A. dung dịch 1: 100 ml H2O và 2,4 gam CuSO4 B. dung dịch 2: 300 ml H2O và 6,4 gam CuSO4 C. dung dịch 3: 200 ml H2O và 3,2 gam CuSO4 D. dung dịch 4: 400 ml H2O và 8,0 gam CuSO4 Hỏi dung dịch nào có màu xanh đậm nhất? A. dung dịch 1 B. Dung dịch 2 C. Dung dịch 3 D. Dung dịch 4 Giải Xét tỷ lệ giữa CuSO4 và H2O trong dung dịch là: 2002,34000,83004,61004,2 Do vậy A đúng. 13. Hoà tan 5,72 gam Na2CO3.10 H2O (Sôđa tinh thể) vào 44,28 ml nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là: A. 4,24 % B. 5,24 % C. 6,5 % D. 5% Hãy giải thích sự lựa chọn. Giải MSô đa = 286 (gam) Trong 286 gam sôđa thì có 106 gam Na2CO3. Vậy trong 5,72 gam sôđa tinh thể có x gam Na2CO3  x = 12,228610672,5 (gam) Coi 44,28 ml H2O có khối lượng là 44,28 gam. Khi đó khối lượng dung dịch sẽ là: 44,28 + 5,72 = 50 (gam) và trong 50 gam dung dịch có 2,12 gam chất tan vậy 100 gam dung dịch có 24,412,250100 (gam) %24,4%)(32CONaC 14. Hòa tan 25 gam CaCl2.6H2O trong 300ml H2O. Dung dịch có D là 1,08 g/ml a) Nồng độ phần trăm của dung dịch CaCl2 là: A. 4% B. 3,8% C. 3,9 % D. Tất cả đều sai b) Nồng độ mol của dung dịch CaCl2 là: A. 0,37M B. 0,38M C. 0,39M D. 0,45M Hãy chọn đáp số đúng. Giải a) Khối lượng của CaCl2.6H2O là: 111 + 108 = 219 (gam) Gọi x là số gam CaCl2 trong 25 gam CaCl2.6H2O Ta có:21911125x x = 12,7 (gam) Coi khối lượng 300 ml H2O tương ứng là 300 gam H2O (D của nước =1) thì khối lượng của cả dung dịch là: 300g + 25 g = 325 g. %9,3%1003257,12%)(2CaClC  câu C đúng b) ;1117,122CaCln MCCaClM38,030011110007,122  Câu B đúng. 15. a) Phải lấy bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 96%(D =1,84 g/ml) để trong đó có 2,45 gam H2SO4? b) Oxi hóa hoàn toàn 5,6 lít khí SO2 (đktc) vào trong 57,2 ml dung dịch H2SO4 60% (D =1,5 g/ml). Tính nồng độ % của dung dịch axit thu được. Giải a) Cứ 100 gam dung dịch axit H2SO4 có 96 gam H2SO4 Vậy x gam dung dịch axit H2SO4 có 2,45 gam H2SO4.  x = 552,245,296100 (gam) Thể tích dung dịch cần phải lấy: 378,184,1552,2ml b) 25,04,226,52SOnmol Ta có phương trình phản ứng: 2SO2 + O2 xtt0 2 SO3 Tỷ lệ : 2 2 0,25 0,25 208025,02SOm (gam) Khối lượng dung dịch axit ban đầu là: 57,2 x 1,5 = 85,8 (gam). Trong 85,8 gam dung dịch có 48,518,8510060 (gam) H2SO4 SO3 + H2O  H2SO4 Tỷ lệ: 1 mol 1 mol 0,25 mol 0,25 mol 5,249825,042SOHm (gam) mdung dịch sau phản ứng = 20 + 85,8 = 105,8 (gam) %8,71%1008,1055,2448,51%42SOHC 16. Từ dung dịch NaCl 1 mol/l, hãy trình bày cách pha chế 250 ml dung dịch NaCl 0,2 mol/l. Giải Cách pha chế 250 ml dung dịch NaCl 0,2 mol/ l: - Tính toán: + Tìm số mol NaCl có trong dung dịch cần pha chế: molnNaCl05,010002502,0 + Tìm thể tích dung dịch NaCl 1 mol/l trong đó có hòa tan 0,05 mol NaCl. mlVdd50110005,0 - Phần pha chế: + Đong lấy 50 ml dung dịch NaCl 1 mol/l cho vào bình tam giác. + Thêm dần dần nước cất vào bình cho đủ 250 ml. Lắc đều, ta được 250 ml dung dịch NaCl 0,2 mol/l cần pha chế. 17. a) Dung dịch là gì? Em hãy kể vài loại dung môi mà em thường gặp. Cho ví dụ về chất tan và chất rắn, chất lỏng, chất khí. b) Độ tan của một chất là gì? Độ tan phụ thuộc vào yếu tố nào? Thế nào là dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa? 18. Tính khối lượng muối natri clorua có thể tan trong 830 gam nước ở 250C. Biết rằng ở nhiệt độ này độ tan của NaCl là 36,2 gam. Đáp số: 300,46 gam 19. Xác định độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 180C. Biết rằng ở nhiệt độ này 53 gam Na2CO3 hòa tan trong 250 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Đáp số: 21,2 gam 19. Hòa tan m gam SO3 vào 500 ml dung dịch H2SO4 24,5% (D = 1,2 g/ml) thu được dung dịch H2SO4 49%. Tính m? Đáp số: m = 200 gam 20. Làm bay hơi 300 gam nước ra khỏi 700 gam dung dịch muối 12% nhận thấy có 5 gam muối tách ra khỏi dung dịch bão hòa. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch muối bão hòa trong điều kiện thí nghiệm trên. Đáp số: 20% 21. a) Độ tan của muối ăn NaCl ở 200C là 36 gam. Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch bão hòa ở nhiệt độ trên. b) Dung dịch bão hòa muối NaNO3 ở 100C là 44,44%. Tính độ tan của NaNO3. Đáp số: a) 26,47% b) 80 gam 22. Trộn 50 ml dung dịch HNO3 nồng độ x mol/l với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2 mol/l thu được dung dịch A. Cho mẩu quì tím vào dung dịch A thấy quì tím chuyển màu xanh. Them từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,1mol/l vào dung dịch A thì thấy quì tím trở lại màu tím. Tính nồng độ x mol/l. Đáp số: x = 1 mol/l 24. Hòa tan 155 gam natri oxit vào 145 gam nước để tạo thành dung dịch có tính kiềm. - Viết phương trình phản ứng xảy ra. - Tính nồng độ % dung dịch thu được. Đáp số: 66,67% 25. Hòa tan 25 gam chất X vào 100 gam nước, dung dịch có khối lượng riêng là 1,143 g/ml. Nồng độ phần trăm và thể tích dung dịch lần lượt là: A. 30% và 100 ml B. 25% và 80 ml C. 35% và 90 ml D. 20% và 109,4 ml Hãy chọn đáp số đúng? Đáp số: D đúng 26. Hòa tan hoàn toàn 6,66 gam tinh thể Al2(SO4)3. xH2O vào nước thành dung dịch A. Lấy 1/10 dung dịch A cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 0,699 gam kết tủa. Hãy xác định công thức của tinh thể muối sunfat nhôm ngậm nước ở trên. Đáp số: Al2(SO4)3.18H2O 27. Có 250 gam dung dịch NaOH 6% (dung dịch A). a) Cần phải trộn thêm vào dung dịch A bao nhiêu gam dung dịch NaOH 10% để được dung dịch NaOH 8%? b) Cần hòa tan bao nhiêu gam NaOH vào dung dịch A để có dung dịch NaOH 8%? c) Làm bay hơi nước dung dịch A, người ta cũng thu được dung dịch NaOH 8%. Tính khối lượng nước bay hơi? Đáp số: a) 250 gam b) 10,87 gam c) 62,5 gam 28. a) Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch có nồng độ 36 % ( D=1,16 g/ ml) để pha 5 lít dung dịch axit HCl có nồng độ 0,5 mol/l? b) Cho bột nhôm dư vào 200 ml dung dịch axit HCl 1 mol/l ta thu được khí H2 bay ra. - Viết phương trình phản ứng và tính thể tích khí H2 thoát ra ở đktc. - Dẫn toàn bộ khí hiđro thoát ra ở trên cho đi qua ống đựng bột đồng oxit dư nung nóng thì thu được 5,67 gam đồng. Viết phương trình phản ứng và tính hiệu suất của phản ứng này? Đáp số: a) 213 ml b) 2,24 lít hiệu suất : 90%. 29. Hãy trình bày cách pha chế các dung dịch theo những yêu cầu sau: a) 250 ml dung dịch có nồng độ 0,1 mol/l của những chất sau: - NaCl - KNO3 - CuSO4 b) 200 gam dung dịch có nồng độ 10% của mỗi chất nói trên. (làm giống bài 16 - phần bài tập có lời giải) 30. a) Cần lấy bao nhiêu gam NaOH cho thêm vào 120 gam dung dịch NaOH 20% để thu được dung dịch mới có nồng độ 25%? b) Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol/l của dung dịch thu được sau khi hòa tan 12,5 gam CuSO4 .5 H2O vào 87,5 ml nước. Biết thể tích dung dịch thu được bằng thể tích của nước. Đáp số: a) 8 gam b) 8% và 0,54 mol/l 31. Trộn lẫn 50 gam dung dịch NaOH 10% với 450 gam dung dịch NaOH 25 %. a) Tính nồng độ sau khi trộn. b) Tính thể tích dung dịch sau khi trộn biết tỷ khối dung dịch này là 1,05. Đáp số: a) 23,5 % b) 0,4762 lít 32. Trộn 150 gam dung dịch NaOH 10% vào 460 gam dung dịch NaOH x% để tạo thành dung dịch 6%. x có giá trị là: A. 4,7 B. 4,65 C. 4,71 D. 6 Hãy chọn đáp số đúng? Đáp số: A đúng. 33. Cân 10,6 gam muối Na2CO3 cho vào cốc chia độ. Rót vào cốc khoảng vài chục ml nước cất khuấy cho muối tan hết. Sau đó rót thêm nước vào cốc cho đủ 200 ml.Ta được dung dịch Na2CO3 có khối lượng riêng là1,05 g/ ml. Hãy tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol/ l của dung dịch vừa pha chế. Đáp số: 5,05% và 0,5 mol/ l 34. Tìm nồng độ phân tử gam của dung dịch thu được khi trộn 200 ml dung dịch NaOH 0,01 mol/ l với 50 ml dung dịch NaOH 1 mol/ l. Cho rằng không có sự thay đổi thể tích khi pha trộn. Đáp số: 0,208 mol/l 35. a) Cần thêm bao nhiêu gam nước vào 500 gam dung dịch NaCl 12% để có dung dịch 8%. b) Phải pha thêm nước vào dung dịch H2SO4 50% để thu được một dung dịch H2SO4 20%. Tính tỷ lệ về khối lượng nước và lượng dung dịch axit phải dùng? c) Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4. 5 H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 4% để điều chế 500 gam dung dịch CuSO4 8%? Đáp số: a) 250 g b) 23 c) 466,67 gam 36. Cần phải dùng bao nhiêu lít H2SO4 có tỷ khối d = 1,84 và bao nhiêu lít nước cất để pha thành 10 lít dung dịch H2SO4 dó d = 1,28? A. 6,66 lít H2SO4 và 3,34 lít H2O B. 6,67 lít H2SO4 và 3,33 lít H2O C. 6,65 lít H2SO4 và 3,35 lít H2O D. 7 lít H2SO4 và 3lít H2O Đáp số: Câu B đúng. 37. Hòa tan 25 g CaCl2.6 H2O trong 300 ml nước. Dung dịch có d = 1,08 g/ml. a) Nồng độ phần trăm dung dịch CaCl2 là: A. 4% B. 3,8 % C. 3,9% D. tất cả đều sai. b) Nồng độ mol của dung dịch CaCl2 là: A. 0,37 mol/l B. 0,38 mol/l C. 0,39 mol/l D. 0,45 mol/l Đáp số: a) C đúng b) B đúng 38. Có hai lọ đựng dung dịch H2SO4. Lọ thứ nhất có nồng độ 1 mol/l, lọ thứ hai có nồng độ 3 mol/l. Hãy tính toán và trình bày cách pha chế 50 ml dung dịch H2SO4 có nồng độ 1,5 mol/l từ hai dung dịch axit H2SO4 đã cho. 39. Trộn V1 lít dung dịch HCl 0,6 mol/l với V2 lít dung dịch NaOH 0,4 mol/l thu được 0,6 lít dung dịch A. Biết rằng 0,6 lít dung dịch A có thể hòa tan hết 1,02 gam Al2O3. Thể tích V1 và V2 cần dùng là: A. V1 = V2 = 0,28 lít B. V1 =V2 =0,3 lít C. V1 = 0,22 lít; V2 = 0,38 lít D. tất cả đều sai Đáp số: Câu D đúng 40. A là dung dịch HCl có nồng độ 0,3 mol/l; B là dung dịch HCl có nồng độ 0,6 mol/l. a) Trộn A và B theo tỷ lệ thể tích VA : VB = 2 : 3 được dung dịch C. Hãy tính nồng độ mol/ l của dung dịch C? b) Phải trộn A và B theo tỷ lệ nào để được dung dịch HCl có nồng độ 0,4 mol/l. Đáp số: a) 0,36 mol/l b) Tỷ lệ nA: nB = 2 : 1 41. Hòa tan 2,3 gam natri kim loại vào 197,8 gam nước. a) Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được. b) Tính nồng độ mol/l dung dịch thu được. Biết dung dịch thu được có khối lượng riêng d = 1,08 g/ ml. Đáp số: a) 2% b)0,54 mol/l 42. Tính tỷ lệ thể tích dung dịch HCl 18,25% (d = 1,2 g/ml) và tỷ lệ thể tích dung dịch HCl 13% (d= 1,123 g /ml) để pha thành dung dịch HCl 4,5 mol/l. A. 31 B. 32 C. 35,1 D. 34 Hãy chọn đáp án đúng. Đáp số: A đúng. 43. a) Đem hòa tan 246 gam muối FeSO4.7H2O vào nước thu được 1122 gam dung dịch FeSO4. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch FeSO4? b) Trộn 500 gam dung dịch HCl 3% vào 300 gam dung dịch HCl 10% thì thu được dung dịch có nồng độ bao nhiêu phần trăm? c) Tính khối lượng NaCl kết tinh khi hạ nhiệt độ của 1800 gam dung dịch NaCl 30% ở 400C xuống 200C. Biết độ tan ở 200C là 36 gam Đáp số: a) 12% b) 5,625% c) 86,4 gam 44. Biết độ tan của muối KCl ở 200C là 34 gam. Một dung dịch KCl nóng có chứa 50 gam KCl trong 130 gam nước được làm lạnh về nhiệt độ 200C. Hãy cho biết: a) Có bao nhiêu gam KCl tan trong dung dịch b) có bao nhiêu gam KCl tách ra khỏi dung dịch. Đáp số: a) 44,2 gam b) 5,8 gam 45.Thêm nước vào 28,6 gam Na2CO3.10H2O cho đủ 200 ml dung dịch thu được dung dịch có khối lượng riêng là 1,05 g/ml. a) Dung dịch có nồng độ phần trăm là: A. 3,76% B. 5,05% C. 10,7% D.6,56% b) Dung dịch có nồng độ mol/l là: A. 0,5 mol/l B. 0,8 mol/l C. 1,6 mol/l D. 2,7 mol/l Hãy chọn phương án trả lời đúng. Đáp số: a) Câu B đúng b) Câu A đúng 16. Hòa tan 224 ml khí HCl (đktc) trong 200 ml nước. Biết rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể. Dung dịch HCl thu được sau phản ứng có nồng độ mol/l là: A. 0,5 mol/l B. 0,05 mol/l C. 0,3 mol/l D. 0,03mol/l Hãy chọn phương án trả lời đúng. Đáp số: Câu B đúng. 47.a) Làm bay hơi75 ml nước từ dung dịch H2SO4 có nồng độ 20% được dung dịch mới có nồng độ 25%. Hãy xác định khối lượng của dung dịch ban đầu. Biết khối lượng riêng của nước D = 1 g/ml. b) Xác định khối lượng NaCl kết tinh trở lại khi làm lạnh 548 gam dung dịch muối ăn bão hòa ở 500C xuống 00C. Biết độ tan của NaCl ở 500C là 37 gam và ở 00C là 35 gam. Đáp số: a) 375 gam b) 8 gam 48. Hoà tan NaOH rắn vào nước để tạo thành hai dung dịch A và dung dịch B với nồng độ phần trăm của dung dịch A gấp 3 lần nồng độ phần trăm của dung dịch B. Nếu đem pha trộn hai dung dịch A và dung dịch B theo tỷ lệ khối lượng mA: mB = 5 : 2 thì thu được dung dịch C có nồng độ phần trăm là 20%. Nồng độ phần trăm của hai dung dịch A và dung dịch B lần lượt là: A. 24,7% và 8,24% B. 24% và 8% C. 27% và 9 % D. 30% và 10% Hãy chọn phương án đúng. Đáp số: A đúng. 49. Hòa tan 6 gam magie oxit vào 50 ml dung dịch H2SO4 (khối lương riêng D = 1,2 g/ml) thì vừa đủ. a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính khối lượng H2SO4 đã tham gia phản ứng. c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4. d) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối ăn sau phản ứng. Đáp số: b) 14,7 gam c) 24,5% d) 27,27% 38. a) Tính nồng độ mol/ l của dung dịch thu được nếu như người ta cho thêm nước vào 400 gam dung dịch NaOH 20% để tạo ra 4lít dung dịch mới. b) Cho 40 ml dung dịch NaOH 1 mol/l vào 60 ml dung dịch KOH 0,5 mol/l. Nồng độ mol/l của mỗi chất trong dung dịch lần lượt là: A. 0,2 mol/l và 0,3 mol/l B. 0,3 mol/l và 0,4 mol/l C. 0,4 mol/l và 0,1mol/l D. 0,4 mol/l và 0,3 mol/l Chọn phương án đúng và giải thích sự lựa chọn đó. Đáp số: a) nNaOH = 2 mol; CM = 0,5 mol/l b) D đúng 39. Muốn thêm nước vào 2 lít dung dịch NaOH 1mol/l để thu được dung dịch có nồng độ 0,1 mol/l thì lượng nước phải thêm vào là: A. 20 lít B. 16 lít C. 18 lít D. 22 lít Hãy chọn đáp số đúng và giải thích sự lựa chọn đó. Đáp số: C đúng. A. VUI ĐỂ HỌC Lấy cùng một lượng m (gam) mỗi kim loại Mg, Al, Zn lần lượt bỏ vào ba bình đều chứa 150 ml dung dịch H2SO4 0,2 mol/l. Giải thích và cho biết trường hợp nào lượng H2 thu được nhiều nhất. Giải đáp: Các phương trình phản ứng xảy ra: Mg + H2SO4  MgSO4 + H2  24m mol 24m mol 2Al + 3 H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2  27m mol 1827.23 mm mol Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2  65m mol 65m mol Với m > 0 ta luôn có 18m>24m> 65m, nhưng lượng hiđro tối đa thu được bằng: molnH03,02,015,02 nên có bốn khả năng xảy ra tuỳ theo m: 1. Khi m  1,95 gam tức là 65m  0,03 mol, lượng hiđro thu được là như nhau trong cả ba trường hợp, đều bằng 0,03 mol. 2. Khi 0,72 gam  1,95 gam tức là 24m  0,03 mol > 65m, lượng hiđro thu được nhiều nhất trong hai trường hợp là Mg vag Al, đều bằng 0,03 mol. 3. Khi 0,54 gam  m <0,72 gam, tức là 18m  0,03 mol > 24m, lượng hiđro thu được nhiều nhất trong trường hợp Al và bằng 0,03 mol. Khi 0 < m < 0,54 gam tức là: 0,03 mol > 18m>24m> 65m, lượng hiđro thu được nhiều nhất trong trường hợp Al và bằng 18m mol < 0,03 mol. Chú thích: Câu đố này cho ta thấy cần phân biệt hai đại lượng thường dùng trong hóa học là khối lượng (số gam) và lượng chất ( số mol). Cùng nội dung như trên, nhưng nếu cho:" lấy cùng một lượng chất mỗi kim loại " việc giải sẽ đơn giản hơn. Chỉ khi nkim loại  0,03 mol thì lượng hiđro thu được là như nhau trong cả ba trường hợp. Khi n kim loại < 0,03 mol thì lượng hiđro thu được trong trường hợp Al là nhiều nhất và bằng 0,03 mol nếu: 0,02 mol  nkim loại < 0,03 mol, bằng 1,5 nkim loại khi nkim loại < 0,02 mol. Những câu đố về NaCl 1. Thành phần chính muối ăn Natri clorua vị mặn Là hợp chất ion Có đơn phân tử không? 2 Muối ăn rất cần thiết Với cơ thể chúng ta Mỗi ngày cần bao nhiêu Liệu các bạn có biết? 3. Trong cơ thể con người Nước chiếm hai phần ba Tỉ lệ muối bao nhiêu So với nước cơ thể 4. Vải màu giặt hay phai Ngâm muối trước khi giặt Thuốc nhuộm khó bị trôi Hãy giải thích tại sao? 5. Dung dịch muối đẳng trương Phòng viêm họng. sâu răng Rửa vết thương mau khỏi Cách pha nước muối ấy? 6. Hạt muối mang vị mặn Nhắc nhở nghĩa thuỷ chung Ai ơi chua ngọt đã từng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau. Giải đáp: 1. Không 2. 10 - 15 gam 3. 0,9% 4. Do muối làm giảm bớt độ hòa tan của thuốc nhuộm trong nước. Ngoài ra muối phân ly ra ion dương và ion âm có thể làm tăng sự kết hợp của thuốc nhuộm với sợi vải do đó làm cho thuốc nhuộm vải khó bị trôi và vải ít phai khi giặt.) 5. Pha 9 gam muối vào 1 lít nước đun sôi, y học gọi là dung dịch muối đẳng trương. Pha đặc hơn gọi là dung dịch muối ưu trương, pha loãng hơn gọi là dung dịch muối nhược trương.) 6. Ở các nước Liên Xô cũ người ta đón khác quý bằng bánh mỳ và muối. Ca dao Việt Nam có câu: Ai ơi chua ngọt đã từng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau