Khi nào cần tầm soát ung thư cổ tử cung

Theo các chuyên gia y tế, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến thường gặp ở phụ nữ. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung phải chịu nhiều hậu quả nặng nề về sức khỏe, tài chính, tâm lý và hạnh phúc gia đình.

Ung thư cổ tử cung xuất hiện khi các tế bào cổ tử cung biến đổi và phát triển bất thường một cách không kiểm soát. Điều nguy hiểm là các dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm rất mơ hồ, hầu như không có biểu hiện. Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân có thể biểu hiện mệt mỏi, quan hệ tình dục ra máu, kém ăn, sụt cân nhưng ít người nghĩ đến ung thư cổ tử cung, không đi khám sớm dẫn đến điều trị muộn nên hiệu quả điều trị kém.

Khi nào cần tầm soát ung thư cổ tử cung

Hình ảnh ung thư cổ tử cung.

Mặc dù ung thư cổ tử cung bắt đầu từ các tế bào có những thay đổi tiền ung thư nhưng chỉ một số phụ nữ tiền ung thư cổ tử cung mới phát triển thành ung thư thực sự. Những thay đổi tiền ung thư có thể được phát hiện bằng xét nghiệm và được điều trị để ngăn ngừa ung thư phát triển.

Do đó, tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng đối với chị em phụ nữ. Đây là phương pháp phát hiện ra các tế bào ung thư sớm bằng cách tìm ra tế bào bất thường trước khi chúng biến đổi thành tế bào ung thư.

Việc sàng lọc, chẩn đoán phát hiện ra các tế bào bất thường trước khi chúng trở thành tế bào ung thư mang tới tỷ lệ điều trị bệnh thành công lên tới 80 - 90%. Càng phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị thì các tế bào bất thường phát triển mạnh hơn, hiệu quả điều trị sẽ giảm dần.

2. Thời điểm nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Theo BSCKII Nguyễn Thị Minh Thanh, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, việc tầm soát ung thư cổ tử cung nên thực hiện cho phụ nữ từ độ tuổi 21 trở lên, khi đã có quan hệ tình dục. Từ 21 tuổi trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này, trong đó, phổ biến nhất là độ tuổi 35 - 44 tuổi.

Phụ nữ nên thực hiện khám sức khỏe sản phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm tìm tế bào cổ tử cung (xét nghiệm PAP). Đây là xét nghiệm tìm kiếm những tế bào tiền ung thư trong cổ tử cung, là những tế bào bắt đầu có những biến đổi đầu tiên.

Ngoài xét nghiệm PAP, nên làm thêm xét nghiệm tìm virus HPV ở cổ tử cung vì đây là nguyên nhân chính gây nên ung thư cổ tử cung.

Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung tùy thuộc vào loại xét nghiệm. Đa số định kỳ là từ 1 - 3 năm/lần.

3. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung có phức tạp không?

Hiện nay có 2 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến nhất là PAP và HPV. Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện kết hợp xét nghiệm HPV với xét nghiệm PAP- Smear giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả cao nhất.

Quy trình thực hiện xét nghiệm PAP thường diễn ra rất nhanh gọn và đơn giản, thường thực hiện trong vòng vài phút. Chị em phụ nữ sẽ được các bác sĩ và y tá hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện xét nghiệm.

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm PAP chính xác nhất chị em phụ nữ cần lưu ý:

  • Tránh quan hệ tình dục, sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo, sản phẩm vệ sinh âm đạo trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm.
  • Không thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung khi đang có kinh nguyệt. Nên làm sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc khoảng 3 - 5 ngày.
  • Đối với các trường hợp âm đạo bị viêm nhiễm thì nên điều trị trước khi làm xét nghiệm.

Sau khi xét nghiệm tầm soát xong, bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm bổ sung như: soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung… để có chẩn đoán chính xác.

Khi nào cần tầm soát ung thư cổ tử cung

Quy trình tầm soát tầm soát ung thư cổ tử cung đơn giản, dễ thực hiện.

Có hai biện pháp quan trọng nhất mà bạn có thể làm để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả là tiêm phòng HPV và tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên để phát hiện sớm những tổn thương tiền ung thư và điều trị kịp thời.

Vaccine phòng HPV được tiêm cho trẻ em gái và phụ nữ trước và trong độ tuổi sinh sản từ 9-26 tuổi. Những phụ nữ đã được tiêm vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung vẫn cần khám và tầm soát ung thư cổ tử cung đều đặn.

Mục tiêu của khám tầm soát ung thư cổ tử cung là phát hiện sớm tiền ung thư hoặc ung thư khi nó có khả năng điều trị và chữa khỏi cao hơn. Những thay đổi tiền ung thư có thể được phát hiện bằng xét nghiệm và được điều trị để ngăn ngừa ung thư phát triển.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Ơn - Khoa Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh có tỷ lệ mắc cao hàng đầu ở phụ nữ và đang là nỗi ám ảnh của nhiều người. Căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu tuân thủ sàng lọc định kỳ. Phát hiện sớm các thay đổi bất thường sẽ giúp điều trị kịp thời, giảm thiểu chi phí và hạn chế tử vong.

1. Thực trạng hiện nay: Phát hiện ung thư cổ tử cung khi đã muộn

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ác tính phổ biến và đặc biệt nguy hiểm. Tại Việt Nam, đây là loại ung thư thường gặp thứ 2 ở phụ nữ. Điều đáng ngại nhất là ung thư cổ tử cung không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Khi thấy ra máu âm đạo bất thường hoặc ra máu khi giao hợp thì thường đã muộn. Khi đó, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, kể cả phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn mở rộng và phối hợp hóa chất, tia xạ cũng không mang lại hiệu quả điều trị cao. Người bệnh gặp kết cục di căn nặng nề, đau đớn trước khi tử vong.

2. Tại sao cần sàng lọc, phát hiện ung thư sớm

Vi rút gây u nhú (sùi mào gà) HPV (Human Papiloma virus) là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến ung thư cổ tử cung. Có tới 95-97% phụ nữ bị ung thư cổ tử cung là do nhiễm HPV. Các yếu tố nguy cơ khác phải kể đến là: Quan hệ tình dục sớm, có nhiều bạn tình, viêm nhiễm kéo dài,...

Việc sàng lọc, phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu giúp tỷ lệ điều trị khỏi là 80 - 90%. Tỷ lệ chữa khỏi giảm còn 75% ở giai đoạn 2; 30 - 40% ở giai đoạn 3 và dưới 15% ở giai đoạn 4. Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung khi bắt đầu có quan hệ tình dục. Tuy nhiên, ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng nên chị em phụ nữ có thể chủ quan, không quan tâm đến bệnh.

Khi nào cần tầm soát ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung phát hiện và xử lý sớm đã cứu sống được hàng trăm ngàn người mỗi năm

3. Những tiến bộ trong phòng ngừa và điều trị ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Các kỹ thuật mới trong chẩn đoán viêm do HPV đã giúp xác định và phân loại những người có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung để theo dõi sát sao. Ngoài ra, xét nghiệm phết mỏng tế bào (ThinPrep test) có độ chính xác cao trong phát hiện các tổn thương tiền ung thư hơn các phương pháp cổ điển. Việc phối hợp hai xét nghiệm trên giúp bác sĩ có kế hoạch theo dõi tốt, giảm thiểu chi phí và thời gian thăm khám. Khi đó, thay vì đi khám hàng năm, chị em có thể chỉ cần làm sàng lọc 2-3 näm/lần.

Khi nào cần tầm soát ung thư cổ tử cung

Ngoài khám sàng lọc, chị em có thể tiêm vắc xin phòng HPV ngừa ung thư cổ tử cung

Ngoài khám sàng lọc, chị em có thể tiêm vắc xin phòng HPV ngừa ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, vắc xin này chỉ có hiệu lực bảo vệ từ 4- 6 năm và không ngăn ngừa được tất cả các chủng virus HPV gây ung thư nên ngay cả khi đã tiêm phòng, chị em vẫn cần đi khám sàng lọc.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán ung thư cổ tử cung

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Khi nào thì nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Theo các chuyên gia y tế thì chị em nên bắt đầu thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung từ độ tuổi 21. – Từ 21 đến 24 tuổi nên làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung Pap smear hoặc Thinprep với tần suất 3 năm/lần. – Từ 25 đến 65 tuổi nên thực hiện kết hợp xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV định kỳ 5 năm/lần.

Những ai cần tầm soát ung thư cổ tử cung?

Tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng đối với chị em phụ nữ, đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên từ 35 - 44 tuổi. Đây là phương pháp phát hiện ra các tế bào ung thư sớm bằng cách tìm ra tế bào bất thường trước khi chúng biến đổi thành tế bào ung thư.

Tầm soát ung thư cổ tử cung kiêng quan hệ bao lâu?

trong khoảng 24-48 giờ trước đó. Hoạt động tình dục và quan hệ tình dục trước khi làm xét nghiệm Pap Smear có có thể gây ra trầy xước ở cổ tử cung. Điều này có thể làm thay đổi chất lượng của các tế bào mẫu và dễ khiến cho việc xét nghiệm đạt kết quả không chính xác.

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền?

Giá xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung cơ bản sẽ dao động từ 1.500.000 – 2.500.000 đồng tùy theo cơ sở y tế.