Khắc phục lỗi camera ko lưu dữ liệu năm 2024

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, camera được sử dụng rộng rãi để giám sát và bảo vệ an ninh. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể xem lại được hình ảnh từ Camera. Vấn đề "không xem lại được camera" là một thách thức lớn đối với nhiều người, đặc biệt là những người quản lý an ninh và an toàn. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì và làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Nội dung chính

1. Lỗi không xem lại được Camera

Hệ thống Camera quan sát sử dụng đầu ghi sẽ lưu trữ dữ liệu vào ổ cứng, và Camera wifi sử dụng thẻ nhớ để lưu trữ. Khi bạn cần xem lại hình ảnh của Camera mà lại không xem lại được, thì có thể có nhiều nguyên nhân:

Ổ cứng hoặc thẻ nhớ bị hư hỏng: Camera vẫn xem trực tiếp được nhưng không ghi hình được. Do đó sẽ không có dữ liệu để xem lại.

Ổ cứng hoặc thẻ nhớ chưa được khởi tạo lần đầu: Khi mới lắp đặt camera, bạn phải khởi tạo (format) ổ cứng hoặc thẻ nhớ. Nếu không thực hiện thao tác này cũng có thể gây ra tình trạng camera không lưu được dữ liệu.

Cài đặt chức năng ghi hình bị sai: Camera có nhiều tùy chọn cài đặt các chế độ ghi hình. Nếu bạn cài đặt chức năng ghi hình bị sai, thì bạn cũng sẽ không xem lại được.

Múi giờ, định dạng ngày giờ sai: Lúc này camera vẫn ghi hình, trong ổ cứng và thẻ nhớ vẫn có dữ liệu nhưng không xem lại được. Vì khoảng thời gian thực tế với thời gian truy xuất khác xa nhau, khiến cho hệ thống truy xuất lại dữ liệu không định hình được chính xác.

Lỗi Firmware: Một số lỗi liên quan đến firmware, do đó các hãng thường đưa ra bản cập nhật. Nếu bạn không cập nhật phần mềm camera, nó có thể không hoạt động tốt hoặc không ghi được.

Một số nguyên nhân về kỹ thuật lắp đặt và lỗi thiết bị cũng sẽ gây ra tình trạng không xem lại được camera.

Khắc phục lỗi camera ko lưu dữ liệu năm 2024

2. Chi tiết những lỗi không xem lại được của Camera Wifi

Camera wifi là loại thiết bị kết nối không dây có giá thành khá rẻ và cài đặt sử dụng đơn giản, đồng thời tích hợp nhiều tính năng như xem qua điện thoại, đàm thoại 2 chiều và có khả năng sử dụng ngay sau khi tự cài đặt. Các camera wifi thường sử dụng thẻ nhớ micro SD để lưu trữ và ghi hình video, và tùy thuộc vào loại camera, chúng có thể hỗ trợ các thẻ nhớ dung lượng tối đa từ 128G đến 256G. Tuy nhiên, có những vấn đề gây ra lỗi camera wifi không xem lại được, mời các bạn cùng tìm hiểu!

2.1. Xem lại không đúng cách

Về cơ bản, trên mỗi ứng dụng cũa mỗi dòng camera đều có chức năng Xem lại. Các bạn hãy tìm đúng chức năng Xem lại / phát lại/ Playback... ở trên phần mềm xem camera.

Tiếp theo phải chọn đúng xem lại dữ liệu trên thẻ nhớ hoặc đám mây. Vì một số dòng Camera có thể lưu trữ trên Cloud (Đám mây) hoặc thẻ nhớ. Đa số khách hàng khi lắp đặt đều lựa chọn lưu trên thẻ nhớ, vì sử dụng Cloud phải trả phí hàng tháng.

Nếu bạn chắc chắn thao tác xem lại đúng mà vẫn không xem lại được, thì hãy thử kiểm tra các lỗi khác nhé.

2.2. Lỗi cài đặt ngày giờ không đúng với thời gian thực

Nếu thời gian hiển thị trên camera wifi không đúng với thời gian hiện tại, bạn sẽ không thể xem lại được video trong khoảng thời gian đó. Camera vẫn hoạt động và ghi hình theo thời gian hiển thị trên camera chứ không theo thời gian thực.

Ví dụ, nếu thời gian hiển thị trên camera là 12 giờ ngày 1/1/2000 trong khi thời gian hiện tại là 12 giờ ngày 15/3/2023, bạn sẽ phải chọn mốc thời gian về năm 2000 để xem lại video.

Có nghĩa là lúc này, dữ liệu camera wifi vẫn có trong thẻ nhớ, nhưng bạn không thể xem lại được vì không xác định được đúng khoảng thời gian cần xem. Hoặc một số camera không cho xem lại khoảng thời gian quá xa trước đó.

Để khắc phục lỗi này thì bạn chỉ cần vào phần cài đặt thời gian của Camera wifi, rồi chỉnh lại đúng với múi giờ hiện tại. Nếu đã chỉnh rồi mà camera vẫn bị lỗi thời gian, thì có thể camera wifi đã bị lỗi firmware. Lúc này cần update, reset cứng, hoặc đem đi sửa chữa camera wifi.

2.3. Lỗi do thẻ nhớ Camera Wifi

Lỗi thẻ nhớ là vấn đề thường gặp nhất của Camera WIfi. Có một vài nguyên nhân khác nhau về vấn đề thẻ nhớ của Camera wifi:

* Chưa định dạng thẻ nhớ

Khi mới lắp thẻ nhớ vào Camera wifi, bạn cần phải khởi tạo thẻ nhớ, hay còn gọi là định dạng hoặc Format. Kể cả thẻ nhớ mới hoặc sử dụng lại thẻ nhớ cũ. Việc này giúp thẻ nhớ đúng định dạng phù hợp với chiếc camera wifi bạn đang sử dụng.

Nếu đã format thẻ nhớ mà thẻ nhớ vẫn không lưu được dữ liệu, hoặc format thẻ nhớ không được. Lúc này lỗi từ phía thẻ nhớ, thực hiện kiểm tra bước tiếp theo.

* Camera không nhận thẻ nhớ hoặc không định dạng được thẻ nhớ

Bạn kiểm tra trong phần cấu hình của Camera mà không thấy nhận thẻ nhớ. Thì nguyên nhân là do thẻ nhớ bị hư, hoặc do camera wifi đó kén thẻ nhớ. Hoặc camera có nhận thẻ nhớ, nhưng khi định dạng đều báo "không thành công". Hãy thực hiện vài bước kiểm tra sau đây:

Lắp thẻ nhớ sang camera khác xem có hoạt động ổn định không?

Lắp thẻ nhớ vào đầu đọc thẻ hoặc điện thoại để format rồi sử dụng lại.

Thay thẻ nhớ hãng khác vào camera wifi. Để xem có phải dòng camera đó kén thẻ nhớ hay không?

Nếu lắp thẻ nhớ sang thiết bị khác mà thẻ vẫn không nhận, thì thao tác đơn giản là bỏ thẻ đó vào thùng rác và mua thẻ mới.

* Thẻ nhớ có dung lượng lớn hơn so với camera hỗ trợ

Các dòng camera wifi đều có thông số kỹ thuật chi tiết về dung lượng bộ nhớ tối đa. Nếu sử dụng thẻ lớn hơn thì camera sẽ không hoạt động đúng do quá tải định mức cho phép.

Ví dụ Camera Ezviz C6N hỗ trợ thẻ nhớ tối đa 256GB. Nhưng nếu bạn lắp thẻ 512GB thì camera sẽ không nhận, hoặc không đồng bộ vấn đề hoạt động ghi hình với thẻ nhớ được. Do đó không có dữ liệu cho bạn xem lại.

* Không lắp thẻ nhớ cho camera wifi

Camera không có thẻ nhớ có xem lại được không? Câu trả lời là có nhé, vẫn có thể xem lại trong hai trường hợp sau:

- Nếu bạn sử dụng dịch vụ lưu trữ Cloud. Tuy nhiên bạn phải trả phí hàng tháng cho dịch vụ Cloud. - Nếu bạn kết nối camera wifi với đầu ghi, lúc này dữ liệu được lưu trữ trên ổ cứng của đầu ghi, và bạn có thể xem lại được.

Còn nếu bạn không lắp thẻ nhớ, mà cũng không sử dụng dịch vụ Cloud, thì bạn không thể xem lại camera được nhé.

Khắc phục lỗi camera ko lưu dữ liệu năm 2024

2.4. Lỗi do cài đặt sai chế độ ghi hình

Camera wifi có nhiều chế độ ghi hình như:

  • Ghi hình liên tục 24/24
  • Ghi hình khi có chuyển động
  • Ghi hình khi có âm thanh bất thường
  • Ghi hình khi phát hiện người và phương tiện
  • Ghi hình trong một không gian nhất định: Ví dụ chỉ ghi hình ở góc có cổng ra vào, còn góc khác không ghi hình.
  • Ghi hình theo khoảng thời gian nhất định: Ví dụ chỉ ghi hình từ 12h đêm đến 5h sáng hàng ngày.

Ví dụ bạn đặt chế độ ghi hình khi có chuyển động từ 12h đêm tới 5h sáng. Thì bạn không thể xem lại camera vào khoảng 11h đêm, vì lúc đó camera wifi không ghi lại dữ liệu vào thẻ nhớ. Bạn chỉ có thể xem dữ liệu từ lúc 12h đêm đến 5h sáng, và phải có hoạt động chuyển động thì mới có dữ liệu để xem lại.

Bạn có thể cài đặt các chế độ ghi hình phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Nếu ghi hình 24/24: Tốn dung lượng thẻ nhớ, khoảng thời gian lưu trữ được ngắn ngày. Ví dụ thẻ 64GB chỉ lưu được khoảng 5-7 ngày. Nhanh hư thẻ nhớ hơn vì thẻ phải hoạt động liên tục. Nhưng dữ liệu xem lại được đầy đủ.

Ghi hình khi có điều kiện:

Ví dụ như chỉ ghi hình vào thẻ nhớ khi phát hiện chuyển động, hoặc phát hiện hình dáng người, hoặc phát hiện chuyển động ở khu vực cửa ra vào.

Với chế độ ghi hình này, bạn có thể tiết kiệm dung lượng thẻ nhớ, thời gian lưu trữ dài hơn nhiều tùy thuộc vào khu vực quan sát có nhiều chuyển động hay không? Thẻ nhớ bền hơn vì ít phải hoạt động hơn. Nhưng dữ liệu xem lại không được đầy đủ.

2.5. Vượt quá thời gian camera có thể lưu trữ

Đây là vấn đề đa số khách hàng sau khi sử dụng một thời gian đều thắc mắc. Camera sẽ tự động xóa dữ liệu cũ nhất và ghi đè dữ liệu mới nhất vào thẻ nhớ. Do đó nếu bạn muốn xem lại camera trong khoảng thời gian xa hơn so với dung lượng lưu trữ cho phép thì không thể xem lại được.

Ví dụ bạn có thẻ nhớ 64GB, có thể lưu trữ dữ liệu 7 ngày, nếu bạn muốn xem dữ liệu 8 ngày trước đó thì không thể, vì ngày thứ 8 đã bị xóa và ghi đè dữ liệu của ngày mới nhất rồi.

Do vậy các bạn cần cân nhắc khi lựa chọn dung lượng thẻ nhớ phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu nhiều dữ liệu quan trọng, hãy chọn thẻ nhớ có dung lượng lớn để có thể xem lại khi cần thiết.

2.6 Lỗi do bộ nguồn Camera Wifi bị yếu điện

Bộ nguồn camera Wifi thông thường sử dụng loại 5V và 12V. Qua quá trình sử dụng lâu ngày bộ nguồn bị suy hao gây yếu điện. Lúc này bộ nguồn chỉ đủ nuôi camera quan sát hình ảnh bình thường, nhưng hơi thiếu nguồn để tải cho thẻ nhớ hoạt động.

Một nguyên nhân khác nữa là sử dụng bộ nguồn không phải của camera, ví dụ như sử dụng cục sạc của điện thoại. Camera vẫn có thể hoạt động, nhưng cường độ dòng điện của cục sạc điện thoại lại nhỏ hơn của bộ nguồn camera, do đó có thể gây ra tình trạng yếu nguồn.

2.7. Lỗi kết nối mạng của Camera wifi quá yếu

Khi bạn xem lại tức là đang truy xuất lại dữ liệu trong thẻ nhớ của Camera Wifi. Do đó sẽ tốn lưu lượng mạng hơn so với xem camera trực tiếp. Vì dữ liệu xem lại sẽ nặng hơn xem trực tiếp.

Nếu mạng kết nối của Camera wifi quá yếu, khiến cho việc load dữ liệu lên không thể tải nổi. Bạn sẽ thấy mũi tên quay tròn, và một lúc load không được sẽ báo lỗi.

Cách khắc phục là để camera wifi ở gần vị trí có mạng mạnh, hoặc kết nối dây tới camera wifi, hoặc kiểm tra lại hệ thống mạng nhà mình.

Nếu chắc chắn rằng mạng nhà bạn không bị yếu, thì do camera kết nối bị yếu, có thể do phần cứng camera bị lỗi, hoặc lỗi firmware. Hãy nhờ kỹ thuật viên camera đến kiểm tra và xử lý lỗi.

Khắc phục lỗi camera ko lưu dữ liệu năm 2024

3. Camera sử dụng đầu ghi không xem lại được

Khác với camera wifi, hệ thống camera sử dụng đầu ghi sẽ có ổ cứng lưu trữ dữ liệu lắp bên trong đầu ghi. Ổ cứng cho camera cũng tương tự như ổ cứng của máy tính. Dùng để lưu trữ dữ liệu ghi hình của camera. Nếu bạn gặp phải lỗi camera không xem lại được, thì hãy tìm hiểu các nguyên nhân dưới đây:

3.1. Xem lại camera không đúng cách

Đối với hệ thống camera sử dụng đầu ghi hình có nhiều cách xem lại hơn camera wifi, do có nhiều trình quản lý camera hơn. Các bạn có thể xem lại camera trực tiếp trên màn hình tivi, hoặc xem trên phần mềm quản lý camera trên máy tính, hoặc xem lại trên điện thoại.

Thao tác xem lại trên màn hình tivi là dễ nhất, và cũng nhanh nhất vì bạn đang truy cập trực tiếp vào ổ cứng bên trong đầu ghi. Chỉ cần thao tác đúng là được.

Nếu xem lại trên máy tính và điện thoại thì thao tác trên phần mềm có phần phức tạp hơn. Tuy nhiên nếu bạn chưa biết cách xem lại thì hãy nhờ kỹ thuật viên camera hướng dẫn nhé.

3.2. Thời gian trên đầu ghi không đúng

Nếu cài đặt sai ngày giờ, việc xem lại cũng rất khó khăn, vì không xác định được chính xác thời gian cần xem. Nên khi cài đặt đầu ghi hình, chú ý giờ trên đầu ghi hình phải cùng múi giờ hiện tại bên ngoài.

Một số trường hợp bị sai ngày giờ là do pin CMOS trong đầu ghi bị hết, không còn nuôi được đồng hồ chạy ngầm trên đầu ghi. Biểu hiện là bạn sẽ thấy múi giờ trên đầu ghi bị nhảy về năm rất xa, ví dụ như 1970 hoặc 2000. Khi pin CMOS bị hết, thì cứ mỗi lần bị cúp điện, đầu ghi sẽ nhảy về thời gian rất xa. Để khắc phục tình trạng này thì bạn cần phải thay pin CMOS.

3.3. Cài đặt các chế độ ghi hình chưa đúng

Có nhiều tùy chọn cài đặt cho các chế độ ghi hình, nếu cài đặt không đúng, sẽ dẫn tới việc camera không có bản ghi, đầu ghi camera không lưu trữ được dữ liệu.

* Chưa kích hoạt chế độ ghi hình

Lỗi này hay gặp khi bạn lắp thêm camera vào đầu ghi hình. Ví dụ đang sử dụng 6 camera, giờ lắp thêm 2 camera nữa. Mà 2 mắt mới chưa bật chế độ ghi hình thì bạn sẽ không xem lại được 2 camera đó.

Thông thường mặc định các đầu ghi đều đặt sẵn chế độ tự động ghi hình. Tuy nhiên một số trường hợp các kỹ thuật viên sẽ tắt tính năng ghi hình đối với những kênh chưa sử dụng. Do đó khi lắp thêm mắt camera các bạn chú ý kiểm tra xem đã bật chế độ ghi hình cho kênh mới chưa nhé.

* Thiết lập thời gian ghi hình chưa đúng

Thông thường đầu ghi đặt sẵn chế độ ghi hình là 24/24. Tuy nhiên một số cài đặt nhầm lẫn khiến cho việc ghi hình bị ngắt quãng. Hoặc người sử dụng đặt chế độ ghi hình theo khung giờ nhất định. Đôi khi chỉ là vô tình nhưng khiến cho camera không lưu dữ liệu lại và bạn không thể xem lại được.

* Chưa bật chế độ ghi đè

Chế độ ghi đè là tính năng cho phép tự động xóa dần khi đầy ổ cứng và ghi đè dữ liệu mới nhất lên.

Thông thường các đầu ghi camera đều đã tự động bật chế độ ghi đè. Tuy nhiên vì một số lý do nào đó mà bạn vô tình tắt đi, hoặc đầu ghi không tự bật chế độ ghi đè. Hãy kiểm tra lại phần này nhé.

Nếu chưa bật tính năng ghi đè này, khi ổ cứng đầy dữ liệu thì sẽ ngưng không ghi nữa. Và bạn sẽ không xem lại được camera.

Khắc phục lỗi camera ko lưu dữ liệu năm 2024

3.4. Nguồn điện đầu ghi bị yếu

Bộ nguồn của đầu ghi camera cũng là nguồn 12V. Vừa phải cung cấp điện cho đầu ghi và cả ổ cứng. Nếu hoạt động lâu ngày thì bộ nguồn sẽ bị suy hao, lúc đó không đủ điện cung cấp cho ổ cứng. Dẫn tới việc đầu ghi không nhận ổ cứng, và sẽ có báo lỗi ổ cứng. Thông thường đầu ghi sẽ kêu tít tít khi lỗi ổ cứng.

Khi nguồn điện bị yếu dẫn tới việc ổ cứng bị lỗi, thì camera sẽ không ghi hình lại được. Và tất nhiên bạn không thể xem lại camera được.

Hãy thử lấy bộ nguồn khác cùng điện áp để thay thế. Nếu vẫn bị hãy tính toán đến trường hợp ổ cứng bị lỗi.

3.5. Lỗi liên quan đến ổ cứng

Lỗi ổ cứng khiến cho việc dữ liệu không thể lưu trữ, và cũng không thể xem lại được. Tại sao camera không có bản ghi? Tại sao không xem lại được camera trên điện thoại? Mời các bạn cùng tìm hiểu các nguyên nhân liên quan đến ổ cứng sau đây:

* Chưa format ổ cứng

Khi mới lắp ổ cứng mới cho đầu ghi Camera, thì bạn phải định dạng (format) ổ cứng trước. Để cho đầu ghi với ổ cứng nhận dạng nhau với thông số chuẩn nhất. Sẽ giúp cho việc ghi hình được chuẩn nhất.

* Ổ cứng bị treo

Ổ cứng bị treo không chỉ gặp ở đầu ghi camera, mà các hệ thống khác như máy tính cũng xảy ra trường hợp này.

Ổ cứng bị treo là hiện tượng ổ cứng đang hoạt động bình thường nhưng bị ngưng ở một giai đoạn nào đó. Khi đó đầu ghi camera không ghi hình liên tục, khiến cho dữ liệu không ghi lại đầy đủ. Và bạn không thể xem lại đầy đủ được toàn bộ dữ liệu.

Nguyên nhân có thể do lỗi kỹ thuật của ổ cứng, lỗi hoạt động lâu ngày làm ổ cứng kém đi. Vì ổ cứng camera phải hoạt động 24/24 liên tục trong nhiều ngày.

Nếu ổ cứng thường xuyên bị treo, hãy format lại và sử dụng tiếp. Nếu vẫn thấy hiện tượng bị treo, hãy đem đến trung tâm bảo hành. Hoặc mua ổ cứng khác thay thế để đảm bảo dữ liệu được ghi hình đầy đủ nhất.

* Ổ cứng không hoạt động

Nếu bạn kiểm tra thấy đầu ghi không nhận ổ cứng, đầu ghi báo lỗi kêu tít tít, cắm điện không thấy ổ cứng quay. Vậy thì rất nhiều khả năng là ổ cứng đã bị hư.

Khi ổ cứng bị hư thì chắc chắn bạn sẽ không thể xem lại camera được.

Hãy đem ổ cứng đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra, nếu hư mainboard của ổ cứng thì có thể dễ dàng thay thế. Nếu ổ cứng camera bị hư bên trong thì hãy mua ổ mới thay vì sửa chữa.

* Do cáp dữ liệu của ổ cứng hoặc dây nguồn bị lỗi

Dây nguồn ổ cứng và dây cáp dữ liệu kết nối giữa đầu ghi và ổ cứng bị lỗi, bị lỏng, bị bụi vào chân cắm... cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng đầu ghi không kết nối được với ổ cứng. Dẫn tới việc không ghi lại dữ liệu của camera được. Và bạn không thể xem lại được.

* Ổ cứng camera có dung lượng cao hơn định mức đầu ghi hỗ trợ

Các đầu ghi hình đều có ghi rõ thông số kỹ thuật hỗ trợ ổ cứng dung lượng bao nhiêu. Có đầu ghi hỗ trợ ổ cứng tối đa 6TB, có đầu ghi hỗ trợ 2 ổ cứng mỗi ổ tối đa 10TB...

Ví dụ đầu ghi chỉ hỗ trợ ổ cứng tối đa 6TB, mà bạn lắp ổ cứng 8TB thì hoạt động ghi hình sẽ bị lỗi. Và bạn không thể xem lại camera được.

Khắc phục lỗi camera ko lưu dữ liệu năm 2024

3.6. Camera không hoạt động

Trong hệ thống camera sử dụng đầu ghi có nhiều mắt camera. Vì một vài lý do gì đó, một mắt camera không hoạt động, sẽ dẫn tới việc dữ liệu ghi hình chỉ có một màu đen.

Thực tế thì khi mắt camera không hoạt động, dữ liệu vẫn được ghi lại vào ổ cứng, vẫn xem lại được nhưng chỉ là màn hình màu đen với đồng hồ nhảy số.

Việc kiểm tra xem mắt camera còn hoạt động hay không rất dễ, chỉ cần xem trực tiếp là biết. Hoặc có thể kiểm tra xem do mắt camera bị hư, do dây tín hiệu bị đứt, do jack tín hiệu bị lỗi hay do cổng cắm vào đầu ghi bị lỗi.

3.7. Vượt quá thời gian Camera có thể lưu trữ

Một số khách hàng muốn xem lại dữ liệu ở những ngày trước khá xa, tuy nhiên dung lượng ổ cứng chỉ cho phép lưu trữ ở trong khoảng 1 thời gian nhất định. Do đó sẽ dẫn đến việc không thể xem lại được.

Ví dụ: Hệ thống camera 4 mắt sử dụng ổ cứng 1TB, thì thời gian lưu trữ khoảng 20-25 ngày. Nếu bạn muốn xem lại dữ liệu trước đó tận 30 ngày thì sẽ không thể xem lại được.

3.8. Một số lỗi khác khiến không xem lại được Camera

Những lỗi sau đây rất ít gặp:

  • Định dạng file ghi hình của đầu ghi bị thay đổi. Khiến cho việc truy xuất để xem lại không đúng.
  • Hệ thống camera bị hack và bị thay đổi cài đặt.
  • Không nhớ mật khẩu đăng nhập: Cái này là do lỗi người dùng chứ không phải lỗi của hệ thống camera.
  • Đầu ghi bị lỗi: Một số trường hợp đầu ghi bị lỗi một phần nhỏ, khiến không thể ghi hình. Tuy nhiên, thông thường đầu ghi bị lỗi sẽ có thông báo tít tít, hoặc không hoạt động... và bạn sẽ biết ngay để có thể sửa chữa kịp thời.
  • Lỗi mạng: Việc lỗi mạng kết nối từ đầu ghi ra internet cũng khiến bạn không thể xem camera từ xa. Nhưng vẫn có thể xem camera trực tiếp trên màn hình tivi.

4. Những lưu ý khi sử dụng hệ thống Camera quan sát

Sử dụng hệ thống camera quan sát là một cách hiệu quả để giám sát và bảo vệ tài sản, con người và môi trường. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống này cũng đòi hỏi sự cẩn trọng và lưu ý đến một số vấn đề sau:

Tuân thủ quy định về quyền riêng tư: Việc giám sát bằng camera có thể dễ dàng xâm phạm đến quyền riêng tư của mọi người. Do đó, khi sử dụng hệ thống này, bạn cần tuân thủ các quy định về quyền riêng tư, nhất là khi cài đặt camera tại những nơi như phòng ngủ, phòng tắm, nhà vệ sinh.

Lựa chọn địa điểm lắp đặt phù hợp: Bạn cần lựa chọn địa điểm lắp đặt phù hợp để đảm bảo camera quan sát đủ tầm nhìn và không bị che khuất. Đồng thời, bạn cũng cần cân nhắc để tránh lắp đặt camera ở những nơi gây khó chịu, như trong nhà hàng, phòng khách, góc chơi đùa của trẻ em,...

Kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên: Để hệ thống camera quan sát hoạt động ổn định và hiệu quả, bạn cần kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên. Điều này đảm bảo rằng camera sẽ hoạt động đúng cách khi cần thiết và giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị.

Lưu trữ dữ liệu một cách an toàn: Dữ liệu thu thập từ camera quan sát là những thông tin quan trọng và nhạy cảm, cần được lưu trữ một cách an toàn và bảo mật. Bạn nên sử dụng các thiết bị lưu trữ đáng tin cậy và tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin.

Với những lưu ý trên, bạn có thể sử dụng hệ thống camera quan sát một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn cho mọi người trong môi trường của mình.

5. Lời kết

Việc camera không xem lại được có thể gây nhiều phiền toái nếu gặp phải tình huống cực kỳ quan trọng. Do đó khi lắp đặt hệ thống camera giám sát, bạn hãy chú ý tới những yếu tố có thể gây lỗi tới hệ thống. Và thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống camera thường xuyên. Để đảm bảo hệ thống camera hoạt động trơn tru, và đặc biệt giúp xử lý những tình huống quan trọng khi cần xem lại. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp quý vị hiểu và biết cách khắc phục camera bị lỗi không xem lại được. Chúc các bạn luôn thành công trong cuộc sống.