Insert để tắt chế độ chèn đè như thế nào năm 2024

Bên dưới Tùy chọn chỉnh sửa, hãy xóa cả hộp kiểm Sử dụng phím Insert để điều khiển phương thức gõ đè và sử dụng phương thức gõ đè.

Insert để tắt chế độ chèn đè như thế nào năm 2024

Bạn cần thêm trợ giúp?

Bạn muốn xem các tùy chọn khác?

Khám phá các lợi ích của gói đăng ký, xem qua các khóa đào tạo, tìm hiểu cách bảo mật thiết bị của bạn và hơn thế nữa.

Cộng đồng giúp bạn đặt và trả lời các câu hỏi, cung cấp phản hồi và lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia có kiến thức phong phú.

Như chúng ta đã biết, công dụng của phím Insert là bật tắt chế độ ghi đè trong Microsoft Word hay các chương trình xử lý văn bản tương tự, nhưng mấy khi bạn dùng tới nó. Tại sao bạn không vô hiệu hóa phím Insert luôn cho “rảnh mắt, nhẹ tay” nhỉ? Bạn có thể làm theo cách sau:

Vô hiệu hoá phím Insert trong MS Word

Như chúng ta đã biết, công dụng của phím Insert là bật tắt chế độ ghi đè trong Microsoft Word hay các chương trình xử lý văn bản tương tự, nhưng mấy khi bạn dùng tới nó. Tại sao bạn không vô hiệu hóa phím Insert luôn cho “rảnh mắt, nhẹ tay” nhỉ? Bạn có thể làm theo cách sau:

- Mở Word, vào menu Tools Macro Record New Macro.

- Trong mục Macro name, bạn gõ DoNothing.

- Nhấn nút Keyboard.

- Tại mục Press new shortcut key, nhấn phím Insert. Từ Insert sẽ xuất hiện. Tiếp theo, bạn nhấn Assign, nhấn Close.

- Quay lại hộp thoại chính, một thanh công cụ Stop Recording sẽ xuất hiện. Bạn phải nhấn chọn Stop ngay lập tức.

Như vậy, bạn đã tạo một Macro có công dụng “không làm gì cả” cho phím Insert. Lần sau, khi bạn nhấn Insert, nó sẽ chẳng làm gì cả.

Nếu bạn nhấn phím Insert mà nó vẫn làm một điều gì đó, có nghĩa trong quá trình tạo Macro, bạn đã làm một thao tác thừa nào đó trước khi nhấn Stop. Bạn phải tạo lại Macro này và nhớ xóa Macro vừa tạo ra bằng cách vào Tools Macro Macros, chọn Macro vừa tạo và nhấn Delete.

Tính toán trong MS Word

Trong nhiều trường hợp, người dùng có nhu cầu tính toán trong văn bản của mình. Biết vậy nên MS Word được trang bị một công cụ để chiều lòng các “thượng đế”, đó là trường (field), dùng để tính cả ở trong bảng lẫn mọi nơi trên văn bản.

- Tính toán trong bảng: Khi bạn dùng lệnh Table Formula tức là bạn đã chèn một trường tính toán. Trường tính toán bắt đầu bằng dấu bằng. Cách thức hoạt động của công thức (hoặc hàm) cũng như địa chỉ tham chiếu đến các ô trong bảng tương tự như trong Excel. Nếu nhìn thấy công thức =SUM(LEFT) hoặc =SUM(ABOVE) cứ trơ như đá khi bạn sao chép hoặc thay đổi giá trị của các ô, bạn chớ vội tưởng công thức này chỉ có giá trị một lần và sao chép sang vị trí khác thì không dùng được. Trong trường hợp này, chọn trường công thức rồi nhấn F9 để Word cập nhật lại giá trị của nó. Nếu muốn Word tự động cập nhật các trường khi in, vào menu Tools Options > chọn thẻ Print > chọn Update fields. Các trường không được cập nhật ngay nhưng mỗi khi thực hiện lệnh Print (hoặc xem bằng Print Preview cũng được), Word sẽ tự động làm điều này cho bạn.

- Tính toán trên văn bản: Bạn có một số tổng cộng và các số hạng chi tiết của nó nằm rải rác trên văn bản. Vì thường xuyên phải điều chỉnh các số liệu chi tiết nên bạn muốn số tổng cộng phải được cập nhật tự động nhằm tránh sai sót. Trước tiên, bạn đánh dấu các số liệu chi tiết bằng lệnh Bookmark trong menu Insert. Sau đó, dùng trường công thức để tính toán dựa theo tên của các bookmark. Ví dụ: ta có 3 giá trị 14500, 65000, 2450 với tên bookmark lần lượt là solieu1, solieu2, solieu3, hãy gõ cấu trúc mã trường như sau (trước tiên nhấn Ctrl+F9 để có cặp ngoặc nhọn rồi gõ công thức vào bên trong):

{=solieu1+solieu2+solieu3 # “

0.00}. Kết quả hiển thị là 81950.00. Bây giờ, dù các chi tiết có thay đổi, bạn cũng không phải lo đến số tổng nữa, Word sẽ tự động cập nhật khi bạn in ra giấy. Bạn có thể cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa... các bookmark này thoải mái như làm trong Excel vậy.

Soạn thư mời họp bằng MS Word 2000

Bạn đang băn khoăn không biết phải soạn một lá thư mời họp (họp chi đoàn của lớp chẳng hạn) như thế nào mới đúng kiểu? Tại sao bạn không nhờ đến Word nhỉ, MS Word 2000 cung cấp cho bạn một “thuật sĩ” để làm điều này.

Đầu tiên, vào File New, chọn thẻ Other Documents, chọn Agenda Wizard, nhấn OK. Hộp thoại Agenda Wizard xuất hiện, nhấn Next. Tại bước này, bạn chọn một trong ba kiểu mẫu mà Word cung cấp sẵn và nhấn Next.

Ở phần Details, gõ ngày, giờ, tên, địa điểm tổ chức buổi họp, sau đó nhấn Next để tiếp tục.

Ở phần Headings, đánh dấu chọn hai mục là Type of meeting và Special notes, nhấn Next.

Qua phần Names, đánh dấu chọn ba mục đầu tiên và nhấn Next.

Trong phần Topics, khung Agenda Topic, gõ vào tên của cuộc họp. Khung Person, gõ vào số người tham dự, khung Minutes, gõ thời gian bắt đầu cuộc họp, sau đó nhấn Add rồi nhấn Next.

Phần Minutes, bạn chọn No rồi nhấn Next, nhấn Finish để kết thúc.

Đợi một chút, Word sẽ tạo ra cho bạn một lá thư. Tuy nhiên, do đây là sản phẩm của Microsoft nên thư soạn ra vẫn còn tiếng Anh, bạn phải chỉnh sửa lại đôi chỗ. Cụ thể là: