Hướng dẫn vệ sinh môi trường trong nhóm lớp

4. Vệ sinh trường mầm non

4.1. Chức năng của trường mầm non

Trường mầm non là công trình xây dựng phục vụ việc nuôi dạy trẻ nhỏ, góp phần quan trọng vào việc dạy trẻ có khoa học, tạo điều kiện để rèn luyện thể lực, giáo dục toàn diện cho trẻ.

Phòng nhóm được thiết kế hợp lí, thuận tiện có các trang thiết bị phù hợp sẽ góp phần đáng kể vào việc giáo dục nếp sống văn hóa cho trẻ, giảm nhẹ sức lao động cho giáo viên, tham gia phòng bệnh cho trẻ.do vậy việc bố trí, thiết kế và trang bị tiện nghi cho trường mầm non cần dựa vào các chức năng sau:

Hướng dẫn vệ sinh môi trường trong nhóm lớp

a/ Chức năng chăm sóc trẻ em

Các phòng phải được bố trí riêng biệt, thuận tiện, có đủ tiện nghi sinh hoạt như ở gia đình.

b/ Chức năng giáo dục trẻ em

Cần có đủ trang thiết bị cho trẻ hoạt động, tạo điều kiện phát triển trẻ toàn diện.

c/ Chức năng phòng bệnh cho trẻ em

Trường mầm non phải có tính chất như một công trình y tế, có các trang thiết bị cần thiết, đảm bảo an toàn vệ sinh, hạn chế bệnh tật cho trẻ, nhất là các bệnh truyền nhiễm.

4.2. Yêu cầu về quy hoạch và xây dựng

a/ Chọn địa điểm và khu đất

- Trường mầm non phải được xây dựng ở 1 trung tâm dân cư nhất định.

- Gần nguồn nước sạch.

- Ở nơi yên tĩnh, có không khí trong lành, mát mẻ, cách xa đường giao thông lớn, xa nhà máy, xí nghiệp, và những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn.

- Diện tích phù hợp: khu đất phải có diện tích thích hợp để xây đủ các phòng cho nhóm trẻ, có sân chơi, vườn cây, khu phục vụ chung.

Hướng dẫn vệ sinh môi trường trong nhóm lớp

b/ Các yêu cầu chung về việc xây dựng tòa nhà

- Yêu cầu về ánh sáng: Nên xây nhà theo hướng Nam, Đông Nam, cần sử dụng gam màu sáng sơn trên tường của tòa nhà.

- Yêu cầu về số tầng: Chỉ nên xây dựng tòa nhà dưới 2 tầng, trẻ lứa tuổi nhà trẻ nên sử dụng tầng dưới, trẻ mẫu giáo sử dụng tầng trên.

- Yêu cầu về cầu thang: Các tòa nhà 2 tầng cần xây dựng cầu thang chính và cầu thang dự phòng. Khi thiết kế cầu thang phải dựa vào kích thước trung bình bước chân trẻ và được bảo vệ bằng chấn song an toàn.

c/ Bố trí các phòng trong nhóm trẻ

Các nhóm trẻ cần phải có các phòng sau:

- Phòng tiếp nhận - Phòng tổ chức các hoạt động. - Phòng ngủ.

- Hiên chơi. - Khu vệ sinh. - Phòng chia ăn

4.3. Trang thiết bị cho trường mầm non

a/ Các yêu cầu chung

Trang thiết bị là toàn bộ các đồ dùng cần thiết phục vụ việc chăm sóc và giáo dục trẻ như đồ gỗ, đồ chơi, các tài liệu học tập, dụng cụ vệ sinh... các trang thiết bị này cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phù hợp với lứa tuổi và tầm vóc của trẻ.

- Làm từ vật liệu nhẹ, bền, được phủ bên ngoài bằng lớp bọc có màu tươi sáng.

- Thiết kế đơn giản, không cầu kì, cồng kềnh, làm bừa bộn, gây trở ngại cho trẻ.

- Tháo lắp được dễ dàng, thuận tiện khi vận chuyển, vệ sinh.

b/ Các trang thiết bị cần thiết

- Giường ngủ: mỗi trẻ cần có dường ngủ riêng, có kích thước theo độ tuổi.

- Bàn ghế: dùng cho trẻ khi ngồi học, chơi, ăn.

- Tủ: gồm tủ đựng quần áo, tủ bày đồ chơi, tủ đựng tài liệu học tập.

- Các đồ dùng sinh hoạt gồm: đồ dùng cá nhân như khăn mặt, thìa, ca cóc, bát...

- Đồ chơi và tài liệu học tập: sử dụng đồ chơi và các tài liệu học tập cho trẻ từ các chất liệu khác nhau như:

+ Đồ chơi bằng gỗ có đặc điểm khô chắc.

+ Đồ chơi bằng nhựa, cao su có đặc điểm bền màu, nhẹ, vi khuẩn khó tồn tại.

+ Đồ chơi bằng giấy có đặc điểm rẻ, thuận tiện, rất cần cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.

- Các dụng cụ y tế: cần thiết cho việc sơ cấp cứu trẻ cũng như thăm khám định kì cho trẻ hàng tháng.

Hướng dẫn vệ sinh môi trường trong nhóm lớp

4.4. Chế độ vệ sinh ở trường mầm non

a/ chế độ vệ sinh hằng ngày

- Vệ sinh nền nhà: cần lau nhà ít nhất 2-3 lần/1 ngày. Mỗi phòng cần có khăn lau riêng. Các phòng được lau bằng khăn ẩm, sau khi lau cần lau lại bằng khăn lau khô, sau đó tiến hành thông thoáng khí trong phòng. Khăn lau được giặc lại bằng chậu riêng, nước sạch, vắt và phơi khô hằng ngày.

- Vệ sinh đồ dùng: cần vệ sinh đồ dùng hàng ngày:

+ Các đồ dùng trong phòng: bàn, ghế, giường, tủ... được lau bằng khăn ẩm hằng ngày.

+ Các đồ dùng cá nhân như ca, thìa, bát, khăn... được rửa, giặt bằng xà phòng, luộc nước sôi 2 lần/tuần và thường xuyên phơi nắng.

+ Các đồ chơi phải được lau rửa thường xuyên bằng xà phòng.

+ Các đồ dùng vệ sinh: bô, xô, chậu... phải được thường xuyên cọ bằng xà phòng và phơi nắng.

b. Chế độ vệ sinh hàng tuần

Mỗi tuần phải tổ chức tổng vệ sinh chung trong toàn trường vào một ngày quy định.

- Tổng vệ sinh trong phòng trẻ bao gồm các việc cọ rửa nền nhà và lau khô, cọ rửa bàn ghế, quét trần tường, lau cửa kính, chớp, bóng đèn; rửa các đồ dùng, dụng cụ ăn uống của trẻ, giặc tất cả các khăn, phơi nệm, chiếu...

- Tổng vệ sinh nhà bếp: cọ rửa nhà bếp, toàn bộ xoan nồi, các dụng cụ nấu ăn và phơi khô; kiểm tra thực phẩm, phơi khô, tránh móc, mọt.

- Tổng vệ sinh sân vườn: quét dọn toàn bộ sân vườn, khơi thông cống rãnh.

c/ Chế độ vệ sinh hàng tháng, quý, năm

- Mỗi tháng tổng vệ sinh nhà cửa và các đồ dùng, định ngày giặt chăn màn, rèm cửa.

- Mỗi năm đóng cửa trường 3 ngày để tổng vệ sinh, tu bổ trường và phun thuốc diệt muỗi, ...