Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi theo chủ đề

Làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non đang được nhiều bậc phụ huynh tìm hiểu hiện nay. Bởi chúng ta tự làm đồ chơi cho bé xinh xắn ngay tại nhà mà không tốn kém chi phí nào. Để nắm bắt được cách làm cụ thể đối với mỗi món đồ chơi bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau của Siêu Thị Đồ Chơi Mầm Non nhé!

Làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non hiện đang là xu hướng được ưa chuộng và áp dụng nhiều. Bởi khi chúng ta tự làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non sẽ đem đến nhiều lợi ích sau:

Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi theo chủ đề
Làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non mang đến lợi ích gì?

Làm đồ chơi sáng tạo giúp bé vui chơi an toàn.

Việc làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non sẽ giúp bé vui chơi an toàn và ba mẹ yên tâm hơn. Bởi hiện có các loại đồ chơi cho trẻ mầm non được bán sẵn có chứa nhiều chất nhựa hữu cơ, chất bảo quản,…không đảm bảo an toàn, chất lượng. Nếu như tiếp xúc trực tiếp thì có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ thần kinh và hô hấp. Điều này sẽ thực sự nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ.

Khi chúng ta tự làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non sẽ tự xác định cũng như lựa chọn được nguyên liệu an toàn không có chứa các hóa chất độc hại. Ba mẹ hoàn toàn an tâm để cho bé vui chơi mà không phải lo lắng gì nhiều đến nguy cơ tiềm ẩn hoặc các hệ lụy mà con mình gặp phải.

Xem thêm: Yêu cầu sư phạm đối với đồ dùng dạy học đồ chơi tự tạo

Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi theo chủ đề
Giúp bé vui chơi an toàn

Làm đồ chơi sáng tạo tiết kiệm được nhiều chi phí khi mua đồ chơi cho bé.

Khi tự làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí mua đồ chơi giáo dục cho bé. Bởi trẻ em mầm non thường có tính hiếu kỳ và yêu thích những đồ chơi giáo dục bắt mắt, đòi bố mẹ mua cho. Đã có không ít gia đình mỗi năm phải bỏ ra nhiều tiền để mua đồ chơi cho bé.

Do đó khi tự làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non ba mẹ sẽ tiết kiệm được khoản chi phí vì có thể tận dụng được những nguyên liệu mua sẵn. Thay vì chúng ta tìm mua ở ngoài với giá thành đắt đỏ.

Giúp hoàn thiện nhân cách bé để tăng sự gắn bó.

Cuộc sống ngày càng hiện đại bận rộn đã khiến cho nhiều ba mẹ không có nhiều thời gian để cùng con chơi đùa. Khi tự làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non cũng là cách để bé tham gia góp sức giúp bé được gần gũi bố mẹ hơn. Đồng thời còn gắn kết với tình cảm gia đình trở nên khăng khít hơn.

Bên cạnh đó khi tự làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non cũng cần yêu cầu về sự cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì. Ba mẹ có thể gợi ý và bày cho trẻ cùng tham gia làm một số công việc đơn giản như: trang trí, cắt dán,…kết hợp cùng với việc dạy cho bé biết quý trọng công sức và thành quả của mình hơn.

Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi theo chủ đề
Giúp hoàn thiện nhân cách bé để tăng sự gắn bó

Cách làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non không hề khó và không mất quá nhiều thời gian. Đặc biệt khi chúng ta làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non sẽ tiết kiệm được tiền bạc. Hy vọng với những chia sẻ này đã giúp ba mẹ có thể làm được đồ chơi sáng tạo dành cho bé ngay tại nhà.

Tổ chức cho trẻ mẫu giáo tự làm đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non là một hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Đây cũng là một hình thức giáo dục trẻ có hiệu quả giúp hình thành và phát triển ở trẻ một số phẩm chất tốt đẹp như tính kiên trì, chủ động, sáng tạo, có thái độ sống tích cực, quan tâm đến mọi người xung quanh...

Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi theo chủ đề
Cô và bé cùng làm đồ chơi

Hiện nay, các trường mầm non, việc tổ chức hướng dẫn cho trẻ tự làm đồ dùng, đồ chơi cũng đã được giáo viên chú ý trong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động giáo dục ở trường theo chế độ sinh hoạt như: Trong hoạt động góc, hoạt động ngoài trời... Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chưa đều đặn, chưa rộng khắp và chưa thực sự đạt hiệu quả như vai trò, ý nghĩa vốn có của nó đối với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ mầm non.

Để giúp giáo viên mầm non thuận lợi hơn trong việc tổ chức hướng dẫn trẻ mẫu giáo làm đồ dùng đồ chơi có kết quả hơn chúng tôi xin trao đổi một số nội dung như sau:

Ngoài việc tự học, tham khảo sách báo về hướng dẫn làm đồ dùng, đồ chơi nhằm làm giàu ý tưởng, có nhiều thông tin và kinh nghiệm trong việc hướng dẫn trẻ làm đồ chơi thì trong công tác xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ theo từng chủ đề ở lớp, giáo viên cần xác định việc hướng dẫn trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi là một việc nhiệm vụ thường xuyên.

Ở mỗi chủ đề, giáo viên căn cứ vào kế hoạch giáo dục của lớp, xác định các đồ dùng, đồ chơi cần thiết tổ chức cho trẻ tự làm và chuẩn bị môi trường cho các hoạt động cụ thể, chuẩn bị các nguyên vật liệu cần thiết, phù hợp cho trẻ.

Trong quá trình hướng dẫn trẻ tự làm đồ dùng, đồ chơi có thể tổ chức vào các giờ: hoạt động góc, hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời... giáo viên cần lưu ý tới việc:

- Trao đổi, thảo luận hướng cho trẻ cách làm đồ dùng, đồ chơi theo trình tự "mở". Nghĩa là hướng trẻ bắt đầu từ việc tìm kiếm nguyên liệu phù hợp với ý tưởng đến việc sử dụng các kỹ năng đã biết để tạo nên đồ dùng, đồ chơi và học thêm các kỹ năng mới.

- Gợi ý giúp trẻ có ý tưởng làm đồ dùng, đồ chơi mới có chứa đựng các thông tin về chủ đề. Đối với trẻ mẫu giáo lớn thì việc gợi ý về ý tưởng cho trẻ tự làm đồ dùng, đồ chơi thường thuận lợi hơn đối với trẻ mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ. Giáo viên có thể trò chuyện, sử dụng tranh ảnh do giáo viên hay trẻ và cha mẹ trẻ sưu tầm, đoạn video... để khơi gợi ý tưởng cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung của chủ đề sắp hoặc đang khám phá.

- Nếu giáo viên chủ động nêu yêu cầu cụ thể cho trẻ, cần tạo điều kiện cho trẻ được khám phá, tiếp cận để tìm hiểu đầy đủ thông tin về đồ dùng, đồ chơi mà trẻ sẽ làm bằng cách: cho trẻ quan sát, sử dụng các giác quan để nghe, sờ, nhìn, gõ... khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, đoán, muốn làm thử... sau đó gợi ý, hướng dẫn cụ thể để trẻ có thể thực hiện từng bước để tạo ra sản phẩm. Ví dụ: Đối với chủ đề "Cây xanh quanh bé", giáo viên có thể làm các đồ dùng, đồ chơi là các loại hoa quả gần gũi với bé, giáo viên cần gợi ý, nhấn mạnh cho trẻ về đặc điểm riêng, nổi bật của từng loại hoa, quả thể hiện qua: hình dáng, màu sắc, kích thước, ích lợi, cách sử dụng...

- Việc tạo nhóm cho trẻ cùng làm đồ dùng, đồ chơi cần lưu ý đến sự hợp tác tự nguyện của mỗi trẻ, hứng thú và nhu cầu của trẻ. Không nên ép trẻ làm đồ dùng, đồ chơi mà trẻ không thích hoặc khi trẻ không muốn làm.

- Tôn trọng các lựa chọn khác nhau và nhu cầu thay đổi trong mỗi cách thể hiện của trẻ đối với đồ dùng, đồ chơi chúng làm ra. Làm được điều này nghĩa là giáo viên đã tạo điều kiện cho trẻ được phát huy sự sáng tạo trong việc làm và sử dụng sản phẩm của bản thân cũng như của các bạn đã làm ra.

- Việc lưu giữ và sử dụng các sản phẩm của trẻ: có sản phẩm được cô giáo trưng bày và giới thiệu cho các bạn là một niềm vui, niềm hãnh diện rất lớn với trẻ nhỏ, tạo động lực cho trẻ tích cực tham gia hoạt động. Giáo viên nên trưng bày, sử dụng và hướng dẫn trẻ sử dụng các sản phẩm đó góp phần tạo niềm vui và thu hút được nhiều trẻ có mong muốn làm, sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự làm ở các chủ đề.

Với một số trao đổi trên hy vọng rằng, các cô giáo sẽ quan tâm hơn đến việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ mầm non góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ bước vào học ở bậc phổ thông.