Hướng dẫn sử dụng bình ủ sữa

Mua sắm hạnh phúc, Kinh doanh hiệu quả

Công ty Cổ phần Vật Giá Việt Nam. Số GCNDT: 0102015284, cấp ngày 21/06/2012 Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội Trụ sở chính: 102 Thái Thịnh, P. Trung Liệt, Hà Nội Đà Nẵng: Tầng 6, Số 53 Nguyễn Văn Linh, TP Đà Nẵng

Hồ Chí Minh: Đường Lữ Gia, Quận 11, Hồ Chí Minh

Máy hâm sữa, bình ủ sữa được biết đến là thiết bị hỗ trợ “thần kỳ” dành cho các mẹ bỉm. Với tính năng hâm sữa nhanh, không làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa và an toàn khi sử dụng. Chính vì vậy, thiết bị này được nhiều mẹ bỉm yêu thích. Mặc dù, được giới thiệu là sản phẩm dễ sự dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng an toàn và không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Nếu bạn cũng thuộc trường hợp này, xin mời tiếp tục theo dõi bài viết để giải đáp vấn đề này nhé!

1. Máy hâm sữa, bình ủ sữa là gì?

Các mẹ bỉm thường hay nhầm lẫn máy hâm sữa là bình ủ sữa và ngược lại. Mặc dù, hai thiết bị này đều dùng để giữ nhiệt, làm nóng sữa cho trẻ. Tuy nhiên, chúng lại khái niệm, công năng và có cách sử dụng khác nhau. Đầu tiên, xin mời các mẹ bỉm cùng tìm hiểu khái niệm của 2 “trợ thủ” này:

a. Khái niệm máy hâm sữa

Máy hâm sữa được biết đến là thiết bị chuyên dùng để hâm nóng sữa cho trẻ em. Ngoài hâm nóng bình sữa, máy còn được dùng để hâm nước pha sữa, hâm đồ ăn và tiệt trùng một số thực phẩm dành riêng cho bé. Máy có khả năng làm nóng, giữ nhiệt là nhờ vào cách truyền nhiệt thông qua hơi nóng hoặc lớp thép ở thân máy. Sau đó, lan tỏa toàn hơi nóng cho toàn bộ bình sữa.

Hướng dẫn sử dụng bình ủ sữa


Máy hâm sữa có khả năng làm ấm 1 bình sữa
Cấu tạo của máy cũng khá đơn giản, gồm: thân máy và phích cắm. Trong đó, thân mấy được thiết lập bộ phận làm nóng và khoang rỗng để bỏ bình sữa. Tùy thuộc vào thiết kế, khoang để bình sữa có thể để từ 1-3 bình. Hầu hết cả sản phẩm hâm sữa đều được tích hợp chức năng hâm nóng siêu tốc. Do đó, khi bật nguồn điện, bạn chỉ cần chờ trong 2-3 phút là sữa đạt được nhiệt độ như mong muốn.

b. Bình ủ sữa là gì?

Bình ủ sữa là loại bình được thiết kế để giữ nhiệt cho bình sữa trong khoảng thời gian nhất định. Kiểu mẫu của dụng cụ này khá giống với bình giữ nước đá được bao phủ bởi một lớp xốp. Tuy nhiên, bình ủ sữa có cấu tạo và công năng hoàn toàn khác. Hiện nay, các bình ủ sữa đều có cấu tạo như sau:

- Lớp vỏ bên ngoài: Thường được làm từ nhựa dẽo hoặc inox siêu bền. Trong đó, sản phẩm được làm từ inox có độ bền, khả năng chịu gỉ sét, trầy xước và va đập tốt hơn. Chưa kể, bề mặt inox giúp sản phẩm luôn sáng bóng và đẹp như mới.


- Lớp cách nhiệt bên ngoài: đây là lớp có tính năng giúp bình ủ sữa tối đa hóa khả năng giữ nhiệt. Chúng thường được làm từ bông ép hoặc hợp chất bọt biển (được nén trong chân không). Nhờ đó, sản phẩm luôn đảm bảo nhiệt lượng không tỏa ra bên ngoài của chiếc bình.
- Lớp cách nhiệt bên trong: Đây là lớp tiếp xúc trực tiếp với bình sữa, nên chúng có khả năng cách nhiệt rất tốt. Đồng thời, giữ được hương vị và chất lượng sữa như mới pha.
Hướng dẫn sử dụng bình ủ sữa


Bình ủ sữa có tính năng giữ nhiệt từ 2-5 tiếng
Theo lời khuyên của các bác sĩ, mẹ bỉm nên để bình sữa vào bình ủ sữa ngay sau khi pha xong. Như vậy, nhiệt độ của sữa sẽ được giữ trong nhiều giờ đồng hồ. Điều này giúp mẹ bỉm cho bé uống dễ dàng mà không lo bị “rối” khi bé “đòi sữa” vì đói bụng.

2. Cách sử dụng máy hâm sữa, bình ủ sữa an toàn và đúng cách

Hiện nay, hầu hết mẹ bỉm đều sử dụng bình ủ sữa và máy hâm sữa trong quá trình nuôi dưỡng con trẻ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều mẹ bỉm thắc mắc về “cách sử dụng và có nên dùng 2 sản phẩm cùng lúc?”. Sau đây là một số chia sẻ hữu ích dành cho các mẹ bỉm:

a. Cách sử dụng máy hâm sữa an toàn

Đối với từng cách bảo quản sữa, mà mẹ bỉm sử dụng máy hâm sữa với thời gian, nhiệt độ và phương thức khác nhau. Dưới đây là một số phương thức cơ bản:
Các bước hâm sữa để ở ngăn mát tủ lạnh: Thông thường, các mẹ bỉm sau khi pha sữa hoặc vắt sữa sẽ bảo quản bằng cách để vào ngăn mát tủ lạnh. Đến khi cần dùng, thì chỉ cần để vào máy hâm sữa là được. Với cách bảo quản này, mẹ bỉm cần thực hiện 5 bước hâm sữa:

Bước 1: Lựa chọn bình sữa và vệ sinh khay chứa của máy hâm sữa.


Bước 2: Đổ sữa vào bình và đặt bình sữa vào khây đựng của máy.
Bước 3: Đối với máy sử dụng nước, thì bạn đổ nước sạch vào máy theo đúng mức quy định.
Bước 4: Kết nối nguồn điện, bật máy và cài đặt chế độ hâm nóng. Nhiệt độ sữa thích hợp khi bé uống sữa là 35-45 độ C. Tuy nhiên, sữa để trong ngăn mát sẽ lạnh hơn rất nhiều, nên bạn cần hâm ở nhiệt độ khoảng 45-75 độ C.
Bước 5: Trong quá trình hoạt động, máy sẽ sáng đèn lên và tự động tắt khi nhiệt độ đạt mức tiêu chuẩn. Trước khi cho bé uống, bạn cần kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế hoặc nhiễu một ít sữa lên mu bàn tay. Nếu sữa ấm ấm, có thể cho bé dùng trực tiếp.
Hướng dẫn sử dụng bình ủ sữa

Thiết bị có 2 ngăn hâm sữa
Lưu ý: Đối với sữa để trên ngăn đá tủ lạnh, bạn cần phải rã đông trước khi sử dụng máy hâm sữa. Cách rã đông nhanh nhất là để bịch sữa đã bị đông trực tiếp dưới vòi nước mát. Quá trình này sẽ giúp sữa rã đông từ từ và không phá vỡ các dưỡng chất có trong sữa. Đồng thời, rã đông sẽ giúp quá trình làm ấm sữa sẽ diển ra nhanh và an toàn hơn.

b. Cách sử dụng bình ủ sữa đúng chuẩn

Mỗi lần đi du lịch xa, các mẹ bỉm thường hay vất vả mỗi khi bé đói bụng và đòi ăn sữa. Lúc này, bình ủ sữa là sản phẩm vô cùng tiện ích dành cho các mẹ bỉm. Sản phẩm có tác dụng ủ sữa, giữ nhiệt độ từ 3-5 tiếng. Như vậy, mẹ bỉm có thể dạo phố, tham quan những địa điểm đẹp mà không phải lo lắng về các công đoạn pha sữa, kiểm tra nước, nhiệt độ của sữa…
Có 2 cách sử dụng bình ủ sữa đúng chuẩn và an toàn:
Cách 1: Bé có thể dùng trực tiếp các loại sữa có nhiệt độ từ 35-45 độ C. Do đó, mẹ nên pha sữa ở nhiệt độ tương đương. Sau đó, để vào bình ủ để giữ ấm và cho bé ăn. Lưu ý: thời gian từ lúc pha sữa đến khi cho bé ăn không được quá 2 tiếng. Bởi sữa có thể lên men chưa và gây ngộ độc cho bé, nếu thời gian ủ kéo dài.
Cách 2: Đối với các mẹ muốn cho bé uống sữa mới pha. Mẹ bỉm có thể chuẩn bị 2 bình sữa: 1 bình đựng bột sữa và 1 bình đựng nước sôi. Với bình sữa chứa nước nóng, mẹ nên giữ ấm bằng dụng cụ ủ sữa. Khi bé đói, mẹ bỉm chỉ cần đổ nước ấm vào bình chứa bột sữa và lắc lên. Như vậy, bé sẽ được ăn sữa chất lượng.

Hướng dẫn sử dụng bình ủ sữa


Để sữa đạt chất lượng và nhiệt độ như mong muốn, mẹ bỉm có thể sử dụng kết hợp bình ủ sữa và máy hâm sữa

3. Có nên dùng bình ủ sữa và máy hâm sữa cùng lúc?

Để có được dòng sữa chất lượng, nhiệt độ vừa phải các mẹ bỉm có thể sử dụng kết hợp máy hâm sữa và bình ủ sữa. Lúc này, mẹ bỉm có thể pha sữa ở nhiệt độ thích hợp và cho vào bình ủ. Trong khoảng 2 tiếng từ lúc pha sữa đến khi bé đói bụng, mẹ có thể cho bé uống trực tiếp. Trường hợp trên 2 tiếng, mẹ bỉm nên cho bình sữa vào máy hâm và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Như vậy, bé có thể uống được dòng sữa chất lượng nhất.
Trên đây là một số thông tin về máy hâm sữa và bình ủ sữa. Hy vọng, nội dung bài viết sẽ góp phần nâng cao kiến thức và giúp mẹ bỉm có thêm kinh nghiệm sử dụng các sản phẩm làm ấm sữa cho bé. Chúc mẹ tìm được sản phẩm chăm sóc bé phù hợp.

Bình ủ sữa hay túi ủ bình sữa là một đồ dùng giúp giữ nhiệt độ của sữa trong một khoảng thời gian nhất định. Và để thuận tiện nhất và đảm bảo an toàn nhất, mẹ cần biết cách sử dụng bình ủ sữa đúng. Đó sẽ là phần nội dung được Blog Chăm Con chia sẻ tới các mẹ ngay dưới đây.

Tham khảo>>

Có nên mua bình ủ sữa cho bé không?

Hướng dẫn sử dụng bình ủ sữa
Có nên mua túi ủ bình sữa cho bé không?

Các chuyên gia sức khoẻ khuyên mẹ không nên tin tưởng hoàn toàn vào các loại bình ủ sữa. Các bé dưới 4 tuổi cần được mẹ cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Còn đối với các bé trên 4 tháng tuổi, khi nhu cầu về dinh dưỡng của bé lớn hơn, bé sẽ cần ăn sữa vào ban đêm hay những lúc đi ra ngoài, đi du lịch xa thì để đảm bảo thuận tiện nhất cho mẹ, bé vẫn có một nguồn sữa ấm, giàu dinh dưỡng thì bình ủ sữa là giải pháp hoàn hảo nhất.

Hướng dẫn sử dụng bình ủ sữa đúng cách cho mẹ

Với bình ủ sữa, mẹ có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng như sau:

Hướng dẫn sử dụng bình ủ sữa
Cách sử dụng túi ủ bình sữa đúng cách

Với cách này, mẹ có thể pha sẵn sữa ở nhiệt độ thích hợp, đậy chặt lắp bình sữa rồi đặt bình sữa trẻ em vào bình ủ sữa để giữ ấm cho sữa đến khi nào bé đòi ăn.

Lưu ý: Thời gian pha sữa cho bé tới khi cho bé ăn không quá 2 giờ đồng hồ bởi khoảng thời gian sau đó, bình ủ sữa không còn quá nhiều tác dụng, sữa đã pha không còn đảm bảo được nhiệt độ như trước nữa. Khi đó, chất lượng sữa có thể bị ảnh hưởng.

Cách 2: Bảo quản nước ở nhiệt độ thích hợp

Cách thứ 2 là mẹ chuẩn bị trước lượng sữa, nước và những dụng cụ pha sữa cần thiết. Đối với nước pha sữa, mẹ đun sôi và để nước ở nhiệt độ pha sữa thích hợp (khoảng 40 – 50 độ C) sau đỏ ủ ấm bình nước trong bình, túi ủ bình sữa.

Khi bé đói, mẹ chỉ cần lấy lượng sữa cần pha (nên dùng loại sữa thanh sẽ rất tiện lợi) và lượng nước cần pha đã được ử ấm để pha sữa cho bé. Quá tiện lợi phải không?

Một số lưu ý mẹ cần đặc biệt chú ý

Ngoài việc chú ý tới cách sử dụng bình ủ sữa cho bé. Khi hâm nóng sữa cho bé, mẹ cũng cần chú ý hâm nóng bình sữa đúng cách.

  • Tuyệt đối không được sử dụng lò vi sóng hay đun sữa trực tiếp trên bếp. Việc đun sữa trực tiếp trên bếp có thể phá vỡ cấu trúc dưỡng chất, làm mất dưỡng chất, nhiều khi là có hại cho sức khoẻ.
  • Hầu hết các loại bình ủ sữa không thể điều chỉnh nhiệt độ cần thiết nên sữa dễ bị hỏng. Nếu cần hâm nóng sữa, mẹ có thể sử dụng máy hâm sữa hay loại túi ủ bình sữa Babymoov có chức năng hâm nóng bình sữa hay sử dụng các sản phẩm bình ủ sữa bằng điện sẽ giúp đảm bảo nhiệt độ sữa được lâu hơn.

Vậy là mẹ đã cùng Blog tìm hiểu cách sử dụng túi ủ bình sữa đúng cách cùng một số lưu ý khi sử dụng. Chúc mẹ thành công!

CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM: