Hướng dẫn làm powerpoint bài giảng cho trẻ mầm non năm 2024

Chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN

Địa chỉ: Khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: (043)8724033, Fax: 38724618

Email: [email protected]

Trường Mầm Non Long Biên A

Địa chỉ: Tổ 12, Phường Long Biên, Quận Long Biên, TP. Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Hiệu Trưởng - Đào Thị Thu Hương.

Liên hệ: SĐT 0243.250.8868 | Email: [email protected]

Bài giảng điện tử đang dần trở nên quan trọng với tất cả các lứa tuổi, trong đó có độ tuổi mầm non. Hãy cùng tìm hiểu 6 bước thiết kế bài giảng điện tử mầm non cho giáo viên ngay sau đây.

Công nghệ số đang thay đổi cuộc sống của chúng ta hàng ngày trên hầu hết các lĩnh vực. Ngành giáo dục cũng không ngoại lệ. Bài giảng điện tử trở thành xu thế thay cho bài giảng truyền thống. Đối với các trường mầm non, song song với giáo dục thể chất, giáo dục trí tuệ ngày càng được chú trọng. Việc áp dụng bài giảng điện tử vào công tác giảng dạy đã thể hiện nhiều ưu điểm rõ rệt.

Hướng dẫn làm powerpoint bài giảng cho trẻ mầm non năm 2024

Nguồn ảnh

6 bước thiết kế bài giảng điện tử cho lứa tuổi mầm non dưới đây sẽ giúp thầy cô trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết để tạo ra một bài giảng điện tử hấp dẫn cho các bé:

Đây là các bước không thể thiếu trong bất kỳ giáo án điện tử mầm non nào. Hãy cùng tìm hiểu nội dung cụ thể của từng bước:

Bước 1: Xác Định Nội Dung Bài Giảng Điện Tử Mầm Non

Hướng dẫn làm powerpoint bài giảng cho trẻ mầm non năm 2024

Nguồn ảnh

Để nội dung xuyên suốt bài giảng đảm bảo tính nhất quán, thầy cô hãy trả lời 2 câu hỏi:

Câu Hỏi 1: Chúng Ta Dạy Cho Ai?

Đầu tiên, thầy cô cần hiểu được đối tượng học của mình là ai. Ở đây, đối tượng thầy cô hướng tới là các bé học mầm non. Thông thường, nhà trường dựa vào độ tuổi của các con để chia thành 3 lớp: lớp Mầm (03-04 tuổi), lớp Chồi (04-05 tuổi) và lớp Lá (05-06 tuổi). Do độ tuổi các lớp khác nhau nên các bé có sự phát triển trí tuệ khác nhau. Vì thế, thầy cô hãy chọn nội dung bài giảng điện tử phù hợp với từng lớp.

Câu hỏi 2: Chúng Ta Dạy Cái Gì?

Thầy cô cần xác định rõ chủ đề bài giảng để trả lời cho câu hỏi “Dạy cái gì?”. Việc lựa chọn chủ đề bài giảng là yếu tố nền tảng quyết định toàn bộ nội dung bài học. Chủ đề cần có sự thống nhất và dễ hiểu. Ví dụ, khi dạy các bé bảng chữ cái, thầy cô không nên đưa hình ảnh về các con số. Điều này dễ khiến các bé rối trí trong quá trình học. Thầy cô có thể minh họa chữ cái bằng những từ ngữ đơn giản hay hình ảnh đi kèm. Hãy đảm bảo nội dung bài học được sắp xếp một cách đơn giản và khoa học.

Bước 2: Xây Dựng Thư Viện Tài Nguyên (Văn Bản, Hình Ảnh, Âm Thanh, Video,…)

Sau khi xác định nội dung bài học, thầy cô sử dụng tài liệu dưới nhiều dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,… minh họa cho chủ đề cần dạy. Đối với lứa tuổi mầm non, các bé rất thích những hình ảnh sặc sỡ. Âm thanh vui nhộn hay video ngắn sinh động cũng tạo ấn tượng mạnh với các bé. Do vậy, để tạo ra một bài giảng thu hút, thầy cô hãy lựa chọn những hình ảnh có màu sắc tươi tắn, bắt mắt, hình khối to và rõ ràng. Thêm vào đó, việc chèn âm thanh cho những câu trả lời đúng/sai hay tiếng đồng hồ đếm ngược cũng mang lại sự thích thú cho bé. Thầy cô hãy lồng ghép một cách khéo léo vào bài giảng để buổi học thêm phần hấp dẫn.

Ngoài ra, hiện nay nhiều website cho phép người dùng tải miễn phí mà không lo vấn đề bản quyền. Thầy cô có thể tham khảo các nguồn tài liệu sau:

Hướng dẫn làm powerpoint bài giảng cho trẻ mầm non năm 2024

  • Hình ảnh: Pixabay, Pexels, Unsplash, StockSnap,…
  • Âm thanh: Thư Viện Âm Thanh YouTube, SoundCloud, Bensound, Free Music Archive, Mixkit,…
  • Video: Pixabay, Pexels, Videvo, Mixkit, Videezy,…

Bước 3: Xây Dựng Kịch Bản Bài Giảng Điện Tử Mầm Non

Cấu trúc một bài giảng điện tử mầm non gồm mở bài – thân bài – kết bài.

Hướng dẫn làm powerpoint bài giảng cho trẻ mầm non năm 2024

Nguồn ảnh

Phần mở bài: Giới thiệu khái quát về nội dung bài học. Thầy cô có thể khơi gợi sự tò mò bằng một bài hát, một câu đố hay một video ngắn. Ví dụ, khi dạy về chủ đề động vật, thầy cô hãy cho các bé nghe tiếng kêu của một loài vật nào đó và yêu cầu các bé suy ngẫm trả lời. Hoạt động như vậy sẽ giúp các con hào hứng muốn biết nội dung học tiếp theo là gì.

Phần thân bài: Đây là phần quan trọng nhất của một bài giảng điện tử eLearning mầm non. Sau khi lựa chọn nội dung, thầy cô lên kịch bản để truyền đạt bài học một cách logic. Các đối tượng trong kho tài liệu phải được sắp xếp và xuất hiện theo thứ tự hợp lý. Tại phần thân bài, thầy cô nên tương tác nhiều với các bé. Hãy chuẩn bị sẵn bộ câu hỏi hoặc thiết kế nhiều trò chơi hấp dẫn để các con có những trải nghiệm chơi mà học, học mà chơi không hề nhàm chán.

Phần kết bài: Tổng kết lại nội dung bài học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể hỏi các con cảm nghĩ về bài học để đánh giá mức độ hiểu bài của các con đến đâu. Thầy cô cũng đừng quên cám ơn các con đã đồng hành cùng mình đi đến hết bài giảng.

Bước 4: Lựa Chọn Phần Mềm, Số Hóa Bài Giảng ELearning

Với sự bùng nổ mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, các phần mềm hỗ trợ quá trình thiết kế giáo án điện tử ra đời đã giúp thầy cô biên soạn bài giảng với nội dung phong phú. Trong số những phần mềm eLearning hiện nay, phần mềm PowerPoint của Microsoft là phổ biến nhất. Nhiều thầy cô thường xuyên sử dụng với mục đích thiết kế các bài giảng điện tử đơn giản.

Hướng dẫn làm powerpoint bài giảng cho trẻ mầm non năm 2024

Tuy nhiên, để thiết kế những bài giảng điện tử chuyên nghiệp, thầy cô cần lựa chọn phần mềm eLearning đặc thù như ActivePresenter. Với giao diện thân thiện và ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, thầy cô có thể dễ dàng thao tác các tính năng được cài đặt sẵn để tạo ra nhiều nội dung đặc sắc như quay video màn hình, cắt ghép video, âm thanh, hình ảnh. Ngoài ra, phần mềm còn cho phép chúng ta chèn phụ đề, làm các loại bài tập trắc nghiệm quiz hay thậm chí là thiết kế game thực hành. Đặc biệt đối với độ tuổi trẻ mầm non, các hiệu ứng hoạt hình của ActivePresenter có khả năng tạo ra những chuyển động ngộ nghĩnh và thú vị. Đây là một điểm cộng rất lớn trong bài giảng điện tử khiến các bé thêm phần hứng thú.

Bước 5: Thiết Kế Bài Giảng Điện Tử Mầm Non

Để cho ra đời các bài giảng hấp dẫn, thầy cô hãy tham khảo video hướng dẫn sử dụng phần mềm với nhiều thông tin hữu ích giúp thầy cô bổ trợ thêm kỹ năng thiết kế bài giảng điện tử mầm non.

Thêm vào đó, thầy cô cần lưu ý những vấn đề sau:

Hướng dẫn làm powerpoint bài giảng cho trẻ mầm non năm 2024

– Font chữ: Font chữ tròn trịa, rõ ràng. Thầy cô nên tránh dùng các font chữ gạch chân. VnAvant là font chữ được khuyến khích sử dụng trong bài giảng cho các bé độ tuổi mầm non. Thầy cô có thể chọn font chữ khác nhưng chỉ nên dùng tối đa 3 font chữ trong một slide.

– Cỡ chữ: Ở độ tuổi mẫu giáo lớn, các bé bắt đầu làm quen với 29 chữ cái tiếng Việt. Thầy cô nên chọn cỡ chữ từ 150px trở lên để các bé dễ dàng quan sát.

– Hình ảnh: Lựa chọn hình ảnh có dung lượng vừa phải giúp slide không bị hiện tượng giật và chậm. Thầy cô tham khảo cách giảm dung lượng ảnh trực tuyến để tối ưu hình ảnh.

– Slide: Trong slide, sử dụng hình nền màu sắc tươi sáng, tài nguyên được phân chia bố cục hợp lý. Không nên cho quá nhiều thông tin vào một slide khiến các bé mất tập trung.

– Hiệu ứng: Chức năng thêm hiệu ứng vào đối tượng sẽ giúp bài giảng trở nên sinh động hơn. Một số hiệu ứng hay trong phần mềm ActivePresenter như hiệu ứng xuất hiện, biến mất, phóng to, thu nhỏ, xoay tròn, tạo đường chuyển động,… được xem là những tính năng nổi bật hơn so với các phần mềm eLearning khác.

Bước 6: Chạy Thử, Chỉnh Sửa Và Hoàn Thiện

Tại bước cuối cùng của quy trình thiết kế bài giảng điện tử, thầy cô tiến hành chạy thử slide để kiểm tra các lỗi có khả năng xuất hiện trong bài, từ đó tìm cách chỉnh sửa sao cho bài giảng hoàn thiện một cách tối ưu nhất.

Các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử như ActivePresenter 8 cho phép thầy cô xuất bài giảng ra nhiều định dạng khác nhau tùy mục đích sử dụng. Ví dụ, nếu thầy cô muốn bài giảng có thể tương tác, hãy xuất ra HTML5. Nếu thầy cô muốn tạo video bài giảng để đăng lên các nền tảng xã hội như YouTube, Facebook,… hãy chọn tính năng xuất ra video.

Lời Kết

Một ngôi nhà vững chãi không thể thiếu một nền móng vững chắc. Trẻ em mầm non cũng vậy, những hiểu biết đầu đời đóng vai trò rất lớn trong việc bồi dưỡng sự phát triển trí tuệ của các bé. Thầy cô hãy là những “người thợ xây đầu tiên” giúp các con xây dựng nền móng ấy thông qua các bài giảng sáng tạo, hấp dẫn. Hy vọng với 6 bước thiết kế bài giảng điện tử mầm non trên, thầy cô sẽ nắm bắt thành thạo các kỹ năng thiết kế bài giảng. Nếu thầy cô vẫn đang phân vân chưa biết lựa chọn phần mềm nào vừa dễ sử dụng, vừa có đầy đủ các tính năng để thỏa mãn sự sáng tạo vô hạn thì ActivePresenter là gợi ý hàng đầu.