Hướng dẫn làm đồ chơi tự tạo

Tạo đồ chơi cho trẻ mầm non từ những vật liệu bỏ đi như chai nhựa, ống hút, giấy, lon nước… là một cách cực kỳ hiệu quả để vừa bảo vệ môi trường vừa tạo ra những món đồ chơi dễ thương, ngộ nghĩnh dành cho các bạn nhỏ. Cùng với đó là hướng dẫn cho trẻ ý thức tiết kiệm và tái chế ngay từ nhỏ.

Dưới đây, Smart Baby sẽ chia sẻ top 10 cách làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu đơn giản, dễ làm các bé mầm non cũng có thể tự làm, mang về những món đồ chơi thú vị, vừa giúp kích thích óc sáng tạo, đồng thời xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.

Làm chậu cây từ chai nhựa bỏ đi

Sử dụng chai nhựa bỏ đi để làm chậu cây cũng là một cách làm đồ chơi ngộ nghĩnh đáng yêu cho trẻ mầm non, đồng thời dạy trẻ ý thức bảo vệ môi trường. Cách đơn giản như sau:

Hướng dẫn làm đồ chơi tự tạo
Sử dụng chai nhựa bỏ đi để làm chậu cây cũng là một cách làm đồ chơi ngộ nghĩnh đáng yêu cho trẻ mầm non, đồng thời dạy trẻ ý thức bảo vệ môi trường

  • Bước 1: Cắt bỏ phần miệng chai nhựa, dùng bút vẽ phác các con vật dễ thương như thỏ, mèo… sau đó cắt theo các đường vẽ.
  • Bước 2: Sơn màu gì bé thích cho chai nhựa và phủ một lớp sơn bóng bên ngoài để giữ màu sơn.
  • Bước 3: Trồng cây vào chậu nhỏ từ chai nhựa là hoàn thành chậu cây xinh xắn trang trí lớp học

Làm hộp bút từ chai nhựa

Làm hộp bút từ chai nhựa cũng là cách làm đồ chơi cho trẻ mẫu giáo từ phế liệu đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo.

Hướng dẫn làm đồ chơi tự tạo
Làm hộp bút từ chai nhựa cũng là cách làm đồ chơi cho trẻ mẫu giáo từ phế liệu đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo

Chuẩn bị:

  • Kéo
  • Hai miếng bìa cứng 50x50cm
  • 4 chai nước suối 500ml
  • Súng bắn keo
  • Nhãn dán hoặc sơn
  • Bút vẽ
  • La bàn

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đánh dấu chai nước thành các độ dài khác nhau theo ý muốn của bạn và cắt
  • Bước 2: Dùng compa đo hình tròn bằng đường kính của 4 chai nước trên bìa cứng rồi cắt. Sau đó dán chúng lại với nhau.
  • Bước 3: Dùng giấy màu dán lên miếng bìa hình tròn
  • Bước 4: Tiếp theo, dùng giấy sticker, bọc cả trong và ngoài chai nước hoặc có thể dùng giấy trắng và vẽ hình tùy thích.
  • Bước 5: Dùng keo dán 4 đáy chai vào bìa cứng.

Video hướng dẫn làm hộp bút bằng chai nhựa

https://smartbaby.com.vn/video/lam-do-choi/cach-lam-do-choi-sang-tao-tu-phe-lieu-1.mp4

Làm con vật dễ thương từ cốc giấy

Những chiếc cốc giấy sau khi sử dụng chúng ta có thể tận dụng để làm đồ chơi cho các bé mầm non. Một trong những món đồ chơi từ cốc giấy là những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu. Đây là chú gà dễ thương cho bé chơi từ cốc giấy, ngoài ra bạn có thể làm bất kỳ con vật nào khác từ cốc giấy đã qua sử dụng.

Hướng dẫn làm đồ chơi tự tạo
Những chiếc cốc giấy sau khi sử dụng chúng ta có thể tận dụng để làm những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu

Xem thêm: 10 món đồ chơi mầm non làm từ phế liệu sáng tạo nhất

Chuẩn bị:

  • Cốc giấy
  • Sơn hoặc màu nước
  • Giấy thủ công màu
  • Giấy xốp
  • Dây kẽm
  • Mắt nhựa
  • Kéo
  • Băng dính
  • Dây
  • Ghim

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Dùng màu vẽ cốc giấy
  • Bước 2: Sau đó, gắn mắt chú gà con vào thân cốc
  • Bước 3: Dùng giấy xốp màu cam cắt thành 2 hình tam giác, dán keo 2 hình tam giác thành hình chữ V và gắn vào thân cốc
  • Bước 4: Cắt chân gà bằng giấy xốp
  • Bước 5: Gắn chân vào đáy cốc
  • Bước 6: Dùng giấy thủ công màu vàng cắt thành cánh gà
  • Bước 7: Lấy keo gắn hai cánh gà vào thân cốc.
  • Bước 8: Dùng kim ghim đục hai lỗ trên thân cốc và dùng dây xỏ lỗ để làm tay cầm là hoàn thành món đồ chơi xinh xắn.

Video hướng dẫn làm con vật dễ thương từ cốc giấy

https://smartbaby.com.vn/video/lam-do-choi/cach-lam-do-choi-sang-tao-tu-phe-lieu-2.mp4

Làm con vật bằng hộp sữa chua

Cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non từ hộp sữa chua cũng rất đa dạng và sáng tạo mang đến sự thích thú cho các bạn nhỏ. Dưới đây là món đồ chơi dễ làm từ hộp sữa chua các bạn có thể tham khảo.

Hướng dẫn làm đồ chơi tự tạo
Cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non từ hộp sữa chua cũng rất đa dạng và sáng tạo mang đến sự thích thú cho các bạn nhỏ

Chuẩn bị:

  • 1 hộp sữa chua rửa sạch
  • 1 miếng xốp
  • 1 cặp nút cho mắt
  • 1 ít lông màu, keo dán

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Dùng kéo cắt xốp thành những hình tam giác rồi dùng keo dán lên hộp sữa chua làm mỏ chú gà con.
  • Bước 2: Dùng keo gắn 2 cúc áo làm mắt gà con
  • Bước 3: Cuối cùng gắn đuôi lông cho chú gà là hoàn thành món đồ chơi ngộ nghĩnh cho bé

Video hướng dẫn làm con vật bằng hộp sữa chua

https://smartbaby.com.vn/video/lam-do-choi/cach-lam-do-choi-sang-tao-tu-phe-lieu-3.mp4

Làm lợn kiết kiệm tiền từ chai nhựa

Heo tiết kiệm là món đồ chơi ngộ nghĩnh, dễ làm, vừa giúp bé tiết kiệm tiền, vừa an toàn khi chơi, vừa tăng khả năng sáng tạo cho bé.

Hướng dẫn làm đồ chơi tự tạo
Heo tiết kiệm là món đồ chơi ngộ nghĩnh, dễ làm, vừa giúp bé tiết kiệm tiền, vừa an toàn khi chơi, vừa tăng khả năng sáng tạo cho bé

Xem thêm: Cách làm đồ chơi dân gian cho trẻ mầm non

Chuẩn bị:

  • Chai nhựa 2 – 3l rửa sạch
  • Màu sơn (có thể dùng màu sơn xịt tùy sở thích)
  • Dao

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Dùng sơn lọ vẽ lên chai nhựa cả thân và nắp
  • Bước 2: Dùng cọ vẽ mắt, chân, đuôi chú heo
  • Bước 3: Cắt 1 ô nhỏ hình chữ nhật trên thân chú lợn để chú lợn bỏ tiền vào

Video hướng dẫn làm lợn kiết kiệm tiền từ chai nhựa

https://smartbaby.com.vn/video/lam-do-choi/cach-lam-do-choi-sang-tao-tu-phe-lieu-4.mp4

Làm con vật dễ thương từ nắp chai

Với những chiếc nắp chai bỏ đi này, bạn có thể tận dụng để tạo hình các con vật như mèo, chó, cá, gà, chim, cua, thỏ,… Đây đều là những con vật đáng yêu và thông dụng để trẻ dễ dàng nhận biết. Tạo hình con vật từ nắp chai nhựa không chỉ mang đến món đồ chơi đáng yêu, đảm bảo an toàn mà còn kích thích khả năng sáng tạo, tư duy của bé. Dưới đây, Smart Baby sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm con mèo từ nắp chai nhựa.

Hướng dẫn làm đồ chơi tự tạo
Tạo hình con vật từ nắp chai nhựa không chỉ mang đến món đồ chơi đáng yêu, đảm bảo an toàn mà còn kích thích khả năng sáng tạo, tư duy của bé

Chuẩn bị:

  • Nắp chai nhựa
  • Giấy màu
  • Kéo
  • Keo dán

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch nắp chai và để khô
  • Bước 2: Dùng giấy màu xanh cắt một hình chữ nhật theo khuôn vừa đủ để viền quanh nắp chai. Tiếp theo, dùng keo dán giấy màu cố định trên nắp chai
  • Bước 3: Tiếp tục cắt giấy màu xanh theo hình tròn của nắp chai và bôi keo lên nắp chai
  • Bước 4: Cắt giấy tam giác màu xanh để dán lên trên nắp chai tạo thành hình tai mèo
  • Bước 5: Dùng giấy đen cắt râu mèo
  • Bước 6: Cắt một hình tam giác nhỏ bằng giấy màu đen và dán lên nắp chai để làm mũi mèo
  • Bước 7: Cắt giấy đen làm mắt mèo, hoặc dùng mắt nhựa đồ chơi là bạn đã hoàn thành chú mèo đáng yêu bằng nắp chai bỏ đi.

Video hướng dẫn làm con vật dễ thương từ nắp chai

https://smartbaby.com.vn/video/lam-do-choi/cach-lam-do-choi-sang-tao-tu-phe-lieu-5.mp4

Làm bảng chữ cái từ nắp chai nhựa

Một trong những cách dễ nhất để làm đồ chơi cho trẻ mẫu giáo từ phế liệu là làm bảng chữ cái từ nắp chai nhựa. Với bảng chữ cái này sẽ giúp kích thích khả năng tư duy và sáng tạo của bé, mang đến cho bé một món đồ chơi thú vị vừa học vừa chơi. Cách thực hiện đơn giản với các bước sau:

Hướng dẫn làm đồ chơi tự tạo
Với bảng chữ cái này sẽ giúp kích thích khả năng tư duy và sáng tạo của bé, mang đến cho bé một món đồ chơi thú vị vừa học vừa chơi

Chuẩn bị:

  • Bảng gỗ hình chữ nhật
  • Nắp chai nhựa
  • Bút nước

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 29 nắp chai nhựa, rửa sạch và để ráo nước
  • Bước 2: Dùng bút nước viết chữ lên từng nắp chai nhựa
  • Bước 3: Chia cột và hàng trên tấm gỗ (4 cột, 7 hàng) rồi dán nắp chai lên là xong

Video hướng dẫn làm bảng chữ cái từ nắp chai nhựa

https://smartbaby.com.vn/video/lam-do-choi/cach-lam-do-choi-sang-tao-tu-phe-lieu-6.mp4

Làm đồng hồ từ nắp chai nhựa

Đồng hồ đồ chơi cũng là một trong những món đồ chơi dễ làm từ phế liệu dành cho trẻ mẫu giáo, đồng thời giúp bé học cách xem giờ hiệu quả.

Hướng dẫn làm đồ chơi tự tạo
Đồng hồ đồ chơi cũng là một trong những món đồ chơi dễ làm từ phế liệu dành cho trẻ mẫu giáo, đồng thời giúp bé học cách xem giờ hiệu quả

Chuẩn bị:

  • 12 nắp chai nhựa
  • Bút sáp màu
  • Giấy màu
  • Bảng gỗ tròn
  • 2 kim chỉ giờ và phút
  • Keo dán

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch nắp chai và để khô
  • Bước 2: Dùng giấy màu đen cắt một hình tròn vừa với lớp trong của nắp chai. Dán hình tròn giấy đó vào bên trong nắp chai nhựa
  • Bước 3: Dùng bút trắng viết các số từ 1 – 12 lên nắp chai
  • Bước 4: Dùng keo dán nắp chai lên miếng gỗ hình tròn. Mỗi nắp chai cách nhau một khoảng bằng nhau.
  • Bước 5: Gắn kim giờ và kim phút vào tâm đồng hồ là xong.

Làm con vật từ thìa sữa chua

Những chiếc thìa sữa chua sau khi sử dụng còn có thể làm đồ chơi ngộ nghĩnh cho các bé mầm non với cách làm cực kỳ đơn giản như sau:

Hướng dẫn làm đồ chơi tự tạo
Những chiếc thìa sữa chua sau khi sử dụng còn có thể làm đồ chơi ngộ nghĩnh cho các bé mầm non với cách làm cực kỳ đơn giản

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa

Chuẩn bị:

  • Thìa sữa chua
  • Sơn nước
  • Kéo
  • Cái bút
  • Keo dán
  • Dây có lõi thép
  • Bìa carton, nắp chai, ruy băng, bông gòn màu

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Dùng thìa sữa chua cắt phần thân thìa rồi vẽ hình trang trí cho đẹp mắt.
  • Bước 2: Tô màu hoặc vẽ thìa, dán mắt và vẽ mặt thú dễ thương lên phần thìa sữa chua
  • Bước 3: Uốn sợi dây có lõi thép thành hình tai thỏ rồi gắn vào đầu thìa
  • Bước 4: Đặt nắp chai lên hộp carton, vẽ xung quanh nắp tạo thành hình tròn, dùng kéo cắt theo đường vẽ đó
  • Bước 5: Dán keo hình tròn vào thân thìa sát đầu thìa để tạo thành thân con vật, thắt dây ruy băng thành chiếc nơ xinh xắn ở cổ con vật. Sau đó gắn hai quả bông lên thân để tạo chân cho con vật.

Video hướng dẫn làm con vật từ thìa sữa chua

https://smartbaby.com.vn/video/lam-do-choi/cach-lam-do-choi-sang-tao-tu-phe-lieu-7.mp4

Làm nhà búp bê bằng can nhựa

Ngôi nhà búp bê làm bằng can nhựa chắc chắn sẽ là món đồ yêu thích của các bé mà cách làm lại vô cùng đơn giản như sau:

Hướng dẫn làm đồ chơi tự tạo
Ngôi nhà búp bê làm bằng can nhựa chắc chắn sẽ là món đồ yêu thích của các bé mà cách làm lại không hề khó như bạn nghĩ

Chuẩn bị:

  • 1 can nhựa
  • Dao rọc giấy
  • Bút đánh dấu
  • Đồ trang trí

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Dùng bút dạ vẽ khung cửa lên chai nhựa
  • Bước 2: Dùng dao rọc giấy cắt theo các cạnh của khung vừa vẽ
  • Bước 3: Cắt bỏ phần thừa và uốn cong vào trong
  • Bước 4: Trang trí nhà bằng những con vật ngộ nghĩnh và màu sơn

Những loại vật liệu cũ nào có thể tái chế

Hướng dẫn làm đồ chơi tự tạo
Tạo đồ chơi cho trẻ mầm non từ phế liệu là một cách cực kỳ hiệu quả để vừa bảo vệ môi trường vừa tạo ra những món đồ chơi dễ thương, ngộ nghĩnh dành cho các bạn nhỏ

Có nhiều loại vật liệu cũ có thể được tái chế để tái sử dụng, bao gồm:

  • Giấy: Giấy là một trong những vật liệu cũ có thể tái chế đơn giản nhất. Giấy đã qua sử dụng có thể được thu gom và tái chế để sản xuất giấy mới hoặc sản xuất các sản phẩm khác như hộp carton, bìa sách, hộp và các sản phẩm khác.
  • Kim loại: Các kim loại như thép, nhôm, đồng và đồng thau có thể được tái chế và tái sử dụng. Tái chế kim loại làm giảm chất thải và tiết kiệm tài nguyên, vì sản xuất kim loại từ vật liệu mới sử dụng nhiều năng lượng và tài nguyên.
  • Nhựa: Nhựa là vật liệu khó tái chế, nhưng vẫn có thể tái chế để tái sử dụng. Tái chế nhựa giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Nhựa tái chế có thể được sử dụng để sản xuất các sản phẩm mới như bao bì, ống đồng hồ đo, thảm, tấm chắn và các sản phẩm khác.
  • Thủy tinh: Thủy tinh cũng là vật liệu có thể tái chế. Tái chế thủy tinh tiết kiệm tài nguyên và giảm chất thải. Thủy tinh tái chế có thể được sử dụng để sản xuất các sản phẩm khác nhau như chai lọ, cốc, đồ trang trí,…
  • Gỗ: Gỗ cũng là vật liệu có thể tái chế. Tái chế gỗ giúp giảm thiểu việc phá rừng và tiết kiệm tài nguyên. Gỗ tái chế có thể được sử dụng để sản xuất các sản phẩm khác như đồ nội thất, ván sàn và ván ép.

Ngoài ra, còn có nhiều loại vật liệu khác có thể tái chế như cao su, bột giấy, vải, da,… Tái chế vật liệu cũ là một cách rất tốt để bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên.

Hướng dẫn làm đồ chơi tự tạo
Tái chế vật liệu cũ là một phương pháp hiệu quả để giảm thiểu rác thải, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường

Tái chế vật liệu cũ là một phương pháp hiệu quả để giảm thiểu rác thải, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Khi vật liệu cũ được tái chế, chúng không cần phải sản xuất từ ​​vật liệu mới, giúp giảm phát thải và tiêu thụ năng lượng trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, tái chế giúp giảm thiểu sự tàn phá môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Lợi ích của đồ chơi làm từ vật liệu tái chế đối với trẻ em

Sử dụng đồ chơi làm từ vật liệu tái chế mang lại nhiều lợi ích cho trẻ em, bao gồm:

  • Giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo: Trẻ có thể tạo ra nhiều hình dạng, kích thước và chức năng khác nhau khi chơi với đồ chơi tái chế. Điều này giúp phát triển tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của trẻ.
  • Giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề: Đồ chơi tái chế thường không có hướng dẫn sử dụng cụ thể nên trẻ phải học cách sử dụng đồ chơi để chơi. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và học cách sử dụng các đồ vật khác nhau.
  • Tạo môi trường học tập thú vị: Đồ chơi tái chế có thể giúp tạo môi trường học tập thú vị cho trẻ. Chúng có thể được sử dụng trong các hoạt động học tập như xây dựng, lập kế hoạch, đo lường, phân loại, tạo hình và hơn thế nữa.
  • Giúp trẻ hiểu về bảo vệ môi trường: Sử dụng đồ chơi tái chế giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Các bé sẽ học cách tái chế đồ chơi cũ thành đồ chơi mới, giúp giảm thiểu rác thải và bảo vệ môi trường.
  • Giúp trẻ phát triển kỹ năng tay: Sử dụng đồ chơi tái chế giúp trẻ phát triển kỹ năng tay và kỹ năng vận động. Họ phải sử dụng các công cụ và vật liệu khác nhau để tạo ra sản phẩm mới.
    Hướng dẫn làm đồ chơi tự tạo
    Sử dụng đồ chơi tái chế giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên
  • Giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội: Khi chơi với đồ chơi tái chế, trẻ thường cần hợp tác với nhau để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Điều này giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, học cách làm việc theo nhóm, học cách chia sẻ ý kiến ​​và hợp tác để đạt được mục tiêu chung.
  • Giúp trẻ học cách tôn trọng và đánh giá cao vật liệu: Sử dụng đồ chơi tái chế giúp trẻ hiểu được giá trị của vật liệu cũ và cách tái sử dụng chúng để tạo ra sản phẩm mới. Trẻ em sẽ học cách đánh giá cao các vật liệu và không lãng phí tài nguyên.
  • Giúp trẻ cảm thấy tự hào và hạnh phúc: Khi tạo ra những sản phẩm từ đồ chơi tái chế, trẻ sẽ cảm thấy tự hào về sự sáng tạo của mình và cảm thấy vui vẻ khi sử dụng nó. Điều này giúp thúc đẩy sự tự tin và sáng tạo của trẻ.
  • Mang đến cho trẻ trải nghiệm học tập đa dạng: Sử dụng đồ chơi tái chế mang đến cho trẻ trải nghiệm học tập đa dạng, bao gồm xây dựng, thủ công, vẽ tranh, chơi theo nhóm, v.v. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng toàn diện và tăng cường khả năng học hỏi.
    Hướng dẫn làm đồ chơi tự tạo
    Khi tạo ra những sản phẩm từ đồ chơi tái chế, trẻ sẽ cảm thấy tự hào về sự sáng tạo của mình và cảm thấy vui vẻ khi sử dụng nó, điều này giúp thúc đẩy sự tự tin và sáng tạo của trẻ

Với những lợi ích trên, sử dụng đồ chơi tái chế không chỉ giúp giảm thiểu rác thải mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện và học được nhiều kỹ năng quan trọng.

Hi vọng với những chia sẻ về cách làm đồ chơi sáng tạo từ phế liệu của Smart Baby sẽ giúp cho quý phụ huynh và giáo viên tạo nên nhiều đồ chơi độc đáo và các đồ trang trí bắt mắt. Giúp trẻ có những suy nghĩ và ý thức tích cực về cách tái chế rác thải…