Hướng dẫn khai sửa đổi bổ sung sau thông quan

Bộ Tài chính vừa có hướng dẫn các Cục Hải quan địa phương xử lí vướng mắc liên quan đến việc doanh nghiệp phải sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thực hiện thủ tục trên Hệ thống VNACCS/VCIS đối với những tờ khai phân luồng Xanh.

Theo đó, trường hợp tờ khai được Hệ thống VNACCS phân luồng Xanh nhưng chưa được thông quan, nếu người khai hải quan phát hiện những nội dung sai sót nhưng không ảnh hưởng đến chính sách quản lí hàng hóa xuất nhập khẩu thì thực hiện thông quan lô hàng và sẽ tiến hành việc khai sửa đổi, bổ sung sau thông quan.

Đối với trường hợp khai sửa đổi chỉ tiêu thông tin liên quan đến thuế, người khai sử dụng các nghiệp vụ khai sửa đổi, bổ sung trên hệ thống không yêu cầu phải có văn bản đề nghị gửi cơ quan Hải quan.

Trường hợp khai sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu thông tin không liên quan đến thuế thì có văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 01/KBS/2014 Phụ lục III Thông tư số 22/2014/TT-BTC.

Việc khai sửa đổi, bổ sung này cơ quan Hải quan không xem xét khi xây dựng tiêu chí đánh giá việc chấp hành pháp luật của người khai hải quan.

Đối với tờ khai được phân luồng Vàng, Đỏ mà chưa được cơ quan Hải quan xử lý (chưa thực hiện nghiệp vụ CEA/CEE), người khai có thể tiến hành gọi thông tin tờ khai về để khai báo sửa đổi bổ sung nếu cần thiết bằng cách sử dụng các nghiệp vụ từ mục 5.1 đến 5.4 trên danh sách mã nghiệp vụ.

Hướng dẫn khai sửa đổi bổ sung sau thông quan

Tờ khai là luồng Xanh hoặc đã được xử lý của cơ quan Hải quan thì không thể dùng các nghiệp vụ này để sửa mà người khai phải sử dụng:

+ Nghiệp vụ AMA: để khai sửa đổi, bổ sung về thuế và các thông tin cho dòng hàng, để sử dụng nghiệp vụ này, bạn vào tab "Kết quả xử lý tờ khai" chọn nghiệp vụ "Đăng ký bổ sung thay đổi thuế AMA" hoặc vào menu "Tờ khai hải quan" và chọn mục "Khai bổ sung":

Hướng dẫn khai sửa đổi bổ sung sau thông quan

+ Sử dụng công văn đề nghị: Nếu muốn sửa đổi bổ sung thông tin chung cho tờ khai thì người khai cần gửi công văn để cơ quan Hải quan xem xét và tiến hành sửa đổi.

(HQ Online) - Tờ khai hải quan đã thông quan, người khai hải quan được quyền khai, sửa đổi, bổ sung trong trường hợp nào? Đây là vấn đề Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan TPHCM.

Hướng dẫn khai sửa đổi bổ sung sau thông quan
Công chức Hải quan TPHCM làm thủ tục cho doanh nghiệp. Ảnh: Thu Hòa

Theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, căn cứ quy định hiện hành thì đối với trường hợp tờ khai đã thông quan, trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm, người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được quyền khai sửa đổi, bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật (nếu có).

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng hướng dẫn đối với một trường hợp cụ thể khai sửa đổi, bổ sung. Cục Hải quan TPHCM chỉ đạo chi cục hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất làm việc với doanh nghiệp, đề nghị xuất trình, cung cấp đầy đủ hồ sơ, căn cứ chứng minh việc phát sinh thông tin sai sót trên tờ khai hải quan đã đăng ký để xác định chính xác nguyên nhân khai bổ sung là do đối tác nước ngoài gửi nhầm hàng hay do sai sót về việc phát hành hồ sơ chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan dẫn đến khai báo sai tên hàng, đồng thời tiến hành kiểm tra sau thông quan đối với việc nhập khẩu hàng hóa.

Căn cứ hồ sơ, chứng từ do doanh nghiệp nộp, xuất trình và kết quả kiểm tra sau thông quan, trường hợp đủ cơ sở xác định hàng hóa đúng theo hợp đồng tuy nhiên do sai sót về việc phát hành hồ sơ chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan dẫn đến khai báo sai tên hàng thì căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 3/2018/TT-BTC để thực hiện thủ tục khai bổ sung và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định.

Trường hợp hàng hóa đúng theo hợp đồng tuy nhiên do sai sót về việc phát hành hồ sơ chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan dẫn đến khai báo sai tên hàng thì căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 3/2018/TT-BTC để thực hiện thủ tục khai bổ sung và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định.

1. Khai bổ sung: – Căn cứ Khoản 1 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định: “Điều 20. Khai bổ sung hồ sơ hải quan 1. Các trường hợp khai bổ sung:

  1. Người khai hải quan được khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;
  2. Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
  3. Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng trước khi thông quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
  4. Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; đ) Người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”. Việc khai bổ sung theo quy định tại điểm b, điểm d khoản này chỉ được thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập – Thủ tục khai bổ sung thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015. “…3. Thủ tục khai bổ sung hồ sơ hải quan
  5. Trách nhiệm người khai hải quan: a.2) Trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này: a.2.1) Đối với những chỉ tiêu thông tin Hệ thống hỗ trợ khai bổ sung sau thông quan quy định tại điểm 5 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, người khai hải quan khai nội dung thông tin khai bổ sung trên Hệ thống và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua Hệ thống hoặc bằng giấy (01 bản chụp); a.2.2) Đối với những chỉ tiêu thông tin khác, người khai hải quan nộp văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung. Đề nghị Công ty đối chiếu quy định nêu trên để khai bổ sung”.

2. Việc áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; quyết định hình thức, mức độ kiểm tra được căn cứ vào: – Khoản 2 Điều 16 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014 quy định: “…2. Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.”; – Khoản 1 Điều 13 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan: “1. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác dựa trên việc tổng hợp, xử lý các kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro.” – Điều 14, 15 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành: “Điều 14. Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan 1. Việc đánh giá mức độ tuân thủ của người khai hải quan được dựa trên hệ thống các chỉ tiêu, thông tin về:

  1. Tần suất vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế;
  2. Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế;
  3. Việc hợp tác với cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và chấp hành các quyết định khác của cơ quan hải quan. 2. Cơ quan hải quan đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan để áp dụng các biện pháp quản lý hải quan phù hợp theo từng mức độ tuân thủ. Điều 15. Thực hiện phân loại mức độ rủi ro 1. Việc phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan. 2. Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan hải quan xem xét các yếu tố liên quan, gồm:
  4. Chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
  5. Tính chất, đặc điểm của hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;
  6. Tần suất, tính chất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;
  7. Xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; đ) Tuyến đường, phương thức vận chuyển hàng hóa, hành lý;
  8. Các yếu tố khác liên quan đến quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. 3. Cơ quan hải quan thực hiện đánh giá phân loại rủi ro đối với người khai hải quan, các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo các mức độ khác nhau để áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, thanh tra phù hợp”. Các tờ khai sẽ được hệ thống phân luồng căn cứ theo các quy định nêu trên và trên cơ sở tình hình chấp hành pháp luật về Hải quan, về thuế, về chính sách hàng hoá cùng các thông tin trước, trong, sau khi thông quan đối với các lô hàng liên quan.

Tham khảo: www.customs.gov.vn

ONEX Logistics team.

THAM KHẢO HỒ SƠ NĂNG LỰC ONEX LOGISTICS TẠI ĐÂY