Hướng dẫn điều chỉnh dự toán gói thầu

Thay thế giá gói thầu có cần thẩm định và phê duyệt lại không?

Thay thế giá gói thầu có cần thẩm định và phê duyệt lại không? Thủ tục thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt.

Mục lục

  • 1 1. Quy định của pháp luật về giá gói thầu
  • 2 2. Giá gói thầu xây dựng theo quy định của pháp luật
  • 3 3. Quy định của pháp luật về việc thay thế giá gói thầu

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, đời sống xã hội ngày càng phát triển hơn kéo theo nhu cầu về việc tìm kiếm đối tác để thực hiện các công việc nhằm đảm bảo hiệu quả đang ngày càng phổ biến. Một trong những cách thức để đáp ứng cho yêu cầu này chính là hoạt động đấu thầu.

Có thể nói đây là một quá trình nhằm mục đích lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ như tư vấn tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; hợp đồng dự án đầu tư. Thực tế cho thấy việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức này không chỉgiúp lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu, mà còn giúp tiết kiệm kinh phí thực hiện, đặc biệt là trong chi tiêu công, đảm bảo việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hiệu quả, hạn chế thất thoát, lãng phí góp phần quan trọng đối với sự phát triên của đất nước.

1. Quy định của pháp luật về giá gói thầu

Theo Khoản 2 Điều 35 Luật đấu thầu năm 2013, giá gói thầu được quy định như sau:

Thứ nhất, có thể hiểu giá gói thầu chính là toàn bộ các chi phí đã được tính toán một cách đầy đủ và chính xác để thực hiện một gói thầu. Những chi phí này được tính bao gồm cả các chi phí dự phòng, các loại phí, lệ phí và thuế.

Cơ sở để xác định được giá của các gói thầu được tính như sau:

+ Đối với các gói thầu dự án thì giá gói thầu chính là tổng mức đầu tư. Riêng đối với gói thầu mua sắm thường xuyên thì giá gói thầu chính là dự toán (nếu có).

+ Đối với các gói thầu về cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi: giá của các gói thầu này được xác dịnh theo các thông tin về giá của các dự án đã thực hiện trong thời gian trước đó.

Thứ hai, đối với những gói thầu có nhiều phần riêng biệt thì theo quy định cần phải ghi rõ giá ước tính của từng phần đó.

Lưu ý:

Riêng đối với dự án thực hiện theo phương thức hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án  thiết kế  mua sắm vật tư, thiết bị  thi công xây dựng (sau đây gọi là phương thức chìa khóa trao tay) thì sơ bộ tổng mức đầu tư phải xác định trên cơ sở khối lượng tính theo thiết kế sơ bộ kết hợp với các phương pháp khác để xác định giá gói thầu.

Xem thêm: Các nội dung cần lưu ý trong gói thầu được chia thành nhiều phần

2. Giá gói thầu xây dựng theo quy định của pháp luật

Thứ nhất, đối với các gói thầu xây dựng, giá gói thầu được xác định trên cơ sởcác chi phí cụ thể sau:

Chi phí trực tiếpđược xác định trên cơ sở dự toán xây dựng hoặc dự toán xây dựng công trình hoặc dự toán gói thầu xây dựng.

Chi phí gián tiếpđược xác định phù hợp với nội dung, phạm vi công việc của từng gói thầu.

Thu nhập chịu thuế tính trước, thuế, phí theo quy định của pháp luật.

Chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh, dự phòng cho yếu tố trượt giá cho các khối lượng công việc thuộc phạm vi của gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, bao gồm:

+ Đối với dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh: Chi phí dự phòng được tính bằng tỷ lệ % trên tổng chi phí của gói thầu trước chi phí dự phòng. Trường hợp đối với những gói thầu khối lượng các công việc được xác định cụ thể, chính xác thì tỷ lệ dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh được quyết định không vượt quá 5%.

+ Dự phòng cho yếu tố trượt giá: Chi phí dự phòng được xác định trên cơ sở thời gian thực hiện của gói thầu và chỉ số giá xây dựng phù hợp với tính chất, loại công việc của gói thầu xây dựng, có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

Lưu ý:

Xem thêm: Xử lý đối với trường hợp giá đề nghị trúng thầu thấp hơn 50%

Tùy theo từng gói thầu mà chi phí dự phòng không được vượt quá mức chi phí dự phòng trong sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu đã được phê duyệt.

Phương pháp xác định chi phí dự phòng được thực hiện tương tự như đối với chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng.

Thứ hai, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng của dự án, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng được phê duyệt là cơ sở để xác định, phê duyệt giá gói thầu. Giá gói thầu xây dựng được xác định theo quy định tại Điều 12 Nghị định 68/2019/NĐ-CP và Hướng dẫn tạiĐiều 14 Thông tư 09/2019/TT-BXD, cụ thể như sau:

Đối với trường hợp đã có dự toán gói thầu xây dựng, giá gói thầu được xác định trên cơ sở dự toán đã được phê duyệt.

Trường hợp chưa có dự toán gói thầu xây dựng: giá gói thầu được xác định theo cơ cấu chi phí của dự toán gói thầu trên cơ sở các khoản mục chi phí có liên quan đến phạm vi công việc của gói thầu đã được xác định trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng của dự án, dự toán xây dựng công trình được phê duyệt.

Lưu ý:

Chi phí dự phòng trong giá gói thầu xây dựng được xác định phù hợp với hình thức hợp đồng sử dụng cho gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

3. Quy định của pháp luật về việc thay thế giá gói thầu

Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 2 Điều 117Nghị định 63/2014/NĐ-CP, việc thay thế giá gói thầu được thực hiện như sau:

Xem thêm: Gói thầu cung cấp thiết bị trên 1 tỷ áp dụng hình thức thầu nào hợp lý?

Đối với trường hợp dự toán được duyệt cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

+ Nếu giá trị cao hơn này không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì không cần phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

+ Trường hợp dự toán cao hơn làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Bên cạnh đó, có thể phải điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu nếu hình thức lựa chọn trong kế hoạch được duyệt không còn phù hợp.

Trường hợp dự toán được duyệt thấp hơn giá gói thầutrongkế hoạch lựa chọn nhà thầu:

+ Nếu việc thấp hơn này không làm thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầutrongkế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

+ Trong trường hợp cần điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với giá trị mới của gói thầu theo dự toán được duyệt thì phải tiến hành điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Thứ hai, đối với gói thầu xây dựng, việc thay thế gói thầu được xác định theo quy định tại Điều 12 Nghị định 68/2019/NĐ-CP và Hướng dẫn tại Khoản 6 Điều 14 Thông tư 09/2019/TT-BXD như sau:

Trường hợp thời điểm tổ chức lựa chọn nhà thầu thực tế khác với kế hoạch triển khai của dự án thì chủ đầu tư phải tổ chức cập nhật giá gói thầu xây dựng theo mặt bằng giá ở thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu.

Xem thêm: Nhà thầu tư vấn có được tham gia nhiều gói thầu trong một dự án?

Nếu giá gói thầusau khi cập nhật cao hơn giá gói thầu xây dựng đã phê duyệt và làm vượt tổng mức đầu tư xây dựng của dự án, thì chủ đầu tư phải điều chỉnh chủng loại, xuất xứ vật tư, thiết bị đảm bảo yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật nhưng có giá phù hợp để không vượt tổng mức đầu tư và báo cáo Người quyết định đầu tư quyết định.

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Tóm tắt câu hỏi:

Có cần thay thế giá gói thầu xây dựng ghi trong Kế hoạch lựa chọn nhà thầuđã duyệt không? Hiện tôi có 1 thắc mắc mong Luật Dương Gia giải thích: Tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2016 có nêu: Chủ đầu tư tổ chức xác định, cập nhật dự toán gói thầu xây dựng, thực hiện thẩm định, phê duyệt để thay thế giá gói thầu xây dựng ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt, làm cơ sở để lập Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu và đánh giá lựa chọn nhà thầu xây dựng.

Hiện nay, nghị định này đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 68/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 1/10/2019. Vậy theo quy định mới này có còn bắt buộc chủ đầu tư phải tiến hành thêm một bước thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu xây dựng để thay thế giá gói thầu trong Kế hoạch lựa chọn nhà thầuđã duyệt không?

Luật sư tư vấn:

Tại thời điểm trước đây, việc thay thế giá gói thầu xây dựng được quy định tại Điều 12 Nghị định 32/2015/NĐ-CP như sau:

Điều 12. Quy định chung về dự toán gói thầu xây dựng

Xem thêm: Giá trị gói thầu sau sửa lỗi chênh lệch hơn 10% có trúng thầu không?

..

3. Chủ đầu tư tổ chức xác định, cập nhật dự toán gói thầu xây dựng, thực hiện thẩm định, phê duyệt để thay thế giá gói thầu xây dựng ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt, làm cơ sở để lập Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu và đánh giá lựa chọn nhà thầu xây dựng.

4. Chủ đầu tư được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng thực hiện xác định, cập nhật, thẩm tra dự toán gói thầu xây dựng trước khi phê duyệt

Hướng dẫn điều chỉnh dự toán gói thầu
Hướng dẫn điều chỉnh dự toán gói thầu

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệpqua tổng đài:1900.6568

Tuy nhiên, hiện nay tại Điều 12 Nghị định 68/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2019 thay thế choNghị định số 32/2015/NĐ-CPcó quy định như sau:

Điều 12

..

3. Trường hợp thời điểm tổ chức lựa chọn nhà thầu thực tế khác với kế hoạch triển khai của dự án thì chủ đầu tư phải tổ chức cập nhật giá gói thầu xây dựng theo mặt bằng giá ở thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu. Trường hợp giá gói thầu xây dựng sau khi cập nhật cao hơn giá gói thầu xây dựng đã phê duyệt và làm vượt tổng mức đầu tư xây dựng của dự án, thì chủ đầu tư phải điều chỉnh chủng loại, xuất xứ vật tư, thiết bị đảm bảo yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật nhưng có giá phù hợp để không vượt tổng mức đầu tư và báo cáo Người quyết định đầu tư quyết định.

Quy định này cũng được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 6 Điều 14 Thông tư 09/2019/TT-BXD như sau

Điều 14

.

6. Các chi phí của giá gói thầu xây dựng phải được xác định hoặc cập nhật tương ứng với mặt bằng giá ở thời điểm 28 ngày trước ngày đóng thầu. Trường hợp giá gói thầu xây dựng sau khi cập nhật cao hơn dự toán gói thầu hoặc dự toán xây dựng đã phê duyệt và làm vượt tổng mức đầu tư xây dựng của dự án, thì chủ đầu tư phải điều chỉnh chủng loại, xuất xứ vật tư, thiết bị đảm bảo yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật nhưng có giá phù hợp để không vượt tổng mức đầu tư và báo cáo Người quyết định đầu tư quyết định. Người quyết định đầu tư quyết định sử dụng dự phòng phí khi xác định, hoặc cập nhật giá gói thầu.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, giá gói thầu xây dựng đã được phê duyệt trong Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần phải điều chỉnh nếu tại thời điểm tổ chức lựa chọn nhà thầu thực tế khác với kế hoạch triển khai của dự án.

Việc điều chỉnh này được chủ đầu tư thực hiện thông qua việc tổ chức cập nhật giá gói thầu xây dựng theo mặt bằng giá ở thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu. Trong trường hợp cụ thể, nếu giá gói thầu xây dựng khi cập nhật cao hơn giá gói thầu đã phê duyệt và làm vượt tổng mức đầu tư xây dựng của dự án thì việc điều chỉnh chủng loại, xuất xứ vật tư, thiết bị của chủ đầu tư phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng, kĩ thuật nhưng có giá phù hợp để không vượt tổng mức đầu tư và báo cáo Người quyết định đầu tư quyết định.

Như vậy, trường hợp này chủ đầu tư không bắt buộc phải tiến hànhphê duyệt để thay thế giá gói thầu xây dựng ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt, làm cơ sở để lập Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu và đánh giá lựa chọn nhà thầu xây dựng như quy định trước đây nữa.

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

  • Nhà thầu tư vấn có được tham gia nhiều gói thầu trong một dự án?
  • Giá trị gói thầu sau sửa lỗi chênh lệch hơn 10% có trúng thầu không?
  • Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp gói thầu
  • Mẫu phiếu đăng ký thông báo hủy thông tin gói thầu đã đăng tải
  • Trách nhiệm, nhiệm vụ của tổ chức thẩm định trong đấu thầu