Hướng dẫn cài đặt pytho 2 cho window năm 2024

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt Python, editor Sublime Text và vài module như pip, requests, BeautifulSoup.

Phiên bản mới nhất của Python hiện tại là 3.4.x, nhưng mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt và sử dụng bản 2.7.8, vì mình dùng bản này và nó cũng còn rất phổ biến và ổn định.

Để cài đặt, các bạn vào https://www.python.org/, chọn Download và phiên bản 2.7.8, trình duyệt sẽ thực hiện tải bộ cài Python phù hợp với hệ điều hành của bạn. Khi tải xong, thực hiện cài đặt như bình thường.

Sau khi cài xong, bạn có thể sử dụng môi trường tương tác của Python để lập trình ngay. Để mở môi trường tương tác, bạn vào thư mục C:\Python27 (thư mục mặc định khi cài Python trên Windows), mở python.exe là có thể viết code.

Ngoài ra, bạn có thể thêm Python vào PATH của hệ thống bằng các bước sau:

  1. Mở Control Panel
  2. Chọn System
  3. Chọn Advanced System settings
  4. Chọn tab Advanced > Environment Variables
  5. Trong mục System variables, tìm chọn variable Path, copy paste thư mục cài đặt Python (C:\Python27) vào đầu dòng, ngăn cách bởi dấu chấm phẩy.
  6. Bấm OK để thoát ra

Khi này bạn có thể mở command prompt, gõ và enter python là có thể sử dụng môi trường tương tác.

Nếu bạn không muốn phải gõ enter từng dòng vào interactive console của Python thì có thể viết code ra một file riêng, dùng command prompt cd đến thư mục chứa file code, gõ “python <tên file>” để chạy.

2. Sublime Text

Python đi kèm với IDE IDLE để thực hiện viết mã nguồn và biên dịch nhưng mình không thích chương trình này vì nhiều bất cập. Thay vào đó, mình sử dụng một text editor để làm công việc thay thế, ở đây mình chọn Sublime Text 3. Đây là phần mềm editor có nhiều shortcut tiện lợi giúp viết code nhanh hơn, syntax highlighting của rất nhiều ngôn ngữ và có hỗ trợ biên dịch và chạy code.

  • Trang chủ Sublime Text
  • Download Sublime Text 3

Bản 3 vẫn còn giai đoạn beta nhưng mình dùng thấy rất ổn định và nhanh hơn bản 2.

Một plugin không thể thiếu khi sử dụng Sublime Text là Package Control. Với package control, bạn có thể cài đặt plugin cho Sublime Text một cách nhanh chóng và tiện lợi. Làm theo hướng dẫn trong đường link sau để thực hiện cài đặt Package Control: https://sublime.wbond.net/installation.

Khi cài xong, bạn sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Shift + P để mở Command Pallette của Sublime Text, gõ vào install rồi chọn Package Control: Install Package, chờ một lúc để plugin load danh sách các plugin, khi này bạn chỉ cần gõ tên plugin mình muốn và enter, Package Control sẽ thực hiện cài đặt plugin đó một cách nhanh chóng.

Các bạn cũng có thể tùy biến giao diện của Sublime Text qua các gói theme. Mình sử dụng color scheme Flatland Monokai và theme Spacegray. Để cài đặt các theme này, bạn làm theo hướng dẫn bên trên để cài đặt các theme Flatland và Spacegray. Sau đó mở menu Preferences > Settings – User và paste setting này vào:

{ "color_scheme": "Packages/Theme - Flatland/Flatland Monokai.tmTheme", "theme": "Spacegray.sublime-theme" }

Khi này Sublime Text của bạn sẽ có giao diện như sau:

Hướng dẫn cài đặt pytho 2 cho window năm 2024

3. pip

Tương tự Package Control của Sublime Text, để cài đặt cái Python package, bạn nên dùng pip để thực hiện công việc dễ dàng và nhanh chóng. Thông tin về pip được tổng hợp khá đầy đủ trong link sau: https://pypi.python.org/pypi/pip, để cài pip, bạn vào Install howto trong link đó và làm theo hướng dẫn. Cách sử dụng pip rất đơn giản, ví dụ bạn muốn cài đặt module requests, chỉ cần mở CMD, gõ vào dòng dưới đây là xong:

pip install requests

4. Các module thường dùng

Để cài đặt các module này bạn gõ vào “pip install <tên module>” để cài, sau đó có thể import vào và sử dụng.

Toán: bạn cần nắm vững các môn Giải Tích, Đại Số Tuyến Tính, Xác Suất Thông Kê. Nếu biết thêm về Toán Tối Ưu nữa thì rất tốt.

  • Lập trình: bạn có thể dùng Matlab, Python, R. Hiện tại tôi thấy Python được sử dụng rộng rãi nhất vì có nhiều thư viện hỗ trợ, và cũng free nữa.
  • Tiếng Anh: ít nhất là kỹ năng đọc, các bạn nên trau dồi càng sớm càng tốt. Đọc dần các tài liệu tiếng Anh để luyện cả tiếng và đọc thêm kiến thức mới.

Về đầu trang.

3. Hướng dẫn cài đặt python và các thư viện trên MacOS?

Xin cảm ơn facebook Nguyễn Nghĩa về phần hướng dẫn này:

Nhận thấy có một số bạn gặp khó khắn trong việc sử dụng source code trong các bài viết về Machine Learning cơ bản như việc cài đặt thư viện, import các thư viện đó để có thể chạy được những source trong các bài viết. Trong bài viết hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt một số thư viện trên hệ điều hành MacOS nhằm phục vụ cho mục đích tìm hiểu và nghiên cứu về Machine Learning.

3. 1. Đôi nét về thư viện scikit-learn

Theo như tôi biết thì Scikit-learn mà một trong những thư viện mã nguồn mở Machine Learning viết bằng Python và được đông đảo mọi người sử dụng nhất hiện nay. Scikit-learn implement nhiều thuật toán máy học từ các thuật toán cơ bản cho đến các thuật toán phức tạp như DecisonTree, Naive Bayes, K-Nearest Neighbor (KNN), Support Vector Machine (SVM), Artificial Nerual Network (ANN)…

Trang chủ của thư viện: http://scikit-learn.org/

3.2. Cài đặt thư viện scikit-learn

Thư viện scikit-learn yêu cầu chúng ta phải cài đặt những module như dưới đây:

  • Python (>= 2.6 or >= 3.3),
  • NumPy (>= 1.6.1),
  • SciPy (>= 0.9).

3.3 Python

Phiên bản mới nhất của hệ điều hành macOS (Sierra) thì python 2.7 đã được cài đặt sẵn, vì vậy chúng ta không cài đặt lại python. Với những verson khác thì trước khi cài đặt python chúng ta mở Termial và gõ lệnh gõ lệnh python để kiểm tra python đã đượcc cài đặt hay chưa.

Nếu python chưa được cài đặt thì sẽ xuất ra thông báo lỗi và chúng ta sử dụng lệnh dưới đây để cài đặt.

Ngược lại sẽ xuất ra thông tin chi tiết về phiên bản python đang sử dụng và đi vào môi trường lập trình python.

Nếu bạn nào muốn cài đặt python phiên bản 3.6 thì sử dụng lệnh

3.4 Pip

Pip là một công cụ nhỏ gọn giúp chúng ta cài đặt các gói thư viện trong pytho một cách nhanh chóng. Hầu hết mọi thư viện của python đều được cài đặt qua pip. Và để cài đặt được pip chúng ta sử dụng lệnh:

3.5. Numpy

3.6. Scipy

3.7. Matplotlib

Matplotlib là một thư viện python phục vụ cho việc vẽ đồ thị. Lệnh cài đặt matplotlib

3.8. Scikit-learn

Sau khi đã cài đặt xong các module mà scikit-learn yêu cầu thì chúng ta sử dụng lệnh dưới đây để cài đặt thư viện Machine Learning này.

pip install -U scikit-learn

Nếu gặp lỗi về permission thì các bạn sử dụng lệnh dưới

sudo pip install -U scikit-learn

3.9 Kiểm tra cài đặt

Sau khi cài đặt đẩy đủ các thư viện thì bước cuối cùng sẽ là thử import thư viện để kiểm tra lại quá trình cài đặt có thành công hay không. Hãy thư vào một trường lập trình python bằng cách mở Terminal và gõ lệnh:

Thử import thư viện bằng lệnh sau:

Nếu không có thông báo nào nghĩa là chúng ta đã install thành công. Ngược lại các bạn phải quay lại cài đặt các thư viện ở các bước trên.

3.10. Tài liệu tham khảo

[1] Installing scikit-learn

Về đầu trang.

4. Hướng dẫn cài đặt python và các thư viện trên Windows?

Cảm ơn facebook Pham Chi Hieu về phần trả lời này:

Bài: Cài đặt Python và thư viện sử dụng Anaconda trên Windows

4.1. Cài đặt Python bằng Anaconda.

Để tải về Python và một số thư viện cần thiết, một cách đơn giản nhất là tải về và cài đặt vào thư mục bạn muốn. Anaconda hỗ trợ rất nhiều thư viện giúp lập trình Python.

Sau khi cài đặt xong, bạn vào thư mục Scripts trong thư mục Anaconda vừa cài đặt, và khởi động Spyder. Các bạn có thể sử dụng môi trường IDE nào cũng được. Tôi hay sử dụng Spyder vì layout của nó khá giống với Matlab, chúng ta có thể quan sát được Script, Console và các biến. Console cho Python của Spyder bao gồm Python hoặc IPython notebook.

Giao diện Spyder trên Windows.

4.2. Kiểm tra Libs

Anaconda đã có sẵn khá là nhiều thư viện python như : Numpy, Scipy, Matplotlib , sklearn

Để kiểm tra python của Anaconda đã có thư viện nào đó, chúng ta sẽ thử import nó trong Console.

Không có lỗi được thông báo nghĩa là python đã biết được thư viện này. Để kiểm tra thư viện này ở đâu, sau khi import, ta truy xuất đường dẫn của thư viện như sau:

'C:\\These\\soft\\Anaconda2\\lib\\site-packages\\numpy\\_init_.pyc'

Thư viện Numpy của tôi nằm ở đường dẫn ‘C:\These\soft\Anaconda2\lib\site-packages\’ . Anaconda đã có sẵn thư viện Numpy

Traceback (most recent call last):
  File "<stdin>", line 1, in <module>
ImportError: No module named sklearn

Nếu như Python trả về lỗi Import như trên thì có nghĩa trong Anaconda chúng ta chưa có thư viện đó.

4.3. Cài đặt Libs bằng Anaconda

Ở phần trên python của tôi chưa có thư viện sklearn, nên tôi phải đi cài đặt nó. Vì tôi sử dụng Anaconda cho lập trình python nên tôi cần phải (1) cài đặt thư viện mới vào đường dẫn libs python của Anaconda hoặc (2) chỉ cho python của Anaconda biết về đường dẫn tới thư viện mới này.

Với Anaconda, việc cài đặt 1 thư viện đang được hỗ trợ cực kỳ đơn giản, tôi chỉ cần dùng tools pip hoặc conda mà Anaconda đã cài sẵn. Cụ thể, ở đây tôi muốn cài thư viện sklearn tôi truy cập vào trang chủ của sklearn. Trang này ghi rằng chúng ta có thể cài bằng pip hoặc conda.

Chúng ta sẽ bật cmd (Command Prompt) của windows lên và gõ lệnh conda install scikit-learn hoặc pip install -U scikit-learn. Conda sẽ tự động tìm thư viện sklearn và cài vào đường dẫn Anaconda giúp chúng ta.

C:>conda install scikit-learn

Hướng dẫn cài đặt pytho 2 cho window năm 2024

Sử dụng conda qua cmd của windows.

Chờ cho thư viện và các thư viện liên quan hoàn tất cài đặt, chúng ta vào spyder kiểm tra lại đã có sklearn chưa. Và python trả về đã có sklearn trong Anaconda. Và chúng ta đã có thể sử dụng sklearn.

'C:\\These\\soft\\Anaconda2\\lib\\site-packages\\sklearn\\_init_.pyc'

Với 1 thư viện chưa có trên Anaconda, cách cài đặt sẽ phức tạp hơn chút nhưng hầu hết các thư viện lớn thường dùng đều có thể cài đặt thông qua Anaconda, nên chúng ta không phải lo lắng lắm. Để cài loại thư viện như vậy, tôi sẽ chỉ dẫn vào những bài sau.

4.4. Chạy thử 1 đoạn code trên python.

Bây giờ, các bạn đã có thể chạy thử 1 vài ví dụ trên trang Machine Learning cơ bản, ví dụ như Bài 3: Linear Regression

Về đầu trang.

5. Các sách tham khảo?

Mời bạn .

6. Làm thế nào để hỗ trợ blog

Nội dung trên blog này là hoàn toàn miễn phí. Tôi cũng không sử dụng dịch vụ quảng cáo nào vì không muốn làm phiền các bạn trong khi đọc. Tuy nhiên, nếu bạn thấy nội dung blog hữu ích và muốn ủng hộ blog, bạn có thể Mời tôi một ly cà phê bằng cách click vào nút ‘Buy me a coffee’ ở phía trên cột bên trái của blog, loại cà phê mà bạn vẫn thích uống :). Tôi xin chân thành cảm ơn.