Hướng dẫn bức tranh chơi ô ăn quan của ai

VNTN – Năm 1931, họa sĩ Nguyễn Phan Chánh vẽ Chơi ô ăn quan có khuôn khổ 63cm x 85cm, là bức tranh lụa đầu tiên của ông. Diễn tả một trò chơi dân gian của trẻ em dân tộc Kinh có tính chất chiến thuật, thường dành cho hai hoặc ba người chơi và có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm. Tác phẩm đã trở thành một trong những mẫu mực của hội họa Việt Nam hiện đại. Trên nền lụa, tác giả diễn tả bốn em bé đang chơi ô ăn quan được chia làm hai nhóm. Bố cục theo lối đăng đối lệch (bên ba nhân vật, bên một nhân vật) tạo cho bức tranh vẻ hấp dẫn, sinh động. Cả ba nhân vật đều hướng mắt nhìn theo bàn tay dải quân của nhân vật thứ tư, tạo cảm giác gắn kết tình cảm. Gam màu nâu, hình họa chắc chắn trên nền nâu sáng tạo hòa sắc nền nã. Hoạ sĩ có sự quan sát tinh tế, khéo tạo ra sự thay đổi sắc độ, chỗ sắc nét, chỗ mềm mại, khiến người xem cảm giác sự cân bằng, uyển chuyển của nhân vật. Cách điểm nhãn tinh xảo làm toát lên nét giản dị, duyên dáng của khuôn mặt các bé gái, phù hợp với trang phục nâu sồng chân quê.

Hướng dẫn bức tranh chơi ô ăn quan của ai

Tranh Nguyễn Phan Chánh thường mảng hình đơn giản, không gian chỉ gợi không tả. Có lẽ ông phần nào chịu ảnh hưởng lối bố cục của tranh dân gian Việt Nam. Những khoảng trống của nền tranh luôn để nhường chỗ cho những chữ tượng hình hay triện son, coi đây như một phần của bố cục bức tranh. Ông vốn là người giỏi chữ Hán – một loại chữ giàu chất thơ họa và mang chỉ dấu của tâm hồn Á Đông. Hầu hết các tranh ông vẽ đều có đề thơ, nó đã góp phần làm bức tranh thêm chặt chẽ, sinh động. Đây cũng là thói quen đặc biệt, rất độc đáo của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh so với các họa sĩ khác. Nhờ nó mà vô hình chung việc sao chép tranh của Nguyễn Phan Chánh đã được hạn chế nhiều. Các bài thơ đề trên tranh, đôi khi là ý tưởng của bức họa, nhưng cũng có khi chỉ là phút tơ lòng của tác giả về một vấn đề mới nảy sinh sau khi hình ảnh chính khá hoàn thiện. Bức Chơi ô ăn quan cũng có một bài thơ chữ Hán, đã được dịch như sau: “Đương ngây thơ chưa quen gì mùi son phấn/ Chỉ biết đua nhau đuổi bướm tranh hoa/ Nhưng lại choán được màu xuân hơn nơi lầu son gác tía/ Mà không học thói làm mây làm mưa trên núi Dương Đài…”.
Nguyễn Phan Chánh (1892 – 1984), quê gốc Thạch Hà, Hà Tĩnh, ông học khóa I (1925 – 1930) trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng với Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu, Mai Trung Thứ, Công Văn Trung, Lê Văn Đệ… (họ đều là những tên tuổi lớn trong nền mỹ thuật Việt Nam). Thời kỳ đó, trào lưu hâm mộ chất liệu sơn dầu và bút pháp mảng miếng của phương Tây đang cực thịnh, hiếm người có bản lĩnh để thoát khỏi tư tưởng đó. Nhưng Nguyễn Phan Chánh, trong số ít người có khả năng vận dụng thủ pháp tạo hình phương Tây kết hợp khả năng tiết chế cảm xúc phương Đông, tạo phong cách hội họa cho riêng mình. Với phong cách biểu cảm, tranh lụa của ông đã cách tân nền hội họa Việt Nam.Ông đã để lại kho tàng khoảng gần hai trăm tác phẩm hoàn chỉnh, trong đó có đến một phần ba được lưu giữ tại viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Gia Khánh

Hướng dẫn bức tranh chơi ô ăn quan của ai

Nguyễn Phan Chánh (1892-1984): quê ở thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh vì vậy ông lấy bút hiệu là Hồng Nam. Ông sinh ra và lớn lên ở một miền quê văn hiến nhưng đó là mảnh đất nghèo chịu ách áp bức của thực dân phong kiến. Ông mồ côi cha từ lúc 7 tuổi, hoàn cảnh gia đình, hiện trạng xã hội là cả một gánh nặng đặt lên đôi vai non trẻ của ông. Tuy mồ côi cha từ nhỏ, nhưng ông luôn nhớ lời cha dạy “thà sống nghèo nhưng trong sạch”.

Cả một đời, ông là người chăm chỉ, bình dị, và yêu cuộc sống. Vốn có năng khiếu bẩm sinh về hội hoạ, điều đó chẳng những nâng đỡ tinh thần ông mà nó còn trực tiếp cùng ông kiếm kế sinh nhai, nét vẽ tài hoa của ông đã để lại cho hậu thế một dòng tranh lụa dạt dào thấm đậm tính dân tộc.

Những năm tháng học chữ Hán và chữ Quốc ngữ ở quê nhà đã giúp ông làm quen với tinh thần hội hoạ phương Đông qua thi pháp trực họa ước lệ trên chữ Hán. Thời gian ở Huế đối với ông là cả một môi trường rộng lớn để tiếp cận với nghệ thuật từ kiến trúc lăng tẩm, Kinh đô đến tranh vẽ tường, tranh khắc phong cảnh trên khắp cõi Nam trong đó có núi Hồng, sông Lam quê hương ông.

Ảnh chân dung họa sĩ Nguyễn Phan Chánh

Sự nghiệp

Năm 30 tuổi (1922) Nguyễn Phan Chánh tốt nghiệp trường Sư phạm Quốc học Huế và được giữ lại Huế dạy học ở trường tiểu học Đông Ba.

Năm 1925 được bạn bè khuyết khích, Nguyễn Phan Chánh thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội, gần một trăm thí sinh ông là người Trung Kỳ duy nhất lọt vào mắt ban giám khảo người Pháp. Chính ông đã được hiệu trưởng Victor Tardier khuyến khích theo ngạch tranh lụa, và tranh lụa của ông đặc biệt, là một dòng riêng của Việt Nam, không bị lẫn với lụa của các nước khác.

Ở trường, Nguyễn Phan Chánh lớn tuổi hơn các bạn học, lại đã có vợ, có con, yêu Hán học, lúc nào cũng cắp cái ô. Tuy nhiên vào năm thứ ba, tức 1928, ông đã trở thành người Việt Nam đầu tiên có tranh vẽ làm tem in ở Pháp, dùng cho Sở Bưu điện Đông dương – kết quả của giải nhất cuộc thi vẽ tem với 90 đồng Đông Dương (tương đương với 3 tấn gạo).

Ảnh gia đình Nguyễn Phan Chánh (Ảnh tư liệu của gia đình)

Sau 5 năm theo học ông là một trong 10 thí sinh chính thức được lọc tuyển. Giàu vốn sống dân gian, ham học hỏi với tình yêu nghệ thuật tha thiết nên chỉ ít năm sau khi được tiếp xúc những nguyên tác tranh lụa Trung Hoa, lụa Nhật Bản đã nhanh chóng khơi dậy trong ông nguồn cảm hứng sâu xa dòng nghệ thuật phương Đông.

Những bức tranh lụa của ông đã thành công rực rỡ từ những năm 1931 với các tác phẩm như: chơi ô ăn quan, em cho chim ăn, rửa rau cầu ao,vv…, thời kỳ rực rỡ của hoạ sỹ Nguyễn Phan Chánh bộc lộ tư chất phong tình của người Hà Tĩnh sớm hình thành xu hướng hiện thực trong từng tác phẩm lấy thân phận con người thời bấy giờ là mục tiêu biểu cảm.

Tranh tự họa của Nguyễn Phan Chánh

Tác phẩm đầu tay tham gia đấu xảo quốc tế tại Pari đã đem lại vinh dự lớn lao cho ông và chính nó làm cho cái nhìn kỳ thị của người Pháp về tạo hình Việt Nam phải thay đổi sâu sắc. Bút pháp trong tranh lụa Nguyễn Phan Chánh đã làm được điều từ lâu nghệ thuật tạo hình Việt Nam chưa thực hiện được, thế giới biết nghệ thuật vẽ tranh lụa Việt Nam qua Nguyễn Phan Chánh.

Sau khi ra trường mặc dù tên tuổi của ông đã có ảnh hưởng ra tận nước ngoài nhưng ở Đông Dương người ta chỉ xếp cho ông một chân dạy học trong trường Mỹ thuật, sau đó lại tìm cách thay chân ông bằng một người được lòng nhà chức trách Pháp. Năm 1938, ông thuê phòng riêng trưng bày và một mình làm tất cả mọi việc để tổ chức triển lãm cá nhân, đây là cuộc triễn lãm để rồi chia tay Hà Nội trở về nông thôn tiếp tục vẽ những người nông dân bình dị thân quen trên quê hương ông. Mãi đến 17 năm sau khi hoà bình lập lại ở Miền Bắc ở tuổi 63 ông mới trở lại Hà Nội tiếp tục phát triển và sáng tạo dòng tranh lụa Nguyễn Phan Chánh.

Cuộc đời làm tranh lụa của ông từ sau cách mạng tháng Tám mà đỉnh điểm từ 1955-1973 với một số lượng đáng kính nể: 58 bức tranh lụa và nhiều kí họa gói trọn trong 18 năm sáng tác ở tuổi 60-80. Tranh ông đại diện cho dòng lụa dân tộc suốt gần nửa thế kỷ. Nhiều triển lãm được khai trương là bài học bổ ích cho hội họa Việt Nam là tiếng nói cho nghệ thuật Việt Nam với thế giới.

Bức tranh “người bán gạo” của Nguyễn Phan Chánh

Người mua bức tranh "người bán gạo" của ông là nhà buôn Pascal de Sarthe. Đây là bức tranh của họa sĩ Việt Nam đạt giá kỷ lục tại một cuộc đấu giá. Trước kia, kỷ lục này thuộc về họa sĩ Lê Phổ (370.000USD)

Bạn để ý sẽ thấy, thường trong tranh của Nguyễn Phan Chánh hay có những dòng thư pháp, đó là do từ nhỏ ông đã được học chữ nho và nghệ thuật thư pháp. Theo một bài báo, “Ông có một thói quen đặc biệt, rất độc đáo so với các họa sĩ khác, ấy là, mặc dù đã hoàn tất một bức tranh, ông vẫn chưa cảm thấy ‘yên tâm’ nếu như không ký gửi kèm đó vài dòng thơ (bằng chữ Hán) thổ lộ tâm tư. Các bài thơ có thể nói lên ý tưởng của bức họa, nhưng cũng có khi không liên quan gì đến nội dung tranh, chỉ là tâm sự độc lập của tác giả về một vấn đề mới nảy sinh. Có thể nói, thơ trên tranh là một nét riêng của tranh lụa Nguyễn Phan Chánh. Nhờ nó mà vô tình, việc sao chép tranh của Nguyễn Phan Chánh đã được hạn chế nhiều”.

Bức tranh "ra đồng" của Nguyễn Phan Chánh

Theo họa sĩ Trần Khánh Chương: “Từ nhỏ ông đã thích vẽ và được một thầy vẽ dân gian chỉ bảo. Những ngày giáp Tết, ông vẽ tranh cho mẹ bán, những tranh như: Tiến tài, Tiến lộc, Lý ngư vọng nguyệt… để nuôi mẹ và hai em. Những năm tháng thơ ấu của ông rất vất vả, nhưng cũng giúp cho ông một vốn sống là tình cảm đối với người nông dân”. Nguyễn Phan Chánh thường vẽ nông dân là vì thế.

Bức tranh "Xem bói" của Nguyễn Phan Chánh

Trong cả khóa đầu tiên, “chỉ có Nguyễn Phan Chánh vẽ tranh lụa một cách chuyên nghiệp cho đến tận cuối đời và hình thành một phong cách riêng độc đáo. Tuy nhiên, các họa sĩ trường Mỹ thuật Đông Dương (và sau này) không dùng màu tự nhiên nữa, mà dùng thuốc nước (water colour) vẽ trên lụa, sau khi vẽ xong thì dùng hồ và giấy bồi nền sau lưng tấm lụa…”

Bức tranh “Đám rước” của Nguyễn Phan Chánh

Hai điều trên đã làm thay đổi căn bản kỹ thuật vẽ lụa cổ truyền. Vẽ bằng màu tự nhiên, người ta không rửa và chuốt mặt lụa quá nhiều, chủ yếu vẽ một lần được ngay, hoặc vờn ngay trên bề mặt. Còn vẽ bằng màu nước, thực chất là một kỹ thuật nhuộm lụa, màu thuốc nước ngấm vào trong thớ lụa, trở thành sợi nhuộm màu, chứ không ở trên bề mặt, và vẽ bằng kỹ thuật này người ta phải vẽ ẩm và rửa nước nhiều lần. Tính lung linh huyền ảo và các sắc độ trở nên tinh tế hơn vẽ khô. Tuy nhiên vẽ ẩm, các màu khác nhau cùng hòa tan trên mặt lụa, tạo ra một màu xám đen, dễ làm tấm lụa tối lại, về thực chất các tranh lụa hiện đại vẽ theo kỹ thuật ẩm càng để lâu càng xám lại.

Bức tranh "Học tổ" của Nguyễn Phan Chánh

Một vấn đề nữa, các tranh lụa có bồi giấy, sau nhiều năm, chất hồ bị hủy, hủy theo cả giấy và lụa ở trên dưới. Có những bức tranh lụa ở trong bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, chỉ mới hơn 50 năm, có nguy cơ vỡ vụn ra từng mảnh. Khá nhiều tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh đã bị hỏng. Ba bức “Cô gái cưỡi bò qua sông” (1967), “Hun Thuyền” và “Đón củi” (1938) đã được Nhật Bản “đón về” phục chế, trong tình trạng hư, mục, chỉ còn lại từng mảnh lụa rời.

“Khó khăn lớn nhất trong việc phục chế các bức tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh chính là gỡ bỏ lớp giấy xi măng, những mảnh lụa gần như tan ra và tôi đã cố gắng thu thập những mảnh còn sót lại rồi lắp ghép từng mảnh một” – bà Kikuko Iwai, Giám đốc Học viện Phục chế nghệ thuật Iwai – người nổi tiếng trong làng mỹ thuật thế giới với việc phục chế thành công các bức họa của Picasso cho biết.

Bức tranh “Cô và cháu” của Nguyễn Phan Chánh

Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh có cách làm cũ lụa bằng nước chè. “Khi vẽ, ông rửa lụa nhiều lần để màu phần vẽ mới hòa với màu tranh cũ… Thường ông phải mất hàng tháng trời mới hoàn thành một tác phẩm tranh lụa. Nguyễn Phan Chánh thường vẽ hình họa lên trên tờ giấy rồi áp vào sau tấm lụa để in nét vẽ lên, vì thế trên tranh không có nét chì. Màu được phủ lên hình họa, để khô. Sau đó, ông rửa nhẹ nhàng cho hết lớp gợn của bột màu, để khô rồi lại tiếp tục quết lên lớp màu nữa. Để khô, rồi lại cọ đi, cứ làm như thế cho đến khi có được màu ưng ý… Lụa sẽ thấm từ mặt phải sang mặt trái tranh, nên màu sắc hai mặt tranh hoàn toàn giống nhau. Đặc biệt là màu từng mảng trong tranh lụa Nguyễn Phan Chánh không bao giờ bị loang, lẫn với màu của mảng khác. Điều đó minh chứng rằng, người họa sĩ không chỉ có tài năng mà còn rất kiên trì, bền bỉ".

Bức tranh "Chơi ô ăn quan" của Nguyễn Phan Chánh

Trong việc bố cục một bức tranh, Nguyễn Phan Chánh là người rất cẩn thận. Thí dụ với bức “Chơi ô ăn quan” (1931), ông cho biết: “Một lần, thấy các em ngồi đánh ô ăn quan, tôi tò mò đứng xem và lấy phác thảo. Tôi vào nhờ bà mẹ nói với cô con gái nho nhỏ xinh xinh ngồi cho tôi làm mẫu. Bố trí các cô này ngồi chơi là vấn đề bố cục, ít nhất phải có bốn người nhưng bốn người này hai phe. Tôi đặt một cô bé khoảng chừng hơn mười tuổi ngồi một phía, còn ba cô ngồi về phía bên kia. Bố trí lệch như thế mới phải, không để mỗi bên hai cô thành ra bố cục rời rạc. Làm thế nào để cho bốn cô tập trung vào ô quan khi chơi… Tôi cho cô nhỏ nhất đánh đầu tiên…”

Bức tranh "Bữa cơm vụ mùa" của Nguyễn Phan Chánh