Hứa quán kiệt là ai

Skip to content

Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm

Hứa Quán Anh (3 tháng 8 năm 1946 – 8 tháng 11 năm 2011) (tiếng Trung: 許冠英) là một ngôi sao phim Hồng Kông. Anh và các anh trai, Hứa Quán Văn và Hứa Quán Kiệt đã sản xuất một vài bộ phim hài bom tấn vào những năm 1970 và 1980.

Hứa Quán Anh sinh ngày 3 tháng 8 năm 1946 ở Phiên Ngung, Quảng Đông, Trung Quốc. Anh có bốn anh em, Hứa Quán Kiệt, Hứa Quán Văn, Hứa Quán Võ và Hứa Châu Địch. Gia đình họ Hứa chuyển từ Trung Quốc sang Hồng Kông năm 1950 và trú tại khu cho người dân nghèo tại Đồi Kim Cương. Cha anh làm việc cật lực và làm mọi công việc để nuôi sống gia đình. Trong gia đình họ Hứa thì nghệ thuật đóng vai trò rất đặc biệt, cha của Hứa Quán Anh chơi vĩ cầm và mẹ thì rất thích Việt Kịch.

Có thể bạn quan tâm  Nhãn khoa là gì? Chi tiết về Nhãn khoa mới nhất 2021

Hứa Quán Anh qua đời do một cơn đau tim vào ngày 8 tháng 11 năm 2011 ở tuổi 65 [1].

  1. ^

    “許冠英心臟病逝世 享年65歲”. iHKtv (bằng tiếng Trung). ngày 8 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2011.

  • Ricky Hui trên IMDb
  • Ricky Hui Lưu trữ 2006-08-14 tại Wayback Machine an Appreciation Site from Hungary
  • Ricky Hui on Hong Kong Cinemagic
  • Ricky Hui Forum Lưu trữ 2016-10-21 tại Wayback Machine
  • Special topic on the English board of Hong Kong Cinemagic
  • [1] Lưu trữ 2012-04-01 tại Wayback Machine
Dữ liệu nhân vật
TÊN Hứa, Quán Anh
TÊN KHÁC
TÓM TẮT
NGÀY SINH 3 tháng 8 năm 1946
NƠI SINH Phiên Ngung, Quảng Đông
NGÀY MẤT 8 tháng 11 năm 2011
NƠI MẤT Hồng Kông

Từ khóa: Hứa Quán Anh, Hứa Quán Anh, Hứa Quán Anh

LADIGI – Công ty dịch vụ SEO Web giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.

Nguồn: Wikipedia

Có thể bạn quan tâm  Đô thị là gì? Chi tiết về Đô thị mới nhất 2021

Tôi là La Trọng Nhơn - người xây dựng nên LADIGI.VN, tôi có niềm đam mê với Digital Marketing. Tôi muốn xây dựng website này để chia sẻ đến những bạn gặp khó khăn khi bắt đầu vào nghề, có thể tiếp cận kiến thức đúng đắn và thực tế thông qua website này.

HƯỚNG DẪN LẤY CODE (CHỈ MẤT 10 GIÂY)

Bước 1: COPY từ khóa bên dưới (hoặc tự ghi nhớ) gửi hàng đi mỹ Bước 2: Vào google.com.vn và tìm từ khóa. Sau đó, nhấp vào kết quả này của trang này
Hứa quán kiệt là ai
Bước 3: Kéo xuống cuối trang bạn sẽ thấy nút LẤY CODE

===============================

Vì tính chất bảo mật TÀI KHOẢN nên chúng tôi cần xác minh bằng CODE*

HƯỚNG DẪN LẤY CODE (CHỈ MẤT 10 GIÂY)

Bước 1: COPY từ khóa bên dưới (hoặc tự ghi nhớ)

gửi hàng đi mỹ

Bước 2: Vào google.com.vn và tìm từ khóa. Sau đó, nhấp vào kết quả này của trang này

Hứa quán kiệt là ai
Bước 3: Kéo xuống cuối trang bạn sẽ thấy nút LẤY CODE

===============================

NETFLIX có ưu điểm gì:

- Tận hưởng phim bản quyền Chất lượng cao độ phân giải 4K, FHD, âm thanh 5.1 và không quảng cáo như các web xem phim lậu.

- Kho phim đồ sộ, các phim MỸ, TÂY BAN NHA, HÀN, TRUNG, NHẬT đều có đủ và 90% phim có Vietsub.

- Cài trên điện thoại, máy tính, tablet, SmartTv, box đều xem được.

Hai hôm nay newsfeed trên facebook của tôi chia làm hai hot trend rõ rệt, một trend là những bài tường thuật về cuộc xuống đường lịch sử của hơn 1 triệu dân Hong Kong để chống lại đặc khu trưởng Carrie Lam và luật dẫn độ nghi phạm ở Hong Kong và Trung Quốc của những người quan tâm đến chính trị và vận mệnh đất nước; và trend còn lại là “độ ta không độ nàng” của các bạn trẻ. Dĩ nhiên tôi thuộc nhóm không quan tâm tới cái chuyện “độ xe không độ hàng” và tôi muốn các bạn trẻ đừng dành quá nhiều thời gian cho mấy cái chai “trà xanh không độ” để quan tâm tới chuyện đòi quyền làm người của thanh niên Hong Kong.

Hứa quán kiệt là ai
Hứa quán kiệt là ai
Người dân Hong Kong xuống đường biểu tình hôm 9/6. (Ảnh: Shutterstock)

Nhưng tôi cũng biết các bạn trẻ Việt Nam phần lớn rất ngại những chuyện chính trị chính em vì những chuyện này vừa nhức đầu vừa dễ bị gán mác “phản động”. Và tính tôi cũng không thích đưa tin theo kiểu cắt dán hay share một cái link viết sẵn nào đó mà khi nói về một vấn đề nào đó, tôi luôn đứng ở góc nhìn riêng của mình. Cái gì chưa biết thì tôi sẽ nói, còn cái gì nhiều người biết rồi thì tôi sẽ không nói lại nữa. Bài viết này tôi muốn cung cấp cho mọi người một cái nhìn toàn diện hơn về tinh thần dân chủ của người Hong Kong qua khía cạnh giải trí để mọi người có thể hiểu rằng những gì chúng ta xem, nghe, đọc đều có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của con người như thế nào.

I. “Ông hoàng Cantopop” khác “ông hoàng âm nhạc Việt Nam” như thế nào?

Thập niên 90 được xem là kỷ nguyên vàng của thể loại Cantopop, thể loại nhạc pop đặc trưng của Hong Kong, với rất nhiều ca sĩ nổi tiếng như Tứ Đại Thiên Vương (Lê Minh, Lưu Đức Hoa, Trương Học Hữu, Quách Phú Thành), Đàm Vịnh Lân, Mai Diễm Phương… Cantopop hay còn gọi là nhạc pop tiếng Quảng Đông với những bài hát có giai điệu dễ nghe dễ thuộc vừa đậm chất Á Đông vừa mang chất Tây nên được đông đảo khán giả châu Á hâm mộ.

Những ai đã từng lớn lên trong thập niên 90 ở Việt Nam chắc không thể nào không biết đến những giai điệu của “there is only you in my heart” (Tựa gốc “Thiên thiên khuyết ca”), “chiều buồn nghiêng nắng, biển vắng cô đơn lang thang mình ta” (Tựa gốc “Lai sinh duyên” – Duyên nợ kiếp sau) hay “Người tình mùa đông” (tựa gốc “Dung dị thụ thương đích nữ nhân” – Người đàn bà dễ bị tổn thương). Nhưng có một điều không phải ai cũng biết, đó là trào lưu Cantopop của những năm 90 được hình thành và phát triển trở thành một dòng nhạc riêng là nhờ công của một nhân vật được người Hong Kong tôn vinh là “ông thần của những ca khúc tiếng Quảng Đông” Hứa Quán Kiệt (tên tiếng Anh là Sam Hui).

Hứa Quán Kiệt là một diễn viên kiêm ca/nhạc sĩ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống làm giải trí gồm bốn anh em nổi danh khắp Hong Kong: Quán Văn, Quán Võ, Quán Anh và Quán Kiệt. Chịu ảnh hưởng của những thần tượng âm nhạc Anh Mỹ những năm 60 như Elvis Presley, the Beatles, Rolling Stones, Bee Gees… chàng trai trẻ Hứa Quán Kiệt cũng khởi nghiệp bằng cách lập band nhạc chơi lại những ca khúc tiếng Anh thịnh hành thời bấy giờ.

Sau một thời gian hát cover, ông bắt đầu viết lời bài hát tiếng Quảng Đông trên giai điệu rock and roll của Anh, Mỹ. Nhạc của ông không cầu kỳ hoa mỹ mà phần lớn có giai điệu sôi động trẻ trung và ca từ của các bài hát phần lớn là lời ăn tiếng nói bình dân hằng ngày trong phương ngữ tiếng Quảng Đông và viết về những điều liên quan trực tiếp đến đời sống của xứ Cảng Thơm. Có người nói, muốn biết dân Hong Kong sống như thế nào, ăn gì, nghĩ gì thì cứ nghe nhạc của Sam Hui vì tất cả đều nằm trong đó. Ông không chỉ ca ngợi cái đẹp của Hong Kong trong “Thiết tháp lăng vân” (“Tháp sắt xuyên mây”, ca khúc này được người dân Hong Kong xem là quốc ca không chính thức của mình) hay “Phật khiêu tường” (ca ngợi món súp trứ danh “Phật nhảy tường”) mà còn lên tiếng phản đối những điều chưa hay chưa đẹp của thành phố này.

Khi chính quyền Hong Kong ban hành lệnh cúp nước, ông lên tiếng bằng ca khúc “Chế Thủy Ca” (Bài ca cúp nước) viết trên nền nhạc “Mother and Child Reunion” của Paul Simon. Khi chính phủ Hong Kong tăng thuế, ông viết ca khúc “Cái gì cũng tăng” với lời ca: “Đường lên giá, muối lên giá, dầu ăn lên giá, đi xe bus, xe taxi cái gì cũng lên giá, hôm nay lên một chút, ngày mai lên một chút, làm sao chịu nổi?”.

Ông đồng cảm với nỗi khổ của người dân lao động qua “Tám lạng nửa cân”, nai lưng ra làm nhưng không đủ tiền sống. Ông dạy người dân cách ăn mặc chỉnh tề khi đi ra đường để tạo ấn tượng đẹp với người đối diện trong ca khúc “Biết cách ăn mặc”. Ông khuyến khích người dân đừng mê tín dị đoan mà hãy dựa vào sức lao động của mình để làm giàu chân chính trong “Tìm việc làm”. Ông châm biếm nạn hối lộ của quan chức chính phủ Hong Kong những năm 60-70 trong “Văn tự bán thân”, “Tiền, tiền, tiền” và “Ông nói gà, bà nói vịt”. Ngay cả những cảnh kẹt xe, năn nỉ cảnh sát giao thông đừng ghi biên lai phạt cũng được ông đưa vào những ca khúc của mình.

Năm 1997, ông là một trong số ít những người nổi tiếng ở Hong Kong từ chối di dân sang Canada. Trong ca khúc “Đồng châu cộng chế” (Cùng chèo chung một chiếc thuyền), ông ví Hong Kong là một chiếc thuyền lớn đang đứng trước cơn sóng dữ và động viên người dân hãy giữ vững tay chèo để đưa quê hương qua cơn hoạn nạn. Lời bài hát có đoạn: “Hong Kong là trái tim của tôi, suốt đời không thay lòng đổi dạ. Tôi sẽ không di dân sang nước khác để sống kiếp công dân hạng hai.” Và ông cũng là một trong số rất ít nghệ sĩ Hong Kong từ chối tham gia các hợp đồng đóng phim béo bở của Hoa Lục hay thu âm những bài hát tiếng Phổ Thông.

Với hàng trăm ca khúc gắn liền với Hong Kong, Sam Hui Hứa Quán Kiệt xứng đáng với sự tôn vinh của người dân xứ Cảng Thơm và sự kính trọng của các nghệ sĩ đàn em. Mỹ hiệu “Hương Cảng ca thần” mà người Hong Kong dành cho ông là hoàn toàn xứng đáng. Mỗi khi nghĩ tới Hứa Quán Kiệt, tôi lại nghĩ đến “ông hoàng nhạc Việt”. Ngoài việc tạo ra những scandal và “truyền tấn công” bất cứ ai dám động tới mình, tôi quả tình không nghĩ ra được một đóng góp nào của “ông hoàng nhạc Việt” này cho cộng đồng và xã hội. Có phải chúng ta đã quá dễ dãi và hời hợt trong việc hùa với truyền thông tôn vinh và phong tặng danh hiệu? Rõ ràng hai danh xưng tương đương nhau nhưng đẳng cấp thì hoàn toàn khác xa.

Tôi thích xem phim truyền hình TVB qua đó tôi học hỏi được rất nhiều điều của một xã hội Á Đông nhưng lại rất văn minh và dân chủ theo kiểu phương Tây. Một trăm năm dưới sự cai trị của mẫu quốc Anh đã mang đến cho người dân Hong Kong một tư duy tiến bộ và phong cách sống vượt hẳn Đại Lục. Phim ảnh phản ánh đời sống và đồng thời cũng là một cách định hướng lối sống của con người rất hiệu quả. Phim TVB có nhiều chủ đề phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống ở Hong Kong, nhưng cho dù là chủ đề gì đi nữa, những bộ phim này đều có những điểm chung rất đáng học hỏi:

1. Tính dân chủ và văn minh trong các mối quan hệ: Cha mẹ tôn trọng con cái, và con cái luôn có tư duy độc lập với cha mẹ. Mâu thuẫn của hai thế hệ luôn luôn được đề cập một cách thẳng thắn và chuyện cha mẹ nhận sai, xin lỗi con cái sửa sai là chuyện không hề hiếm trong phim Hong Kong chứ không cổ súy cho chữ hiếu Khổng Nho lỗi thời và bất công. Vợ chồng hay các cặp đôi yêu nhau cũng rất văn minh, họ tôn trọng sự khác biệt của nhau, hỗ trợ nhau trong công việc và khi không còn hợp với nhau, họ cũng chia tay nhau trong sự hòa bình và tôn trọng. Không có chuyện ghen tuông nghi kỵ hãm hại lẫn nhau hay bi lụy trong tình cảm để lấy nước mắt của người xem.

2. Tinh thần thượng tôn pháp luật: “Hong Kong là xã hội pháp trị, không ai có quyền trên pháp luật” là câu nói thường được nghe trong các phim xã hội của TVB. Người dân được giáo dục tôn trọng pháp luật và hiểu rõ quyền của mình. Cảnh sát bắt người không có chứng cứ phải thả sau 48 tiếng tạm giam và người bị bắt giữ có quyền giữ im lặng không nói gì. Xem phim Hong Kong bạn sẽ hiểu được thế nào là quyền tự do bầu cử và giá trị của lá phiếu bầu. Từ việc bầu một người quản lý vựa trái cây cho tới bầu ủy viên khu, người Hong Kong đều biết phải làm gì. Đó là những điều bạn sẽ không bao giờ thấy khi xem phim truyền hình Việt Nam hay phim ngôn tình Trung Quốc.

3. Tinh thần trách nhiệm cao của công dân: Tôi thích xem những bộ phim huấn luyện đặc cảnh Phi Hổ, đội cứu hộ, cảnh sát hình sự, cảnh sát kinh tế của TVB vì qua đó tôi học được tinh thần kỷ luật và trách nhiệm của một người đối với xã hội và đối với công việc mình đang làm. Trong bộ phim gần đây tôi xem, anh chàng tình nguyện viên đã nói với cô gái giang hồ một câu đáng suy ngẫm: “Tôi tình nguyện giúp người khác không phải vì tôi muốn làm siêu nhân hay chơi nổi. Tôi chỉ là một công dân làm đúng bổn phận của mình đối với xã hội, thấy người già trên xe bus thì sẽ nhường chỗ, thấy trẻ em thì sẽ dẫn qua đường và thấy những gì sai trái thì phải lên tiếng.” Chừng nào phim truyền hình Việt Nam mới truyền tải được những thông điệp này?

4. Phim Hong Kong không che giấu những mảng tối của xã hội: Những bộ phim tôi xem không tô hồng xã hội Hong Kong chỉ toàn giới thượng lưu trai xinh gái đẹp không làm gì cũng ở biệt thự, lái siêu xe ăn nhà hàng và lo yêu đương, mà không hề giấu diếm những bất công của xã hội: những bà già đẩy xe đi nhặt bìa carton bán lấy tiền sống qua ngày, những người nghèo không có trợ cấp xã hội, bệnh không có tiền uống thuốc… Cảnh sát và quan chức trong phim Hong Kong không phải ai cũng cần mẫn liêm chính mà cũng ăn hối lộ, cấu kết xã hội đen, cướp đất cướp nhà của dân… Có những kẻ tham quyền lực và tiền bạc đến mức bán đứng cả anh em đồng đội, đi ngược với lý tưởng phục vụ nhân dân ban đầu của mình và cũng có người một lần tay lỡ nhúng chàm nên trượt dài vào vũng lầy tội phạm. Cả những chuyện như cha mẹ ép con học để có thành tích tốt vào trường điểm cũng được phản ánh qua phim ảnh.

Đừng nghĩ âm nhạc hay phim ảnh là để giải trí đơn thuần. Những gì chúng ta đọc, xem và nghe phản ánh tư duy của chúng ta và đồng thời cũng định hướng suy nghĩ và hành động của chúng ta nhiều lúc còn sâu sắc hơn cả những gì chúng ta được học ở trường lớp. Các bạn trẻ, thay vì quan tâm tới việc “Phật độ ta không độ nàng”. Hãy nghĩ đến chuyện: “Ai sẽ độ chúng ta nếu chúng ta không chịu thức tỉnh?”

Theo Facebook tác giả Huỳnh Chí Viễn

Xem thêm cùng tác giả: