Học ngành luật cần bao nhiêu tiền?

Trường ĐH Luật TP.HCM đã công bố mức học phí áp dụng cho khóa tuyển sinh 47 trúng tuyển nhập học năm học 2022-2023 cùng lộ trình tăng học phí toàn khóa tới năm học 2025-2026.

Theo đó, năm học 2022-2023 học phí các ngành chương trình đại trà dự kiến từ trên 31-39 triệu đồng/sinh viên. Chương trình chất lượng cao mức thu từ 62,5 đến trên 74 triệu đồng/sinh viên.

Nếu tính chung toàn khóa học, sinh viên nhập học năm 2022 các ngành luật, luật thương mại quốc tế, quản trị kinh doanh chương trình đại trà học phí thấp nhất 151 triệu đồng/sinh viên. Các ngành còn lại chương trình đại trà, học phí toàn khóa từ 179 đến 204,7 triệu đồng/người. Ở chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh, học phí toàn khóa dự kiến 765,9 triệu đồng/sinh viên.

Thông tin lộ trình học phí dự kiến áp dụng cho sinh viên trúng tuyển khóa 47 như bảng sau (đơn vị VNĐ):

Học ngành luật cần bao nhiêu tiền?

Đáng chú ý trong bảng trên là học phí chương trình chất lượng cao ngành luật giảng dạy bằng tiếng Anh học phí lên tới 165 triệu đồng/sinh viên cho năm đầu tiên.

Chia sẻ về mức học phí chương trình này, PGS-TS Trần Hoàng Hải, quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết: “Chương trình chất lượng cao ngành luật giảng dạy bằng tiếng Anh hiện nay của trường chỉ có một lớp với 21 sinh viên. Với học phí hiện tại, nguồn thu từ lớp học này khoảng 3 tỉ đồng”.

Theo quyền Hiệu trưởng trường ĐH này, nguồn thu trên từ học phí không đủ trang trải cho các hoạt động của lớp học đặc biệt này như thuê các giáo sư nước ngoài, mua các phần mềm pháp luật quốc tế, tổ chức cho sinh viên kiến tập ở nước ngoài…

“Trong năm học tới, dù chỉ tuyển được 10 sinh viên thì trường vẫn chấp nhận để lớp học này. Bởi trường xác định đây là nhiệm vụ trường cần thực hiện để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng tranh tụng ở đẳng cấp quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”, PGS-TS Trần Hoàng Hải nhấn mạnh.

Theo lộ trình, từ năm học 2022-2023, học phí bậc ĐH cũng bắt đầu áp dụng theo Nghị định 81/2021 của Chính phủ (quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo).

Tuy nhiên, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm nay, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết đối với học phí năm học 2022-2023. Trong đó, với giáo dục ĐH công lập, Bộ kiến nghị lùi khung học phí quy định tại Nghị định 81 thêm một năm.

Những người hành nghề Luật nói chung và các Luật sư nói riêng đều rất được coi trọng và đánh giá cao hầu như ở mọi quốc gia trên thế giới. Việt Nam chúng ta cũng không phải ngoại lệ. Bởi để được hành nghề Luật, mỗi một cá nhân đều phải trải qua một quá trình tương đối dài để học tập, nghiên cứu và trau dồi các kỹ năng cần thiết. Đâu là những điều kiện trở thành luật sư ở Việt Nam?

Nội dung bài viết

1. Con đường để trở thành Luật sư? Học luật mất bao nhiêu năm?

Học ngành luật cần bao nhiêu tiền?
Làm thế nào để trở thành Luật sư?

Bắt đầu từ khi tốt nghiệp cấp 3 bạn sẽ mất ít nhất 6 năm để đi hết con đường đến với nghề Luật nói chung và Luật sư nói riêng. Điều này có nghĩa là để được gọi là một Luật sư thì lúc này bạn đã 24 tuổi, khác với một vài ngành nghề khác là 22 tuổi. Trong 6 năm này bạn sẽ trải qua 3 quá trình như sau:

  • 4 năm học đại học: Sau khi đậu vào các trường đào tạo Luật và trải qua 4 năm học tập, rèn luyện bạn sẽ được cấp bằng cử nhân Luật.
  • 1 năm học đào tạo nghề Luật sư: Sau khi được cấp bằng cử nhân Luật, bạn cần đăng ký tham dự khóa đào tạo nghề Luật sư do Học viện Tư pháp tổ chức, khóa đào tạo này kéo dài 12 tháng.
  • 1 năm tập sự tại văn phòng Luật: Sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghề Luật sư và được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề Luật sư, bạn sẽ phải tập sự tại văn phòng Luật ít nhất là 12 tháng để được học hỏi và rèn luyện thêm và các kỹ năng khác từ các Luật sư có kinh nghiệm

Khi kết thúc quãng thời gian này, về bản chất bạn hoàn toàn đã trở thành một Luật sư. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20, Luật Luật sư 2012:

“Điều 20. Gia nhập Đoàn luật sư

1. Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền lựa chọn gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư.

Người đã gia nhập Đoàn luật sư phải làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư, hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức hoặc thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này tại địa phương nơi Đoàn luật sư có trụ sở.”

Theo đó, bạn có quyền lựa chọn và xin gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư. Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ có thẩm quyền cấp Thẻ luật sư cho những cá nhân đã có chứng chỉ hành nghề luật sư khi muốn gia nhập một Đoàn luật sư nào đó.

6 năm trên là quãng thời gian được tính khi bạn suôn sẻ hoàn thành các khóa học, một vài trường hợp với những lý do khác cũng làm kéo dài thời gian hơn. Con đường trở thành luật sư dài hay ngắn là tùy thuộc vào cách bạn đi.

2. Muốn làm luật sư thì phải học giỏi môn gì?

Học ngành luật cần bao nhiêu tiền?
Bạn cần học thật tốt để có thể thi vào các trường đại học đào tạo luật

Để trở thành một luật sư, điều đương nhiên là bạn cần học thật tốt. Nhưng học luật cần giỏi môn gì? Khi quyết định thi vào ngành luật, bạn cần tập trung ôn thi khối gì? Cần đầu tư vào môn học nào nhiều nhất để đảm bảo điều kiện trở thành luật sư?

Ngành Luật là một ngành đòi hỏi người học cần phải có một tư duy nhạy bén, logic, chặt chẽ và cách sử dụng ngôn từ chính xác cho từng trường hợp. Chính vì vậy mà nhiều người cho rằng để làm luật sư cần phải học thật giỏi các môn như Văn, Toán, Sử, Địa tương ứng với khối D hoặc C. Thế nhưng trên thực tế, các trường đào tạo Luật vẫn xét tuyển sinh viên thi khối A1 bao gồm các môn là Toán, Vật lý, Tiếng Anh cho ngành này.

Như vậy, để thi vào các trường đại học với nguyện vọng là ngành luật, bạn hoàn toàn có thể học thật giỏi bất cứ môn nào mà mình ưa thích hoặc có lợi thế và lựa chọn thi 1 trong các khối là A1, D hoặc C. Tuy nhiên, theo thống kê thì tốt nhất bạn vẫn nên học thật giỏi môn Văn để có thể tiếp cận các quy định dễ dàng và có khả năng trình bày, diễn giải tốt. Đây chính là điều kiện để trở thành luật sư đầu tiên mà bạn cần đáp ứng.

3.  Điều kiện để trở thành luật sư là gì?

3.1. Thi đậu và học ngành luật tại các trường đại học

Muốn làm luật sư học ngành gì?

Muốn làm luật sư thì học ngành gì? Câu trả lời tất nhiên chính là ngành Luật. Nếu bạn muốn trở thành một Luật sư thì bạn chỉ có thể học ngành Luật mà không phải là bất kỳ ngành nào khác. Học luật là điều kiện trở thành luật sư bắt buộc. Ngoài ra, có thể bạn chưa biết, khi có bằng cử nhân Luật, bạn không những có thể là Luật sư làm việc tại các văn phòng Luật mà còn có thể ứng tuyển vào rất nhiều vị trí khác như nhân viên pháp chế, thư ký Tòa án, chuyên viên nhân sự,…

Có một điều bạn cần biết rằng hệ thống các văn bản pháp luật lại chia thành các bộ luật khác nhau điều chỉnh các mối quan hệ xã hội khác nhau như Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hành chính, Luật Thương mại,… Trước khi chọn và thi xét tuyển vào từng khoa thuộc từng lĩnh vực trên, bạn nên tìm hiểu rõ các đặc trưng, ưu nhược điểm để đánh giá xem mình có phù hợp. Đối với từng ngành luật khác nhau do có các đặc trưng riêng đòi hỏi những luật sư tương lai cần hội tụ các yếu tố cần thiết để có thể “hành nghề được”. 

Mặc dù được chia ra thành nhiều ngành riêng biệt, tuy nhiên về bản chất tất cả các sinh viên học luật đều được giảng dạy đủ tất cả các ngành luật. Tùy thuộc vào từng khoa mà có sự điều chỉnh về số tiết hay thời gian dạy, thảo luận khác nhau chứ không phải khoa luật hình sự sẽ chỉ phải học những môn liên quan đến hình sự mà không được học các môn khác như dân sự, hành chính, thương mại.

Tốt nghiệp hệ đại học ngành luật chính là điều kiện để trở thành luật sư thứ 2 mà bạn cần cố gắng đạt được.

Học ngành luật cần bao nhiêu tiền?
Trường Đại học Luật TPHCM

3.2. Điều kiện trở thành luật sư – Thẻ luật sư

Thẻ luật sư được cấp khi bạn đã đã được hoàn thành xong khóa đào tạo luật sư, tập sư ít nhất 12 tháng tại các văn phòng luật và được đánh giá bởi Bộ tư pháp. Khi đã có thẻ luật sư hành nghề luật theo tư cách cá nhân, mở văn phòng luật và tư vấn các vụ việc, vụ án.

3.3. Kỹ năng tốt cũng là điều kiện trở thành luật sư

Bên cạnh các điều kiện để trở thành luật sư mang tính lý thuyết, lý luận thì ngành luật cũng yêu cầu người hành nghề cần có kỹ năng tốt như kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng phân tích, lập luận, giao tiếp, đàm phán, thương lượng,… Trên thực tế, hầu hết các vấn đề mà luật sư hay gặp và giải quyết chính là sự tranh chấp về quyền, lợi ích của các bên. Chính vì vậy  mà kỹ năng giao tiếp, thuyết phục lại được xem là một kỹ năng không thể thiếu.

4. Học luật sư mất bao nhiêu tiền?

Chi phí học tập cũng là một điều kiện trở thành luật sư. Bên cạnh sự nỗ lực để học tập và trau dồi kiến thức, trên con đường trở thành luật sư cũng cần có một khoản chi phí tương đối cao hơn so với một vài ngành khác. Khoản chi phí này cũng đặc biệt cao hơn đối với các lớp chất lượng cao hoặc đối với các trường đại học tư lập tự chủ tài chính hoặc cũng có thể là các trường đại học Quốc tế.

Để có một con số cụ thể và dễ ước lượng giúp bạn hiểu rõ và có được quyết định đúng đắn khi chọn ngành học, Tri thức Luật sẽ tính toán chi phí học để trở thành luật sư theo mức học phí đang được áp dụng là:

  • Học phí học đại học ngành luật: Tùy vào cơ sở đào tạo cũng như tùy vào hệ đại trà hay chất lượng cao có các mức học phí khác nhau. Nhìn chung học phí của ngành luật dao động từ 7 triệu đồng đến 30 triệu đồng cho một kỳ kéo dài 5 tháng. 4 năm đại học gồm 8 kỳ tổng cộng sẽ cần 60 triệu đồng đối với hệ đại trà và 240 triệu đồng ch hệ chất lượng cao. Nếu bạn muốn con đường trở thành luật sư của mình mất ít chi phí hơn, hãy chọn các trường đại học thuộc đại học Quốc gia.
  • Học phí tham gia đào tạo nghề Luật sư: Theo thông báo tuyển sinh mới nhất từ Học viên Tư pháp tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội thì mức học phí đối với lớp được mở tại Hà Nội là 16.860.000 đồng cho 1 khóa học, đối với lớp mở tại TP. Hồ Chí Minh thì mức học phí là 20.475.000 đồng/khóa học. Mức phí chỉ được áp dụng trong khóa đào tạo năm 2019, dự kiến năm tiếp theo sẽ tăng thêm khoảng 10% tương đương với mức 22.522.000 đồng.
  • Mức phí tập sự hành nghề Luật sư: mức phí này theo cập nhật mới nhất sẽ dao động trong khoảng 5 triệu đồng/người. Tuy nhiên, cũng có một vài chỗ không thu phí.
  • Phí gia nhập và cấp thẻ Đoàn luật sư: căn cứ theo Nghị quyết 05/NQ-HĐLSTQ thì mức phí cao nhất bạn có thể phải đóng là 10 triệu đồng.

Như vậy, tổng số tiền bạn cần để học và trở thành luật sư thấp nhất là trên 90 triệu đồng.

5. Học luật sư có khó không?

Học luật sư có khó? Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cần làm rõ từ “khó” ở đây chỉ sự khó khăn để vượt qua hành trình dài 6 năm hay “khó” ở đây là chỉ các kiến thức về luật.

Học ngành luật cần bao nhiêu tiền?
Học luật sư có khó?

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu xem những kiến thức sẽ được học khi chọn ngành luật là gì? Trước khi bắt đầu tìm hiểu và phân tích các bộ luật cũng như cách vận dụng chúng thì các bạn sinh viên năm nhất sẽ được học các môn như Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê-nin, Lý luận Nhà nước và pháp luật, Logic học, Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam,… Mục đích của việc giảng dạy những môn học này là để sinh viên nắm được những kiến thức chung, cơ bản và là nền tảng cho việc tiếp thu và tư duy ở những môn học, kiến thức chuyên ngành sau này.

Sau khi đã nắm vững những kiến thức chung, sinh viên tiếp tục được tiếp xúc, làm quen và học cách phân tích, áp dụng các điều luật vào các trường hợp thực tiễn.

Khi chuyển qua quá trình thứ 2 và 3 như đoạn đầu của bài viết đã đề cập, cử nhân luật sẽ bắt đầu được đào tạo về các kỹ năng, cách giải quyết vấn đề.

Tiếp đến, nói về sự “khó” về quãng thời gian 6 năm. 6 năm đối với nhiều người có thể là một quãng thời gian dài, nhưng đối với những người đam mê luật thì có lẽ nó vẫn chưa thực sự gọi là dài. Một khi đã lựa chọn và đeo đuổi đam mê của mình dù cho 6 năm hay 60 năm cũng không thể gọi là khó khăn được. Mặt khác, có một điều rất thú vị rằng ngành luật không hề khô khan hay chỉ toàn những quy định rập khuôn. Ngành luật thật sự rất thú vị khiến mọi người học phải say mê nó.

Vậy tóm lại, trả lời cho câu hỏi học luật sư có khó không thì có thể nói rằng việc học luật sư phải nói là khó và rất khó, đòi hỏi người học cần có một tư duy và lập luận chặt chẽ, sắc bén. Nhưng chính cái khó ấy lại là sự thách thức, là động lực để những ai yêu thích ngành luật đeo đuổi nó đến tận cùng.

Bài viết trên đây đã giúp bạn nắm rõ các điều kiện trở thành luật sư ở Việt Nam hiện nay. Hi vọng bạn đã có được cái nhìn tổng quan và chuẩn bị tốt cho con đường đam mê đi theo nghề luật của mình.