Hoằng lịch là ai

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

TAG

HOẰNG LỊCH

Càn Long và Khang Hi có rất nhiều điểm tương đồng. Trong khi đó, Càn Long còn đặt Hoàng Gia Gia (ông nội) của mình làm tấm gương, tình cảm sâu đậm giữa hai ông cháu đã tạo cơ hội cho Ung Chính lên ngôi. Vì thế nên, Càn Long cũng cực kỳ được Ung Chính trọng dụng. Phải biết rằng, năm Khang Hi thứ 60, ông lão Khang Hi lần đầu tiên tới Viên Minh Viên và nhìn trúng cháu trai Hoằng Lịch của mình. Niềm vui hạnh phúc trong gia đình đã giúp Khang Hi - người đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn người thừa kế như được nhẹ lòng hơn.

Hoằng Lịch là vị hoàng tử của Ung Chính được Khang Hi yêu thương nhất.

Vốn dĩ năm ấy, Khang Hi đã bệnh nặng sắp chết, còn Thập Tứ Gia - người được sủng ái nhất cũng đã được điều về kinh thành từ Tây Bắc, vì thế mọi người đều nghĩ không còn đoán già đoán non gì nữa. Thế nhưng, cuối cùng lão Thập Tứ lại bị “đá” về Tây Bắc và Tứ Gia đã thắng. Trong chuyện này cũng nhờ có Hoằng Lịch nói đỡ cho Ung Chính trước mặt Hoàng gia gia.

Tuy Ung Chính cũng rất ân sủng Càn Long, thế nhưng người con được Ung Chính yêu thương nhất lại không phải là Hoằng Lịch. Trong 10 người con, người được Ung Chính yêu thương nhất lại là người khác. Chỉ là người đó lại chết yểu vì bệnh. Vậy người đó rốt cuộc là ai và mẫu thân người đó là ai?

Người con trai thứ 9 của Ung Chính là Phúc Tuệ. Nhưng do Hoàng Nhị Tử chết sớm, chưa được nhập vào danh hiệu thì đã chết vì bệnh. Vì thế Phúc Tuệ còn được gọi là Bát A Ca. Phúc Tuệ sinh năm Khang Hi thứ 60, cũng là năm mà Hoằng Lịch và Khang Hi đang “tình cảm ông cháu đi lên”. Vì thế, Hoàng Gia Gia gần như không biết tới người cháu trai này.

Trên thực tế, các con trai của Ung Chính đều lấy chữ Hoằng đứng đầu nhưng Bát A Ca lại khác. Năm Ung Chính thứ 4, Hoằng Thạnh khi ấy 6 tuổi đã được đổi tên thành Phúc Tuệ, mục đích là để cầu phúc cho Bát A Ca - người từ nhỏ đã bệnh tật ốm yếu, thậm chí chính vì thế mà còn hạ lệnh giảm lượng cống nạp.

Mẫu thân của Bát A Ca cũng là một người không tầm thường. Hoàng Quý Phi Niên Thị trước kia cũng là Trắc Phúc Tấn, sau đó lập tức được phong làm Hoàng Quý Phi. Niên Canh Nghiêu (một vị quan lớn ở triều Thanh) còn là cậu của Bát A Ca. Khi ấy triều Thanh đã có quy định từ lâu rằng các phi tần không được phép nuôi dưỡng con ruột, thế nhưng người từ trước đến giờ luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định như Ung Chính lại phá lệ vì Niên Thị. Bát A Ca Phúc Tuệ lại được mẹ ruột của mình nuôi dưỡng chứ không phải là Hoàng Hậu. Sau này, Niên Thị cũng ốm bệnh mà qua đời, Phúc Tuệ được Ung Chính đích thân nuôi dưỡng, thậm chí ông đi đâu cũng đem theo vị hoàng tử nhỏ tuổi này theo.

Trong một số tài liệu có ghi chép, năm Ung Chính thứ nhất, Phúc Tuệ chiếm được lòng yêu thương của phụ thân nhiều nhất. Năm Ung Chính thứ 6, trong ban thưởng “Cổ kim đồ thư tập thành”, chỉ có Phúc Tuệ là có được sách vải gấm hiếm có, còn Hoằng Lịch (Càn Long) và những người con trai khác lại chỉ được ban sách giấy trúc bình thường. Có thể thấy đãi ngộ hoàn toàn khác biệt. Trên thực tế, chúng ta đều biết quan hệ giữa Thập Tam Gia và Ung Chính khá tốt, là “người huynh đệ” hiếm có của Ung Chính. Còn Phúc Tuệ lại thường xuyên được giao phó nhờ cậy Thập Tam Gia. Từ đó có thể thấy, Ung Chính yêu thương Phúc Tuệ đến mức nào.

Ung Chính là một người cuồng công việc hiếm có của triều Thanh, vì thế ông gần như không đồng tình với chủ nghĩa ăn chơi hưởng lạc. Năm Ung Chính thứ 8, ông từng viết một chiêu thư cho Ngạc Nhĩ Thái (một triều thần nổi tiếng thời Thanh) nói: “Hoàng tử là một cuộc đời bình thường, đời con cháu trẫm cũng chẳng phải là người tài trác việt”. Năm Ung Chính thứ 6, Phúc Tuệ ốm bệnh qua đời, tuổi đời chưa quá 8 tuổi, vậy thì câu nói kia của Ung Chính đại ý là không hài lòng về những người con khác của mình, bao gồm cả Hoằng Lịch. Đương nhiên, nếu như Phúc Tuệ có thể khỏe mạnh trường thọ thì chắc chắn Ung Chính vẫn sẽ ưng Bát A Ca hơn.

Từ trước đến nay, hình ảnh mà Ung Chính để lại cho mọi người đều là một người vô cùng nghiêm khắc và không có tình cảm. Thế nhưng Phúc Tấn mất sớm vào năm Ung Chính thứ 6 càng khiến Ung Chính đau lòng khôn nguôi. Sau đó còn phá lệ tổ chức tang lễ cho Phúc Tuệ bằng nghi thức thân vương. Đối với cái chết của Bát A Ca, Ung Chính vô cùng đau lòng, thậm chí 2 năm sau khi Bát A Ca mất, khi nhắc tới Phúc Tuệ mà huynh trưởng Doãn Chỉ đã trở thành thân vương lộ vẻ mặt hồ hởi vui tươi, Ung Chính đã nổi trận lôi đình, thậm chí còn gán tội “ác nghịch” lên đầu Doãn Chỉ.

Vũ Phong (Theo Công lý & xã hội)

Đến với du lịch Trung Quốc, ngoài thưởng lãm những cảnh đẹp thì vị vua Càn Long - Hoàng đế cai trị lâu nhất Trung Hoa là một trong những nhân vật được nhiều khách tham quan tìm hiểu và thu hút nhiều nhất. Vậy vua Càn Long là ai? Vang danh như thế nào ở đất nước Trung Hoa? Bài viết này Vyc Travel sẽ cho du khách thêm thông tin về vị vua này. 

>>> Đọc thêm: 10 Chốn Kinh Đô Xưa Ở Trung Hoa


 

Hoằng lịch là ai

Vua Càn Long - Hoàng đế cai trị lâu nhất Trung Hoa


Càn Long tên thật là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, sinh vào ngày 13 tháng 8 (tức ngày 25 tháng 9 dương lịch) năm Khang Hi thứ 50 (1711), nửa đêm, sinh ra tại Như Ý thất, Đông thư viện của Ung Thân vương phủ, ấu danh Nguyên Thọ. Ông là con trai thứ tư của Thanh Thế Tông Ung Chính Đế, còn mẹ là Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị. Năm 1736, ông lên ngôi Hoàng đế và lấy niên hiệu là Càn Long. Ông còn được biết tới với tên gọi Thanh Cao Tông. Là vị Hoàng đế có tuổi thọ nhất và là hoàng đế cai trị lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Thời kỳ trị vì của Càn Long Hoàng đế kéo dài hơn 60 năm từ 11/10/1736 đến 1/9/1795, đây được xem là thời cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự Đại Thanh
 

Hoằng lịch là ai

Càn Long tên thật là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, sinh vào ngày 13 tháng 8 năm Khang Hi thứ 50 (1711)


Khi Hoằng Lịch chào đời, huynh trưởng của ông là Hoằng Huy, Hoằng Phán, Hoằng Quân đều sớm tạ thế. Hoằng Thời, anh trai thứ 4 của Hoằng Lịch, là người con trai trưởng thành nhất của Ung Thân vương. Hoằng Lịch là con trai thứ 5. Từ nhỏ, Hoằng Lịch tư chất hơn người, học đâu nhớ đó. Năm Khang Hy thứ 60 (1721), Khang Hy nghe nói cháu nội Hoằng LịchUng Thân vương phủ rất thông minh, bèn cho mời gặp. Sau khi gặp, Khang Hy rất thích Hoằng Lịch, lệnh đưa vào cung học vấn, sau đó còn cho đi theo mình đến Nhiệt Hà sơn trang. Khi đó, Hoằng Lịch mới 10 tuổi. Khi Khang Hi Đế qua đời (1722), Ung Thân vương đăng cơ, tức Ung Chính đế. Con trưởng Hoằng Thời hành vi phóng túng, rất không được Ung Chính yêu thích, mà Hoằng Lịch vào những năm cuối, được Khang Hy sủng ái, nên vô hình chung đã khiến địa vị của Ung Chính trong cuộc tranh đoạt Hoàng vị suôn sẻ hơn. Đây có lẽ là lý do Ung Chính đã ngấm ngầm chọn Hoằng Lịch làm Trữ quân.

Trước khi Hoằng Lịch lên ngôi, tin tức về người kế vị đã được nhiều người biết đến. Trên thực tế, Ung Chính đã giao cho Hoằng Lịch nhiều công việc quan trọng từ khi Hoằng Lịch còn là hoàng tử, bao gồm cả những việc triều chính liên quan đến các chiến lược quân sự. Theo mật chỉ do Ung Chính công bố, ngay từ năm Ung Chính nguyên niên (1723). Tháng 8, Ung Chính đã chỉ định Hoàng tứ tử Hoằng Lịch chính thức trở thành Trữ quân. Do vậy, sự giáo dục của Hoằng Lịch từ thời khắc đó trở nên chú trọng hơn, bao gồm các lão thần Trương Đình Ngọc, Từ Nguyên Mộng, Thái Thế Xa... ngoài ra các Hoàng thân như Doãn Lộc, Doãn Hi cũng đều kèm cặp cưỡi ngựa bắn cung cho Hoằng Lịch, để ông không quên đi nguồn gốc tổ tiên. Do đó, ông nhanh chóng trở thành hoàng tử hiểu biết cả Mãn, Hán và Mông văn.


 

Hoằng lịch là ai

Hoằng Lịch hiểu biết cả Mãn, Hán và Mông văn


Năm Ung Chính thứ 2 (1724), gặp ngày kị của Khang Hy, Ung Chính sai Hoằng Lịch thay mình tế Cảnh lăng. Năm Ung Chính thứ 5 (1727), tháng 7, đại hôn, Hoằng Lịch được Ung Chính ban hôn cho Phú Sát thị, con gái Sáp Cáp Nhĩ tổng quản Lý Vinh Bảo, xuất thân từ dòng họ Sa Tế Phú Sát thị của Tương Hoàng kỳ. Năm thứ 8 (1730), Đích tử của Hoằng Lịch ra đời, Ung Chính đích thân đặt tên Vĩnh Liễn. Năm Ung Chính thứ 11 (1733), ông được gia phong Bảo Thân vương. Cũng năm này, Ung Chính Đế cho phép Hoằng Lịch tham gia nghị định đàn áp Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ và người Miêu ở Quý Châu. Đây đều là đại chính sự khi đó của Đại Thanh, cho thấy tư cách kế vị của Hoằng Lịch đã rõ ràng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, việc tế lăng, tế Khổng, tế Quan Thánh Đế Quân, tế Miếu... những việc tế tự trọng đại đều do Hoằng Lịch đích thân chủ trì.

>>> Đọc thêm: Tử Cấm Thành Và Những Chuyện Chưa Kể


 

Hoằng lịch là ai

Phú Sát thị, con gái Sáp Cáp Nhĩ tổng quản Lý Vinh Bảo 


Để tránh lặp lại một cuộc tranh giành quyền lực, Ung Chính Đế đã viết sẵn tên người kế ngôi, đưa vào trong một chiếc hộp niêm phong cẩn thận được đặt phía sau tấm bảng “Chính đại quang minh” phía trên ngai vàng tại Cung Càn Thanh. Tên người kế vị sẽ được công khai cho các hoàng thân trong cuộc họp mặt của tất cả các quan đại thần sau khi Hoàng đế mất (đây là hình thức xác nhận ngôi vị Trữ quân mà các hoàng đế Nhà Thanh áp dụng cho đến khi Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra, chấm dứt triều Thanh). 

Vào năm Ung Chính thứ 13 (1735), ngày 23 tháng 8, Ung Chính qua đời. Nội thị lấy chỉ dụ đã được soạn sẵn, công bố trước triều đình. Theo đó, Bảo Thân vương Hoằng Lịch kế thừa Đế vị. Ngày 3 tháng 9, Hoằng Lịch lên ngôi ở điện Thái Hòa, lấy năm sau là năm đầu niên hiệu Càn Long. Ngày 27 tháng 9, di cư Dưỡng Tâm điện.


 

Hoằng lịch là ai

Sùng Khánh Hoàng Thái hậu và vua Càn Long lúc mới đăng cơ


Càn Long là vị Hoàng đế rất chuyên tâm đến triều chính, đã xóa bỏ chế độ chính trị hà khắc của Ung Chính, thay vào đó là chính sách khoan dung độ lượng. Ông giải phóng tất cả những người trong tông thất bị cầm tù, những người chú, bác bị bức hại mà chết đều được ghi trong ngọc điệp, phong anh em mình làm Thân vương; thời Ung Chính bắt bớ giam cầm những văn sĩ vô tội, gia tộc của họ bị đày tới biên giới làm nô lệ, nay đều được ông trả về quê cũ. Từ khi cơ cấu quyền lực tối cao chỉ sau Hoàng đế là Quân cơ xứ được thành lập, hàng ngày Càn Long đều đích thân tới Quân cơ xứ để xử lý việc triều chính. 
 

Hoằng lịch là ai

Càn Long là vị Hoàng đế rất chuyên tâm đến triều chính, đã xóa bỏ chế độ chính trị hà khắc của Ung Chính


Sáng đi sớm tối về muộn, buổi tối cũng thường xuyên triệu kiến các Quân cơ đại thần, chính vì vậy mà từ thời ông, Quân cơ xứ dần dần hình thành nên chế độ trực đêm, sau này sợ một người không xử lý nổi, nên vào mỗi sáng sớm còn có một người tới giúp đỡ. Bên cạnh đó, Càn Long cũng quản lý rất nghiêm khắc hoạn quan và ngoại thích, trước hết là cấm hoạn quan học hành, xóa bỏ Nội thư đường vốn là nơi đọc sách, học chữ của hoạn quan; tiếp đến phàm những hoạn quan là sai tấu sự thì đều đổi họ là Vương, như vậy sẽ khiến các quan bên ngoài khó mà phân biệt được, từ đó tránh để họ câu kết với nhau.

Về mặt phát triển xã hội, Càn Long chủ yếu kế thừa chế độ kinh tế và chính trị của Khang Hi và Ung Chính, đặc biệt là thực thi triệt để các chính sách như "cải thổ quy lưu", "than định nhập mẫu" và "hỏa hao quy công". Những chính sách này đã đưa triều Thanh lên đỉnh cao của sự phát triển. Đất nước dưới thời Càn Long bắt đầu bước vào giai đoạn cực thịnh.

Càn Long được đánh giá là một nhà quân sự tài ba. Ngay sau khi lên ngôi, ông đã cho quân đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Miêu vào năm 1735-1736. Những chiến dịch sau đó của ông đã làm mở rộng đáng kể lãnh thổ Nhà Thanh. Sự thành công này một phần cậy nhờ vào sức mạnh quân sự, phần còn lại là sự chia rẽ và ngày một suy yếu của những dân tộc Nội Á. 


 

Hoằng lịch là ai

Đất nước dưới thời Càn Long bắt đầu bước vào giai đoạn cực thịnh


Dưới thời Càn Long, Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ đặt dưới sự cai trị của Nhà Thanh. Sau đó nó đã đổi tên thành Tân Cương. Sự sáp nhập Tân Cương vào trong lãnh thổ Nhà Thanh là kết quả của các chiến thắng quân sự và sự sụp đổ của Hãn Quốc Chuẩn Cát Nhĩ, một liên minh giữa các bộ tộc Tây Mông Cổ. Sau cuộc bạo loạn ở Llasa vào năm 1750, Càn Long đã trao quyền trị vì Tây Tạng cho Đà Lai Lạt Ma nhưng song song đó, lại đặt nó dưới sự giám sát của các quan Đại thần và quân đội Nhà Thanh đồn trú tại đây nhằm bảo vệ chủ quyền của Trung Hoa. Ở những mặt trận xa hơn, ông đã thu phục được người Nepal, người Gukhas.

>>> Đọc thêm: Vạn Lý Trường Thành - Công Trình Đậm Chất Bi Tráng 


 

Hoằng lịch là ai

Càn Long được biết đến với nhiều cái nhất trong lịch sử Trung Hoa


Càn Long được biết đến với nhiều cái nhất. Đầu tiên là sống thọ nhất. Trong lịch sử Trung Hoa, Càn Long nổi tiếng là một vị vua phong lưu, đa tình với nhiều thê thiếp. Trong khi đó, tục ngữ có câu: “Rượu là thuốc độc của gan, phong lưu, háo sắc là con dao sắc cắt gân, cưa xương con người”. Điều này muốn nói rằng, nếu một người quá phong lưu, háo sắc sẽ gây hại tới thể chất, làm giảm tuổi thọ. Thế nhưng, Càn Long lại sống thọ tới 88 tuổi, trở thành ông vua sống thọ nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Thứ hai, là vị vua sống xa hoa nhất Thanh triều. Theo sử sách ghi lại, có một lần Càn Long tuần du xuống phía nam, chỉ riêng thuyền to đã huy động hơn một nghìn chiếc. Suốt lộ trình, những nơi nhà vua đi qua đều cho xây dựng sân khấu để hát xướng. Chiếc thuyền mà nhà vua và hậu phi ngồi phải dùng sức kéo của rất nhiều dân phu. Riêng ngựa được huy động đến 6.000 con, lạc đà 600 con, phu dịch huy động gần một ngàn người…


 

Hoằng lịch là ai

Càn Long tuần du huy động rất nhiều người và của


Từ Hàng Châu đến Bắc Kinh, vua cho xây dựng 36 hành cung, cứ cách một đoạn ngắn lại có một nhà nghỉ. Đoạn đường Càn Long đi qua đều phải trải thảm, che nắng bằng lụa. Điển hình là trong lễ mừng thọ năm 60 tuổi, Càn Long đã mời tất cả các quan lại trong nước và sứ thần nước ngoài tới dự. Khắp các con đường đều treo đèn, kết hoa, bên lề đường xây dựng các sân khấu biểu diễn cho gánh hát, dùng lụa màu làm núi giả, dùng những tấm thiếc trắng để làm giả sóng biển. Lần mừng thọ 80 tuổi, Càn Long còn tổ chức một buổi yến tiệc cho 5.900 người tham sự. Ước tính chi phí cho hai lần mừng đại thọ tốn đến mười triệu lạng bạc thời bấy giờ.
 

Hoằng lịch là ai

Quang cảnh Càn Long tuần thú Giang Nam


Thứ ba, Càn Long là Hoàng đế cai trị lâu nhất. Thời kỳ trị vì của Càn Long kéo dài 60 năm. Khi ông thoái vị truyền ngôi cho con không phải là do qua đời hay sức khỏe quá suy yếu mà chỉ là do ông không muốn vượt quá số năm trị vì của ông nội Khang Hi (61 năm), người mà Càn Long vô cùng kính trọng. 

Sau khi truyền ngôi cho con là Gia Khánh lên làm Thái Thượng Hoàng, Càn Long vẫn quyết định mọi chuyện quốc gia đại sự, trong cung đình vẫn dùng Càn Long niên hiệu. Vì vậy, lúc bấy giờ, triều Thanh tồn tại cùng lúc “hai vị hoàng đế” nên nói Càn Long là Hoàng đế cai trị lâu nhất cũng không ai phản bác.

Càn Long - Hoàng đế cai trị lâu nhất, vị vua vang danh Trung Hoa không chỉ trong quá khứ mà còn hậu thế sau này. Đến Trung Quốc, nếu có dịp, du khách hãy cùng tham quan và biết hơn nhiều về vị vua nổi tiếng này nhé! 


Huyền Thoại Con Đường Tơ Lụa

Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?

Hoằng lịch là ai
Hoằng lịch là ai
Rất hữu ích

Hoằng lịch là ai
Hoằng lịch là ai
Hữu ích

Hoằng lịch là ai
Hoằng lịch là ai
Không hữu ích