Họa hổ họa bì nan họa cốt là gì

Người xưa thường có câu Tri nhân tri diện bất tri tâm khi nói về cách nhìn nhận, đánh giá con người. Hãy cùng khám phá ý nghĩa thực sự của Tri nhân tri diện bất tri tâm là gì trong bài viết sau đây nhé!

“Tri nhân tri diện bất tri tâm” tiếng Trung là (知人知面不知心 / zhī rén zhī miàn bù zhī xīn), tiếng Anh là When we observe people, we can only know their appearance, not their truest intentions.

Họa hổ họa bì nan họa cốt là gì
Tri nhân tri diện bất tri tâm là biết người, biết mặt nhưng không biết lòng

Theo tiếng Hán, “Tri” là biết, “nhân” là người, “diện” là mặt, “tâm” là tâm tính. Câu nói có nghĩa đen là biết người, biết mặt nhưng khó biết tâm tính thật của một người.

Câu đối “Tri nhân tri diện bất tri tâm” đầy đủ là “Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm” có nghĩa là: “Vẽ hổ vẽ da nhưng không vẽ được xương, nhìn người nhìn mặt nhưng không nhìn thấy tấm lòng”.

Câu nói này ngụ ý khuyên răn mỗi người cần hết sức cẩn trọng khi đánh giá một con người. Đôi khi, những gì chúng ta nhìn thấy bên ngoài hoặc cách họ thể hiện không phải là bản chất thật sự của người đó. Do đó, đừng vội cho rằng mình hiểu rõ một người khi mới tiếp xúc trong thời gian ngắn, chưa trải qua khó khăn, thử thách hoặc chỉ nhìn thấy thứ họ biểu hiện bên ngoài.

Ý nghĩa của Tri nhân tri diện bất tri tâm

Trong xã hội từ xưa đến nay có rất nhiều người chỉ dựa vào khuôn mặt để sống. Chính vì vậy, hãy bỏ qua định kiến chỉ đánh giá con người qua vẻ bề ngoài: “Đừng trông mặt mà bắt hình dong” hay “Dò sông dò biển dễ dò. Đố ai lấy thước mà đo lòng người”.

Họa hổ họa bì nan họa cốt là gì
Đừng vội đánh giá người khác thông qua vẻ ngoài

“Tri nhân tri diện bất tri tâm” là một triết lý, nguyên tắc sống ý nghĩa, khuyên chúng ta không nên đánh giá người khác thông qua vẻ ngoài, biết người thì biết mặt nhưng không thể biết lòng dạ như thế nào. Vì thế, phải cẩn thận không nên quá tin người, dễ đặt niềm tin sai chỗ và đưa ra những quyết định bất lợi cho bản thân cũng như những người xung quanh.

Ngày nay, “Tri nhân tri diện bất tri tâm” còn được dùng để chỉ những kẻ tiểu nhân gian xảo, âm hiểm, hung ác. Nếu ai đó nói với bạn câu này thì chắc hẳn họ đang nghĩ xấu, coi thường, trách móc bạn, cho rằng sự tốt bụng của bạn chỉ là vỏ bọc, còn trong tâm thì ngược lại.

Tri nhân tri diện bất tri tâm trong cuộc sống

Trong cuộc sống, không nên nhẹ dạ cả tin để tránh bị vạ lây hoặc ảnh hưởng đến bản thân. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta cứ mãi đa nghi, duy trì sự đề phòng với tất cả mọi người.

Vì xã hội là một vòng kết nối giữa người với người, tốt nhất chúng ta nên thuận theo tự nhiên và sống khôn ngoan để chủ động nắm bắt cuộc sống theo ý nguyện của mình.

Câu nói Tri nhân tri diện bất tri tâm chỉ mang ý nghĩa răn đe, khuyên chúng ta nên đề phòng, dè chừng những thứ chưa biết, chưa hiểu rõ chứ không cổ xúy thói đa nghi, thiếu quyết đoán. Tin rằng chỉ cần chúng ta đủ chín chắn, hiểu biết và kinh nghiệm là có thể hiểu được cách sống và cách nhìn người.

Trong cuộc sống hiện nay để tìm kiếm một người để tin tưởng, chia sẻ mọi buồn vui rất khó, giống như “hồng nhan dễ kiếm nhưng tri kỷ khó tìm”. Khi có tiền, có quyền thì có biết bao người vây xung quanh, gọi đâu cũng thấy bạn. Nhưng chỉ cần sa cơ lỡ bước, khó khăn hoạn nạn thì bên cạnh lại chẳng còn ai.

Họa hổ họa bì nan họa cốt là gì
Cần cẩn trọng với các mối quan hệ trong cuộc sống

Chuyện tình cảm cũng vậy, bên ngoài thì “thơn thớt nói cười” nhưng đằng sau thì lại toan tính, lừa lọc lẫn nhau. Xã hội càng phát triển thì con người càng sống với nhau bằng sự giả tạo, để đạt được mục đích mà bất chấp tất cả, không màng hậu quả. Do đó, chúng ta chỉ hy vọng có thể đối xử “thật lòng” với nhau, không toan tính, vụ lợi. Bạn bè ít cũng được, miễn là thật lòng.

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu được ý nghĩa tri nhân tri diện bất tri tâm đúng không? Hy vọng qua những chia sẻ này có thể giúp các bạn biết cách nhìn nhận và đánh giá người khác với một cái đầu tỉnh táo!

Họa hổ họa bì nan họa cốt là gì
Ảnh minh họa

1. Ý nghĩa : Vẽ cọp thì vẽ được da không vẽ được xương; biết người thì biết được mặt không biết được lòng.

2. Sự hiểu biết của ta về người khác là có giới hạn. Con người là có suy nghĩ. Ta không biết người khác suy nghĩ gì nếu họ không nói ra. Tuy nhiên ta cũng có thể biết người khác nhờ dáng vẻ bên ngoài của họ. Nhìn gương mặt (diện) một người ta có thể đoán được họ hiền hay ác, vui hay buồn, đang đau yếu hay mạnh khỏe. . . Hay xem công việc họ làm thì biết họ tốt hay xấu. . . Hay nghe giọng nói thì cũng có thể đoán họ thuộc miền nào và tính tình mỗi miền thì ra sao. Vậy thôi !

Cũng nghe có người nói: “Tao đi guốc trong bụng nó “. Chung chung thì thấy rằng các người mà nắm được quyền to thì luôn tìm cách này cách nọ để giữ cho bằng được cái quyền đó, ai mà dám động tới quyền đó là biết tay ! Rồi còn muốn cha truyền con nối nữa ! Bên Đông , bên Tây đều y chang như vậy. Rồi còn cái vụ đảng này đảng nọ, Dân chủ, Cộng hoà . . . chống đối nhau kịch liệt để dành cái ghế tổng thống. Sợ nhất là các nhà độc tài ! Chỉ có dân đen là khổ vì các ông lớn chống nhau và thường xách động chiến tranh tương tàn và rồi chỉ có giai cấp nào đó thủ lợi thôi. Chuyện này thì chúng ta có thể “đi guốc” trong bụng mấy ổng ! Dễ thấy mà !

Cái đáng lo ngại là bóp méo sự thật. Nào là báo chí tuyên truyền cho ý thức hệ của tổ chức mình, cho đảng mình . . . Viết lịch sử theo ý mình.

Cái đáng lo ngại nữa là làm mất niềm tin trong lòng con người. Thời buổi này, hễ muốn con nên người là phải cho đi học ở nước ngoài, có khi lại là nước “thù địch” nữa ! Nước mình bốn ngàn năm văn hiến mà sao bây giờ lại phải như vậy chứ ? ! Học thành tài rồi ở lại đó kiếm việc làm, vì về quê hương thì thất nghiệp hoặc không được ưu đãi theo khả năng mình có.

Vậy lòng dạ các nhà cầm quyền thì dân chúng đều hiểu qua việc họ làm.

Trên thế giới xưa nay đã có rất nhiều nhà cầm quyền hết lòng vì dân vì nước và được người dân mình yêu thương mến phục hết lòng cũng do công việc họ làm cho dân.

3. Có một Đấng có thể biết rõ “lòng” con người từ kẻ có quyền lớn cho đến người dân thấp bé nhất. Đấng đó là Thiên Chúa. Thiên Chúa dựng nên con người có hồn có xác. Thiên Chúa thấu tỏ lòng con người. Ta suy nghĩ gì Chúa đều thấu suốt.

Thiên Chúa là CHÂN, THIỆN, MỸ . Chân là sự Thật, Thiện là sự Tốt, Mỹ là sự Đẹp hoàn hảo. Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Thiên Chúa, nhờ đó con người, và chỉ có con người, con loài vật không hề có , là biết thế nào thật-giả, thiện-ác, đẹp-xấu xí. Không có con bò nói dối, chỉ có con người biết nói dối thôi. Mình khó biết được lòng dạ con người khi nó là người xảo quyệt dối gian. Chỉ có Chúa biết rõ thôi. Chúa Giêsu biết rõ Giuda sắp bán thầy mình để lấy 30 đồng, mà sao không can ngăn ? Sao cái ác bây giờ lộng hành quá vậy? Sao Chúa không can ngăn ? Mình không biết trả lời sao nữa ! !

4. Chúa Giêsu nói : “Thầy là Đường, là sự Thật và là sự Sống. . .” (Ga 14,1-12). Chúa Giêsu từng tuyên bố với quan tổng trấn Philato :” Tôi đã sinh ra và đến thế gian vì điều này: đó là để làm chứng cho sự THẬT. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18,37). Chúa Giêsu còn nói : “Ma quỷ là cha sự dối trá “ (Ga 8,45)

Vậy ai dối trá là con cái ma quỷ, bất cứ người đó là quyền cao chức trọng hay đại gia giàu có hay bần dân túng khổ. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng Chúa, người đó sẽ tôn vinh sự thật, bảo vệ sự thật và sẵn sàng làm chứng cho sự thật.

Con người tri diện bất tri tâm, còn Chúa vừa tri diện và tri tâm.

Xin cho chúng ta nhớ rằng : Gieo cái gì thì gặt cái đó.

Xin cho chúng con biết gieo sự THẬT . Amen

Linh Mục Phêrô Nguyễn Vân Đông – Gp Kon Tum WGPKT(30/03/2022) KONTUM