Hồ sơ thầu đánh giá cảm tính

Và như bạn Bắc đã nêu điều khoản trong NĐ85, khi chấm thầu phát hiện đơn giá bất thường thì CĐT phải viết văn bản hỏi làm rõ. Nhà thầu không giải thích được thì bị hiệu chỉnh sai lệch. Và kết quả đánh giá giá dự thầu sẽ được làm căn cứ để tiến hành thương thảo với Nhà thầu nếu được đề nghị trúng thầu.

Tóm lại:

- Đã đấu thầu là tuân theo quy luật cạnh tranh và giá cả thị trường. Đừng áp đặt cách tính giá CỔ LỖ SỸ TỪ THỜI BAO CẤP NHÀ NƯỚC để xem xét áp đặt duy ý chí vào Nhà thầu khi đánh giá chọn thầu. - Mục tiêu: CĐt chọn được Nhà thầu đủ năng lực phù hợp gói thầu với giá cả cạnh tranh nhất nhưng phải hợp lý (không cao bất thường, hay thấp bất thường".

p/s:

- thanh tra không có quyền cắt giá hợp đồng. Họ làm vậy là sai. Họ chỉ có quyền phát hiện sai phạm của CĐT và kiến nghị hình thức xử lý đối với cá nhân, tập thể CĐT liên quan. Còn họ không có quyền đụng tới hợp đồng của Nhà thầu đã ký với CĐT nếu hợp đồng đó là có hiệu lực trước pháp luật. Hợp đồng chỉ có tòa án mới có quyền phán xét khi có đơn kiện của ít nhất 1 bên. Luật sư trả lời: Theo tôi có những yếu tố mà doanh nghiệp thường lơ là, không chú trọng khi xây dựng hồ sơ thầu, gây ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hồ sơ, có thể kể đến yếu tố: hình thức và cách trình bày nội dung của hồ sơ thầu. Hồ sơ thầu nên có hình thức gọn gàng, sáng sủa, có tính thẩm mỹ để gây thiện cảm với chủ đầu tư trong quá trình chấm thầu. Nội dung, số liệu đưa ra cần chính xác, ngắn gọn, đúng và đủ ý sao cho chủ đầu tư có thể nắm các thông tin nhanh nhất có thể. Ngoài ra, cần lưu ý tránh các lỗi chính tả, lỗi câu, lỗi số học trong hồ sơ thầu. Cần kiểm tra kỹ lưỡng từ khâu soạn thảo văn bản, dàn trang, in ấn, xét duyệt, đóng gói và niêm phong hồ sơ dự thầu.

(BĐT) - Cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu tại một số địa phương đã chỉ ra tình trạng đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) mang tính chủ quan. Thực tế, Báo Đấu thầu đã từng tiếp nhận kiến nghị của nhà thầu về việc đánh giá HSDT có nơi “bới lông tìm vết”, lại có nơi “con voi chui lọt lỗ kim”.

Hồ sơ thầu đánh giá cảm tính
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Trong những năm qua, theo báo cáo của các địa phương, công tác đấu thầu ngày càng đi vào nề nếp, cạnh tranh và hiệu quả cao hơn, giúp lựa chọn được nhà thầu đáp ứng yêu cầu năng lực triển khai gói thầu đảm bảo tiến độ, chất lượng.

Tuy nhiên, dù quy định của pháp luật về đấu thầu đã rất chặt chẽ, có hướng dẫn chi tiết tại nhiều thông tư, với nguyên tắc đảm bảo “cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”, nhưng một số nội dung công việc trong đấu thầu phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan, năng lực, trình độ của người thực hiện. Trong đó có việc đánh giá HSDT.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Bạc Liêu, một trong những hạn chế trong hoạt động đấu thầu tại địa phương năm 2019 là vẫn còn tình trạng tổ chuyên gia đánh giá HSDT mang tính chủ quan, chưa bám sát vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ mời thầu (HSMT), các nhà thầu có dấu hiệu thông thầu với nhau.

Tương tự, Sở KH&ĐT Gia Lai cho biết, trên địa bàn Tỉnh còn một số tổ chuyên gia đấu thầu đánh giá HSDT, hồ sơ đề xuất không theo các tiêu chuẩn của HSMT, hồ sơ yêu cầu đã phê duyệt, kiến nghị nhà thầu trúng thầu chưa đủ năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính. Sở KH&ĐT tỉnh Sơn La thì chỉ ra, công tác đánh giá, xếp loại nhà thầu còn thiếu căn cứ, chưa thực sự thuyết phục.

Trong thời gian qua, Báo Đấu thầu đã tiếp nhận nhiều kiến nghị của nhà thầu phản ánh về việc đánh giá HSDT chưa khách quan, cố tình loại nhà thầu vì những lỗi không phù hợp hoặc không tạo điều kiện cho nhà thầu làm rõ HSDT.

Chẳng hạn, tại một gói thầu tổ chức sự kiện của tỉnh Sơn La, HSDT của một nhà thầu nêu địa điểm tổ chức sự kiện tại tỉnh Ninh Bình, thời gian thực hiện thậm chí trước cả khi Gói thầu được mời thầu, nhưng vẫn được phê duyệt trúng thầu. Sự việc này chỉ bị phát hiện khi một nhà thầu khác tham dự Gói thầu, với mức giá cạnh tranh hơn, kiến nghị đến Báo Đấu thầu và các cơ quan chức năng vào cuộc thanh, kiểm tra quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Ngược lại, ở một gói thầu được tổ chức đấu thầu qua mạng, một nhà thầu không phục khi bị loại chỉ vì một dấu “huyền” chưa rõ ràng, dù giá dự thầu thấp hơn nhà thầu trúng thầu rất nhiều. Nhà thầu này kê khai với nhân sự chủ chốt là “ông Tạ Quang Kỳ”, tuy nhiên, thông tin được Nhà thầu đính kèm là “ông Tạ Quang Ky”. Được yêu cầu làm rõ, Nhà thầu đã có văn bản khẳng định tên nhân sự là “Tạ Quang Kỳ”, nhưng do lỗi in ấn văn bằng của trường đại học cấp bằng, vị trí dấu “`” bị lệch sang dính vào chữ “K”, nên theo cảm quan chữ “Kỳ” sẽ nhìn thành chữ “Ky”. Tuy nhiên, Bên mời thầu không chấp nhận và Nhà thầu bị loại ở bước đánh giá về năng lực, kinh nghiệm.

Trong khi đó, theo quy định, đối với các nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, việc đánh giá HSDT được thực hiện trên cơ sở các thông tin nhà thầu kê khai trong HSDT mà không yêu cầu nhà thầu phải đính kèm file tài liệu chứng minh... Nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng phải nộp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật cho bên mời thầu để đối chiếu với thông tin kê khai trong HSDT.

Trong cả hai gói thầu kể trên, nhà thầu được lựa chọn đều là nhà thầu đã từng trúng thầu trước đó tại cùng chủ đầu tư/bên mời thầu.