Hồ sơ dự thầu bị loại bỏ khi nào

Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại.

Hồ sơ dự thầu bị loại bỏ khi nào
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Độc giả Trương Công Bình - tỉnh Quảng Nam đặt câu hỏi như sau: Cơ quan tôi làm chủ dự án quy hoạch xây dựng. Sau khi xét hồ sơ đề xuất kỹ thuật, có 3 nhà thầu đạt yêu cầu, hội đồng mở thầu mở gói hồ sơ đề xuất tài chính. Trong hồ sơ đề xuất tài chính của 1 nhà thầu tư vấn, giá trị dự thầu trong đơn dự thầu của bản chính hoàn toàn sai khác với giá dự thầu trong đơn dự thầu của 3 bản sao. Tôi xin hỏi, hồ sơ dự thầu đề xuất tài chính của nhà thầu tư vấn đó bị loại có đúng không? Tại sao?.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời về vấn đề này như sau:

Khoản 3, Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định, trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại.

Theo quan điểm của chủ đầu tư, công ty của ông Khánh đã vi phạm điều kiện tiên quyết của Luật Đấu thầu, do vậy hồ sơ mời thầu bị loại. Tuy nhiên, ông Khánh được biết, quan điểm một số chủ đầu tư khác là nếu mở đồng thời 2 gói thầu cùng một lúc (theo thứ tự trước sau) không xếp việc này vào điều kiện tiên quyết mà vẫn chấp nhận cho lỗi này của nhà thầu.

Ông Khánh đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn tình huống nêu trên.

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định, việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Theo đó, khi bên mời thầu thực hiện đánh giá hồ sơ dự thầu của một đơn vị thì cần thực hiện theo nguyên tắc nêu trên.

Hồ sơ dự thầu bị loại bỏ khi nào

Hồ sơ dự thầu có thể bị đánh giá không hợp lệ nếu đơn dự thầu trong hồ sơ có sai sót về thời gian hay không?

Khi kiểm tra hồ sơ dự thầu bên mời thầu cần kiểm tra những nội dung nào để đảm bảo tính hợp lệ của hồ sơ?

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định về nội dung kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu như sau:

Đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu, bao gồm: Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;
c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
...

Từ quy định trên thì nội dung kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu bao gồm:

- Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;

- Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu, bao gồm: Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;

- Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.

Hồ sơ dự thầu có thể bị đánh giá không hợp lệ nếu đơn dự thầu trong hồ sơ có sai sót về thời gian hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định về việc đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu như sau:

Đánh giá hồ sơ dự thầu
...
2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:
Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Có bản gốc hồ sơ dự thầu;
b) Có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;
c) Hiệu lực của hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
d) Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
đ) Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);
e) Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);
g) Nhà thầu không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
h) Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.
Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
...

Theo đó, đối với đơn dự thầu trong hồ sơ dự thầu yêu cầu phải có ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật;...và một số yêu cầu khác theo quy định trên.

Trường hợp, đơn dự thầu của đơn vị bạn có sai sót về thời gian thực hiện hợp đồng so với hồ sơ mời thầu thì phía bên mời thầu có thể đánh giá hồ sơ dự thầu bên đơn vị bạn không hợp lệ do không đạt yêu cầu về đơn dự thầu.

Khi nào hồ sơ dự thầu bị loại bỏ?

Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sẽ không còn giá trị và bị loại; bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.

Nhà thầu được phép làm rõ hồ sơ dự thầu khi nào?

- Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ Hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trong trường hợp Hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung và làm rõ tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm.

Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu sau bao nhiêu ngày?

Thời gian phê duyệt hoặc có ý kiến xử lý về kết quả lựa chọn nhà thầu. Thời gian phê duyệt hoặc có ý kiến xử lý về kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu hoặc báo cáo thẩm định trong trường hợp có yêu cầu thẩm định.

Phương thức đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ là gì?

Có thể hiểu đơn giản, phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là phương thức đấu thầu trong đó nhà thầu sẽ chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất một lần trong cùng một thời điểm, cùng một túi hồ sơ.