Hộ chiếu và thị thực khác nhau như thế nào năm 2024

Đó là các câu hỏi trong thời gian qua chúng tôi nhận được rất nhiều qua địa chỉ email và qua điện thoại. Để trả lời câu hỏi này chúng tôi xin giải đáp như sau:

Visa và hộ chiếu là hai khai khái niệm, thuật ngữ khác nhau, tuy nhiên nhiều người hiểu nhầm là một vì cả hai loại tài liệu này luôn đi kèm với nhau và đều sử dụng với mục đích nhập cảnh, xuất cảnh và lưu trú ở nước ngoài.

Sau đây chúng tôi xin nói một vài điểm về sự khác nhau của visa và hộ chiếu để các bạn được rõ:

Hộ chiếu là loại giấy tờ (thường được đóng thành quyển) được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của quốc gia mà người được cấp là công dân. Trong khi đó visa là loại giấy tờ mà một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác nơi người xin cấp không phải là công dân cấp với mục đích nhập cảnh và lưu trú trong khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ: Công dân Việt Nam A muốn xuất nhập cảnh sang Trung Quốc với thời gian 3 tháng thì:

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cấp hộ chiếu cho Công dân A với thời hạn 10 năm

Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ cấp visa với thời hạn 3 tháng.

Qua ví dụ trên ta thấy hộ chiếu và visa là do hai cơ quan hoàn toàn khác nhau của các quốc gia khác nhau cấp. Một tài liệu là do Việt Nam cấp, một tài liệu là do Trung Quốc cấp.

Hộ chiếu có trước và visa có sau. Hộ chiếu là một trong những tài liệu quan trọng nhất để được cấp visa vì nếu không có hộ chiếu thì sẽ không cấp được visa vì visa được đóng hoặc dán vào một hoặc một số trang của hộ chiếu. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ cấp visa rời tuy nhiên dù rời nhưng visa luôn phải kẹp cùng hộ chiếu để thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh.

Visa chỉ có giá trị sử dụng với mục đích nhập cảnh và lưu trú tại nước ngoài (Nước cấp visa) còn hộ chiếu thì ngoài mục đích sử dụng như vậy thì hộ chiếu được dùng trong nước và nước ngoài như một loại giấy tờ tùy thân, nhân thân và trong một số trường hợp có thể thay thế CMND.

Dù khác nhau nhưng visa và hộ chiếu có mối liên hệ mật thiết với nhau vì cả hai đều được sử dụng với mục đích là xuất nhập cảnh đến một hoặc một số quốc gia khác

Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 có định nghĩa về visa như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
11. Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
12. Chứng nhận tạm trú là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác định thời hạn người nước ngoài được phép tạm trú tại Việt Nam.
13. Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
...

Theo đó, visa hay còn gọi là thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Do đó, để người nước ngoài khi muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải có visa và các giấy tờ khác theo quy định, trừ trường hợp được miễn visa theo quy định.

Phân biệt sự khác nhau giữa hộ chiếu và visa? Visa là gì? Hộ chiếu là gì? (Hình từ Internet)

Hộ chiếu là gì?

Theo khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có định nghĩa về hộ chiếu như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
2. Nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
3. Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
...

Như vậy, hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Phân biệt sự khác nhau giữa hộ chiếu và visa?

Từ hai định nghĩa trên, có thể thấy được hộ chiếu và visa về cơ bản cả hai loại giấy tờ này luôn đi kèm với nhau và đều sử dụng với mục đích nhập cảnh, xuất cảnh và lưu trú ở nước ngoài.

Do đó mà hiện nay không ít người còn nhẫm lẫn về hộ chiếu và visa là cùng một giấy tờ. Vậy hộ chiếu và visa khác nhau như thế nào. Căn cứ theo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, để phân biệt sự khác nhau giữa hộ chiếu và visa đó cùng tham khảo bài viết sau đây:

Tiêu chí

Visa

Hộ chiếu

Khái niệm

Visa (hay còn gọi là thị thực/thị thực xuất nhập cảnh) là chứng nhận do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của 1 nước cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ.

Passport (hay còn gọi là hộ chiếu): Giấy tờ do Cơ quan Nhà nước có thẩm cấp cho công dân nước mình như một Giấy Phép Ðược Quyền Xuất Cảnh khỏi đất nước và Ðược Quyền Nhập Cảnh trở lại từ nước ngoài hay chứng minh quốc tịch.

Khi nào cần làm hộ chiếu và visa

Khi một người cần xin phép xuất nhập cảnh, lưu trú tại 1 quốc gia, vùng lãnh thổ nào đó mà họ chưa có chính sách miễn việc xin visa với công dân Việt Nam.

Khi cần xuất cảnh và nhập cảnh dưới sự bảo hộ của nhà nước. Hộ chiếu (hay còn gọi là passport) là căn cước chứng minh quốc tịch, đặc điểm nhận dạng của 1 người như: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, ảnh, chữ ký, quốc tịch…

Hộ chiếu và visa giấy tờ nào có trước

Visa thường được cấp bằng cách đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu tùy theo quy định của các nước khác nhau.

Một số quốc gia và vùng lãnh thổ cấp visa rời tuy nhiên dù rời nhưng visa luôn phải kẹp cùng hộ chiếu để thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh.

Hộ chiếu là giấy tờ có trước, là tài liệu cần có để được cấp visa.

Không có hộ chiếu thì sẽ không cấp được visa vì visa được đóng hoặc dán vào một hoặc một số trang của hộ chiếu.

Giá trị sử dụng

Visa chỉ có giá trị sử dụng với mục đích nhập cảnh và lưu trú tại nước ngoài (Nước cấp visa).

Hộ chiếu còn được dùng trong nước và nước ngoài như một loại giấy tờ tùy thân, nhân thân và trong một số trường hợp có thể thay thế căn cước công dân.

Một số loại hộ chiếu và visa

Thông thường có 03 loại visa phổ biến như sau:

- Visa nhập cảnh

- Visa xuất cảnh

- Visa quá cảnh

Và sẽ được nhập cảnh visa theo nhiều diện khác nhau, ví dụ:

- Visa du lịch

- Visa thăm thân

- Visa công tác

- Visa du học

Tùy vào mỗi loại visa mà sẽ có thời hạn lưu trú khác nhau, ví dụ: 1 tháng, 3 tháng một lần, 3 tháng nhiều lần hoặc 6 tháng một lần, 6 tháng nhiều lần,...

Hộ chiếu cũng có 03 loại như sau:

- Hộ chiếu phổ thông

- Hộ chiếu công vụ

- Hộ chiếu ngoại giao

Đối với hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ được cấp tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ.

Visa và thị thực khác nhau như thế nào?

Visa (còn gọi là thị thực hay thị thực nhập cảnh) là một con dấu trong hộ chiếu thể hiện rằng một cá nhân được phép nhập cảnh vào một quốc gia. Bên cạnh đó, có một số quốc gia không đòi hỏi phải có visa trong một số trường hợp, thường là kết quả thỏa hiệp giữa quốc gia đó với quốc gia của người muốn cấp visa.

Thị thực trọng hộ chiếu là gì?

Thị thực hay còn được gọi là visa là một bằng chứng hợp pháp xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực. Sự cho phép này có thể bằng một văn bản nhưng phổ biến là bằng một con dấu xác nhận dành cho đương đơn vào trong hộ chiếu của đương đơn.

Thị thực và thẻ tạm trú khác nhau như thế nào?

Thị thực (visa): Cấp cho người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam trong thời gian ngắn. Thẻ tạm trú: Cấp cho người nước ngoài có nhu cầu cư trú dài hạn tại Việt Nam và đã nhập cảnh bằng visa có ký hiệu: NG3, LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.

Passport và visa khác nhau như thế nào?

Nói đơn giản, Passport (hộ chiếu) là giấy tờ được cơ quan thẩm quyền cấp cho công dân nước mình, trong khi đó Visa là loại giấy tờ nơi người xin cấp muốn đến nhưng không phải là công dân nước đó. - Passport do chính phủ Việt Nam cấp xác nhận bạn là công dân Việt Nam hợp pháp và muốn xuất ngoại.

Chủ đề