Hiv có thuốc trị chữa 2023

  • Vaccine HIV sẽ được bắt đầu thử nghiệm trên 3800 người đàn ông vào cuối năm nay tại châu Âu, Nam Mỹ và Bắc Mỹ, bao gồm cả Mỹ.
  • Thử nghiệm được tiến hành bởi Johnson & Johnson, một trong những công ty dược lớn nhất thế giới.
  • Đây được xem như một bước tiến lớn trong cuộc chiến chống lại đại dịch HIV vốn bùng nổ từ những năm 1980.

Trên thực tế, từ khi bắt đầu bùng nổ tới giờ, HIV luôn được các nhà nghiên cứu tìm cách tiêu diệt, tìm vaccine phòng tránh hoặc chữa lành. Cứ vài năm lại có một báo cáo nghiên cứu mới về cách chữa trị hoặc vaccine, bao gồm cả liệu pháp điều chỉnh gen CRISPR, tuy nhiên tất cả vẫn chưa thành công.

Theo cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, mỗi năm thế giới có 1 triệu người tử vong do AIDS, do đó một liệu pháp điều trị hoặc vaccine phòng ngừa vẫn là mục tiêu tối thượng mà nhiều nhà nghiên cứu hướng tới.

Trong nỗ lực đó, Johnson & Johnson đã phát triển một loại vaccine thế hệ mới với 4 kháng nguyên khảm (4 mosaic). Vaccine này có chứa 4 thành phần được thiết kế để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể chống lại nhiều chủng virus. Trong thử nghiệm trên động vật, 4 kháng nguyên khảm này cho thấy hiệu quả trên 2/3 các cá thể thử nghiện và hơn nữa, nó được đánh giá là an toàn cho con người.

Sắp tới, vaccine sẽ được thử nghiệm trên những người đàn ông có quan hệ đồng giới. Mỗi người sẽ được tiêm 6 mũi trong 4 giai đoạn. Kết quả thử nghiệm sẽ được chốt vào năm 2023.

Một vaccine biến thể khác cũng đã được tiến hành thử nghiệm ở châu Phi. Với tên gọi Imbokodo, các đợt thử nghiệm vaccine này đã được tiến hành trên 2600 người phụ nữ tại 5 quốc gia ở Châu Phi. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng việc tiến hành thử nghiệm nghiên cứu tại cùng một thời điểm sẽ khiến những cơ quan chính phủ tại quốc gia địa phương có thể chấp nhận nhanh chóng hơn.

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Tin tức sức khỏe
  4. Tin y dược

Thứ Ba ngày 10/12/2019

  • Dùng virus HIV chữa bệnh cho những 'em bé bong bóng'
  • Bất ngờ phơi nhiễm HIV phải xử lý khẩn cấp như thế nào?
  • Kiểm soát bệnh HIV/AIDS ở Việt Nam

Căn bệnh HIV là bệnh suy giảm miễn dịch cơ thể, tạo điều kiện cho các bệnh cơ hội gây nên những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe con người. Việc tìm ra vắc xin HIV chính là cơ hội đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm của thế kỷ, mở ra hy vọng sống cho con người.

Căn bệnh HIV/AIDS là nỗi ám ảnh của bao người vì mức độ nghiêm trọng của căn bệnh. Việc tạo ra vắc xin HIV chính là chìa khóa mang lại cuộc sống bình thường cho con người, giúp bảo vệ mạng sống con người trước căn bệnh thế kỷ này.

HIV là gì? Nguyên nhân gây ra HIV/AIDS

HIV là gì?

HIV là viết tắt của từ human immunodeficiency virus chính là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV/AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, bệnh liệt kháng) là một bệnh gây ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người.

Giai đoạn đầu của bệnh có triệu chứng giống cúm nhưng sau đó thì không có dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Bệnh tiến triển khi hệ miễn dịch bệnh nhân suy giảm, cũng là lúc bệnh nhân dễ mắc các loại nhiễm trùng cơ hội hoặc khối u khác thường.

Hiv có thuốc trị chữa 2023
Virus HIV gây ra căn bệnh suy giảm miễn dịch ở con người

HIV/AIDS không thể chữa khỏi và không có thuốc chủng ngừa. Tuy nhiên điều trị bằng thuốc kháng virus có thể làm chậm tiến trình của bệnh và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Nguyên nhân gây ra HIV/AIDS

Nguyên nhân của bệnh HIV là do virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) thuộc họ retroviridae. Khi cơ thể mắc phải thì virus HIV sống ở các tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người như lympho bào T hay đại thực bào, tế bào tua làm giảm mạnh số lượng tế bào dẫn tới suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo điều kiện cho các nhiễm trùng cơ hội khác.

Hiv có thuốc trị chữa 2023
Cần hiểu rõ con đường lây truyền HIV để có các cách phòng tránh phù hợp

HIV lây nhiễm qua 3 con đường chính: Đường máu, đường quan hệ tình dục không an toàn và từ mẹ sang con.

Vắc xin HIV và những điều cần biết

Bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng kinh niên như HIV, viêm gan B và viêm gan C thường phải trải qua một thời gian dài điều trị bằng thuốc chống virus để ức chế virus. Tuy nhiên, thuốc kháng virus không có hiệu quả tuyệt đối để có thể chống lại một số chủng virus gây ra những căn bệnh đó. 

Vắc xin thường là một biện pháp hiệu quả đầy tiềm năng để điều trị các bệnh nhiễm trùng virus mạn tính, vì vắc xin có thể loại bỏ virus một cách tự nhiên. Tuy nhiên, khi sản xuất những loại vaccine này, y học gặp rất nhiều khó khăn vì vắc xin có thể làm cho phản ứng miễn dịch của bệnh nhân ngày càng yếu đi, hoặc không có tác dụng do tính đa dạng di truyền giữa các loại virus.

Hiv có thuốc trị chữa 2023
Vắc xin HIV mở ra tương lai tươi đẹp về việc đẩy lùi căn bệnh thế kỷ

Theo NBC News, tiến sĩ Susan Buchbinder và Anthony Fauci, hai trong số các chuyên gia hàng đầu thế giới về HIV, cho biết 3 thử nghiệm vắc xin HIV đó là HVTN 702, Imbokodo và Mosaico.

Các thử nghiệm đã gần bước vào giai đoạn cuối cùng, kết quả lâm sàng có thể khiến các chuyên gia lạc quan về tương lai.

Tiến sĩ Susan Buchbinder, Giám đốc chương trình nghiên cứu Bridge HIV thuộc Sở Y tế San Francisco (Mỹ), cho biết: "Chúng tôi đang thử nghiệm 3 loại vắc xin HIV và sẽ mất một khoảng thời gian để chuyển sang giai đoạn nghiên cứu tính công hiệu của chúng".

Theo Yahoo, trong 3 loại vắc xin HIV, HVTN 702 được thử nghiệm đầu tiên vào năm 2016 ở Nam Phi. HVTN được phát triển dựa vào loại vắc xin trước đó là RV144. Trước đó, RV144 có thể giảm tỷ lệ nhiễm HIV khoảng 30%, không đủ để đưa ra thị trường. Cho đến nay, RV144 vẫn là vắc xin HIV duy nhất từng được chứng minh có hiệu quả chống lại virus.

HVTN 702 được sửa đổi nhằm mục đích tăng cường độ và thời gian đáp ứng miễn dịch bảo vệ. Kết quả thử nghiệm lâm sàng vắc xin HIV này dự kiến đưa ra vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021.

Không giống như HVTN 702, Imbokodo sử dụng các chất miễn dịch "ghép mảnh". Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, đây là thành phần vắc xin HIV được sử dụng để tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại nhiều loại HIV toàn cầu.

Vào tháng 11, thử nghiệm vắc xin thứ 3, Mosaico, đánh dấu sự khởi đầu không chính thức sau khi người tham gia nghiên cứu đầu tiên được tiêm. Mosaico dựa trên phương pháp tiếp cận miễn dịch "ghép mảnh" độc đáo của Imbokodo.

Imbokodo và Mosaico phần lớn giống hệt nhau và bao gồm 6 mũi tiêm. Chúng chỉ khác ở công thức vắc xin HIV trong 2 lần tiêm cuối cùng. Ngoài ra, trong khi Imbokodo chỉ được thử nghiệm ở phụ nữ châu Phi, Mosaico sẽ được tiêm cho khoảng 3.800 người đồng tính nam và chuyển giới để thử nghiệm lâm sàng tại 57 địa điểm ở Mỹ, châu Mỹ Latinh và châu Âu. Kết quả lâm sàng của Imbokodo dự kiến đưa ra vào năm 2021 và Mosaico vào năm 2023.

Việc nghiên cứu các loại vắc xin HIV giúp mở ra hy vọng và tương lai cho con người. Có thể đẩy lùi được căn bệnh thế kỷ HIV chính là mục tiêu chung của con người ngày nay.

Mẫn Mẫn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • virus hiv

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Hiv có thuốc trị chữa 2023

Quý khách vui lòng nhập số điện thoại để

đăng nhập tài khoản Long Châu

Hiv có thuốc trị chữa 2023

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
Đổi

có hiệu lực trong vòng

Đổi số điện thoại khác

Hiv có thuốc trị chữa 2023

Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự và tối đa 16 ký tự

Hiv có thuốc trị chữa 2023

Quý khách vui lòng nhập mật khẩu
để đăng nhập tài khoản