Điểm đại học năm 2023

Hiện nay, công tác tuyển sinh đợt 1 năm 2022 tại các trường đã hầu hết được hoàn tất. Nhiều trường đã có phương án tuyển sinh dự kiến cho năm 2023.

Ông Lê Phan Quốc, Phó Trưởng Phòng đào tạo Trường Đại học Sư phạm TPHCM cho biết, nếu kỳ thi chung của Bộ GD&ĐT vẫn được tổ chức, trường cơ bản sẽ giữ nguyên các phương thức tuyển sinh để không gây xáo trộn cho thí sinh, phụ huynh. Năm 2023 trường dự kiến duy trì kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt để kết hợp xét tuyển thí sinh có nguyện vọng vào ngành sư phạm.

ThS Phạm Doãn Nguyên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM cũng chia sẻ, trường dự kiến duy trì 4 phương thức xét tuyển năm 2023. Cụ thể là phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả thi ĐGNL do ĐHQG TP.HCM tổ chức, xét học bạ THPT (xét điểm tổ hợp ba môn năm lớp 12 từ 18 điểm trở lên và học bạ điểm trung bình ba học kỳ là học kỳ 1 và 2 của lớp 11, học kỳ 1 lớp 12). Dự kiến thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển học bạ THPT là từ ngày 16/2/2023.

Tương tự, ThS Trần Vũ, Trưởng Phòng tuyển sinh và truyền thông Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TPHCM cũng dự kiến rằng trong năm tới, trường sẽ không thay đổi phương thức tuyển sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh.

Để hạn chế gây nên những bất lợi cho thí sinh, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM dự kiến giữ ổn định phương án tuyển sinh năm 2023 cũng như chỉ tiêu cho từng phương thức như năm 2022. Các phương thức bao gồm xét học bạ THPT, xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét điểm thi ĐGNL do ĐHQG TP.HCM tổ chức.

2. Cần điều chỉnh nhằm tránh gây khó khăn cho thí sinh

Ông Nguyễn Trung Nhân, Trưởng Phòng đào tạo của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM góp ý, nếu Bộ GD&ĐT vẫn duy trì kế hoạch tuyển sinh, lọc ảo như năm nay thì phần mềm xét tuyển nên được chuẩn hóa để tránh trục trắc, việc thu lệ phí cũng nên giao lại cho các Sở GD&ĐT, trường THPT để giảm rắc rối cho thí sinh, nhất là thí sinh vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, các khâu khai báo trên hệ thống có thể giảm bớt để tránh sai sót, nhầm lẫn giữa các trường thông tin, ảnh hưởng đến kết quả.

ThS Phạm Doãn Nguyên bày tỏ, những Thay đổi về hệ thống xét tuyển năm nay có Bộ GD&ĐT là phù hợp với xu hướng chuyển đổi số. Tuy nhiên trong quá trình triển khai ở các năm tiếp theo, Bộ cần có hướng dẫn, triển khai sớm và kỹ càng hơn để các cơ sở đào tạo và thí sinh chủ động hơn, tránh bỡ ngỡ dẫn đến sai sót đáng tiếc.

(Theo Báo Tiền Phong)

Bộ GD&ĐT: Cần hoàn thiện phương thức tuyển sinh 2023 theo hướng đơn giản hóa

Năm 2023 sẽ có một số điều chỉnh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT theo hướng bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh.

Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2022 - 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ, địa phương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2022.

Điểm đại học năm 2023
Năm 2023 sẽ có một số điều chỉnh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT theo hướng bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh.

Trước mắt, để thực hiện mục tiêu này theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực; bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT.  

Bên cạnh đó, cần chuẩn bị điều kiện để thí điểm xây dựng các ngân hàng câu hỏi thi phục vụ cho kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ các môn học ở cấp THPT.

Sở Giáo dục và Đào tạo cần chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023; đồng thời xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi; nhất là ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh (nếu có).

Cũng theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo cần đẩy mạnh truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và định hướng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Các địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quy định, yêu cầu trong văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thi của Bộ. Đồng thời, tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát; gắn kết trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi của ủy ban nhân dân cấp tỉnh và sở giáo dục và đào tạo trong chỉ đạo tổ chức thi tại địa phương.

Về nhân sự cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh, các Sở Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường quán triệt quy chế và hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT; Nâng cao chất lượng của công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức các khâu của kỳ thi.

Liên quan tới công tác tuyển sinh đại học, từ năm 2023, sẽ áp dụng chính sách cộng điểm ưu tiên mới trong xét tuyển đại học.

Cụ thể, từ năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ áp dụng quy định mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10), sau đó sẽ giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm ưu tiên bằng 0). 

Điều này được kỳ vọng sẽ đem lại cơ hội và sự công bằng cho những thí sinh có năng lực nhưng vì không có điểm ưu tiên nên gần như khó đỗ vào các ngành hot của trường top trên.

Cũng vì chính sách cộng điểm ưu tiên chưa hợp lý, nên tại nhiều trường, thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất vào trường có thể không phải là thí sinh có điểm thi cao nhất.

Đơn cử, thủ khoa của Trường Đại học Y Hà Nội năm 2022 có tổng điểm xét tuyển 31,30/30 điểm (đến từ Vĩnh Phúc). Thí sinh này đạt 8,8 điểm môn Toán, môn Hóa đạt 9,00, môn Sinh đạt 9,25 điểm và có điểm cộng khu vực 0,25 cùng 4 điểm cộng từ quy đổi giải học sinh giỏi quốc gia. 

Trong khi đó, á khoa của trường này là thí sinh có điểm thi môn Toán 9,2 điểm; môn Hóa 9,75 điểm; môn Sinh 9,25 điểm. Do có hộ khẩu Hà Nội nên thí sinh này không được cộng điểm ưu tiên khu vực song em có thêm 3 điểm cộng khuyến khích khi quy đổi giải học sinh giỏi quốc gia.

Chuyên gia chỉ ra với trường top giữa, mức 0,25-0,75 điểm cộng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả. Tuy nhiên, với trường top trên, chỉ 0,01 điểm cũng có thể quyết định đậu hay trượt nên việc cộng điểm ưu tiên dù đã được điều chỉnh trong những năm qua vẫn cần tiếp tục điều chỉnh vì quyền lợi, công bằng của thí sinh.

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp THPT hàng năm. 

Việc áp dụng chính sách ưu tiên nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế.

Việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ này lại làm cho nhóm thí sinh khác bị rơi vào bất lợi và yếu thế.