Hình thức của hợp đồng thuê tài sản là gì?

Hiện nay, ở nước ta có nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, dịch vụ cho thuê tài sản ở các thành phố và thị xã phát triển rộng rãi, đa dạng. Nhờ có dịch vụ này mà nhân dân và các tổ chức tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền của. Với một khoản chi phí có hạn nhưng bên thuê có thể được sử dụng một tài sản có giá trị lớn đáp ứng nhu cầu cần thiết của mình. Từ đó, Hợp đồng thuê tài sản được sử dụng ngày càng nhiều và phổ biến.

Hợp đồng thuê tài sản là gì?

Hợp đồng thuê tài sản được định nghĩa theo Điều 472 Bộ luật dân sự 2015 là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Hợp đồng này thường được sử dụng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Trong Hợp đồng, bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một thời gian nhất định. Hết hạn của Hợp đồng, bên thuê phải trả lại tài sản mà mình đã thuê.

Đối tượng của Hợp đồng này là vật đặc định và không tiêu hao, bao gồm:

  • Tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng (động sản hoặc bất động sản);

  • Quyền sử dụng đất (đối với cá nhân, tổ chức);

  • Đối tượng là đất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và các cơ sở sản xuất kinh doanh khác. Trường hợp này, đất thuộc sở hữu nhà nước cho nên, Nhà nước cho các doanh nghiệp thuê đất để sản xuất, kinh doanh.

Đặc điểm của Hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng này là căn cứ phát sinh quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của bên thuê, đồng thời nó còn là căn cứ hợp pháp cho các bên khai thác triệt để những tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng chưa được khai thác hết tiềm năng, công suất. Chính vì vậy, Hợp đồng này có 04 đặc điểm nổi bật sau:

Hình thức của hợp đồng thuê tài sản là gì?
04 đặc điểm pháp lý nổi bật

Thứ nhất, chủ thể xác lập Hợp đồng là tổ chức hoặc cá nhân hợp pháp theo quy định pháp luật

Cá nhân tham gia Hợp đồng phải đảm bảo có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc ký kết Hợp đồng;

Nếu là tổ chức tham gia ký Hợp đồng thì tổ chức có thể là doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, luôn là Hợp đồng có đền bù

Mục đích của bên thuê là nhằm được sử dụng tài sản của người khác trong một thời hạn nhất định, ngược lại, bên cho thuê hướng tới việc thu được một khoản tiền khi cho người khác sử dụng tài sản của mình.

Vì vậy, khi Hợp đồng được xác lập thì mỗi bên đều chuyển giao cho nhau những lợi ích, trong đó, bên cho thuê chuyển giao cho bên thuê quyền khai thác công dụng của tài sản, bên thuê chuyển giao cho bên cho thuê một khoản tiền (gọi là tiền thuê tài sản). Đây được xem là một hình thức có đền bù và  khoản tiền thuê tài sản nhiều hay ít do sự thoả thuận của các bên và thường dựa trên căn cứ thời hạn thuê, vật thuê và giá trị sử dụng của vật.

Thứ ba, có thể là Hợp đồng ưng thuận, có thể là Hợp đồng thực tế

Do pháp luật hiện hành không có quy định khác về thời điểm có hiệu lực của các Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản, đồng thời qua tính chất của Hợp đồng này nên có thể nói rằng, tùy từng trường hợp mà Hợp đồng này là Hợp đồng ưng thuận hay Hợp đồng thực tế.

Nếu các bên không có thỏa thuận khác về thời điểm có hiệu lực thì loại Hợp đồng này là một Hợp đồng ưng thuận, bởi tại thời điểm giao kết Hợp đồng đã phát sinh hiệu lực dù tài sản thuê chưa được chuyển giao thực tế.

Nếu các bên đã thỏa thuận Hợp đồng này chỉ có hiệu lực khi bên cho thuê đã chuyển giao tài sản thuê cho bên thuê thì Hợp đồng đó là một Hợp đồng thực tế.

Thứ tư, là Hợp đồng song vụ

Từ thời điểm có hiệu lực, các bên trong Hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

Bên thuê tài sản có nghĩa vụ trả lại tài sản thuê và tiền thuê như đã thoả thuận. Bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê giao tài sản để sử dụng. Bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê sử dụng tài sản thuê đúng mục đích, công dụng, thời hạn, phương thức và trả lại tài sản thuê, tiền thuê.

Liên hệ và đóng góp ý kiến

Bất kỳ ý kiến đóng góp, hiệu chỉnh nào của độc giả đối với các nội dung trong bản tin này hoặc cần Hợp đồng mẫu hỗ trợ thêm, vui lòng gửi về:

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

Địa chỉ:            28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại:       (84) 28-6276 9900

Hot line:           (84) 916-545-618

Email:              

Phụ trách:

Luật sư Nguyễn Thị Kim Ngân | Luật sư Thành viên

Điện thoại: (84) 919 639 093

Email:

Hoặc 

Trợ lý Luật sư Ngô Thị Phương Uyên | Cộng sự

Điện thoại: (84) 935 874 284

Email:

Thuê tài sản được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong quá trình hoạt động. Vậy thuê tài sản là gì?có các loại hợp đồng thuê tài sản nào?

1.Thuê tài sản là gì?

– Thuê tài sản: Là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần. 

– Thuê tài sản bao gồm:

+Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.

+ Thuê hoạt động: Là hình thức thuê ngắn hạn tài sản hay có thể hiểu thuê hoạt động là thuê tài sản không phải là thuê tài chính.

Thuê tài sản được thể hiện dưới hình thức pháp lý qua các loại hợp đồng như: hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng thuê tài chính,…

2.Các loại hợp đồng thuê tài sản

-Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Theo đó, có thể hiểu hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên: người thuê và người cho thuê, trong đó: người thuê được quyền sử dụng tài sản trong một thời gian nhất định và phải trả cho người cho thuê một số tiền tương ứng với thời hạn thuê theo sự thỏa thuận của hai bên theo kì hạn định trước.

– Hợp đồng thuê khoán tài sản là cùng là một loại hợp đồng thuê tài sản sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.

– Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồng thoả mãn ít nhất một trong ba (3) trường hợp sau:

+ Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê;

+ Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê;

+ Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường.

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê, Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đặc Điểm hợp đồng thuê tài sản

–  Luôn là hợp đồng có đền bù

Mục đích của bên thuê là nhằm được sử dụng tài sản của người khác trong một thời hạn nhất định, ngược lại, bên cho thuê hướng tới việc thu được một khoản tiền khi cho người khác sử dụng tài sản của mình. Vì vậy, khi hợp đồng thuê được xác lập thì mỗi bên đều chuyển giao cho nhau những lợi ích, trong đó, bên cho thuê chuyển giao cho bên thuê quyền khai thác công dụng của tài sản, bên thuê chuyển giao cho bên cho thuê một khoản tiền (tiền thuê tài sản).

–  Có thể là hợp đồng ưng thuận, có thể là hợp đồng thực tế

Do pháp luật hiện hành không có quy định khác về thời điểm có hiệu lực của các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản, đồng thời qua tính chất của hợp đồng thuê tài sản nên có thể nói rằng, tùy từng trường hợp mà hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng ưng thuận hay họp đồng thực tế. Nếu các bên không có thỏa thuận khác về thời điểm có hiệu lực thì hợp đồng thuê tài sản là một hợp đồng ưng thuận bởi tại thời điểm giao kết, họp đồng đã phát sinh hiệu lực dù tài sản thuê chưa được chuyển giao thực tế. Nếu các bên đã thỏa thuận hợp đồng chỉ có hiệu lực khi bên cho thuê đã chuyển giao tài sản thuê cho bên thuê thì hợp đồng đó là một hợp đồng thực tế.

–  Là hợp đồng song vụ

Từ thời điểm có hiệu lực, các bên trong hợp đồng thuê tài sản đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

– Về đối tượng của hợp đồng thuê tài sản: Tài sản thuê phải tồn tại ở dạng vật và phải là vật không tiêu hao.

Quý vị có thể tham khảo mục Tư vấn pháp luật về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Các nội dung của hợp đồng thuê tài sản

Tôi có một thắc mắc trong quá trình soạn hợp đồng thuê tài sản, đó là: hợp đồng thuê tài sản theo quy định hiện nay phải đảm bảo những nội dung gì? Giá thuê tài sản có bắt buộc ở mức cố định hay không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất: Về các nội dung của hợp đồng thuê tài sản theo quy định pháp luật hiện nay:

Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực hiện nay không có quy định cụ thể về nội dung của hợp đồng thuê tài sản. Tuy nhiên, là hợp đồng dân sự, nội dung hợp đồng thuê tài sản cũng cần đảm bảo các nội dung theo Điều 398 Bộ luật dân sự:

Điều 398. Nội dung của hợp đồng

1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng của hợp đồng;

b) Số lượng, chất lượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

g) Phương thức giải quyết tranh chấp.”

Do đó, khi soạn hợp đồng thuê tài sản, bạn cần đảm bảo các nội dung: tài sản thuê, số lượng, chất lượng của tài sản thuê, giá thuê, phương thức thành toán, địa điểm, thời gian, phương thức hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp thiếu một trong các nội dung này, hoặc việc ghi nhận các nội dung này không rõ ràng sẽ dẫn đến việc hiểu sai về hợp đồng, dẫn đến tranh chấp trong thực hiện hợp đồng.

Thứ hai: Về giá thuê tài sản trong hợp đồng:

Điều 437 Bộ luật dân sự quy định như sau:

” 1. Giá thuê do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê.“

Như vậy, pháp luật dân sự tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng nói chung và trong hợp đồng thuê tài sản nói riêng. Vì vậy, nếu các bên có thỏa thuận về thay đổi mức giá thuê, giá thuê không cố định thì căn cứ theo thỏa thuận của các bên.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.