Hình chiếu cạnh có hướng chiếu là gì

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 2:Hình chiếu trong sách giáo khoa Công nghệ 8.Bạn đang xem: Hướng chiếu của hình chiếu cạnh là

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT ĐƯỢC:

- Học sinh hiểu thế nào là phép chiếu, hình chiếu vuông góc và vị trí các hình chiếu.

- Biết được sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu.

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 8 Bài 2 ngắn gọn

I. Khái niệm hình chiếu

Khi chiếu một vật thể lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể.

Hình chiếu cạnh có hướng chiếu là gì

II. Các phép chiếu

- Phép chiếu vuông góc có các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.

- Phép chiếu song song có các tia chiếu song song với nhau.

- Phép chiếu xuyên tâm có các tia chiếu hội tụ ở một điểm.

III. Các hình chiếu vuông góc

1. Các mặt phẳng chiếu

- Mặt chính diện: gọi là mặt phẳng chiếu đứng.

- Mặt nằm ngang: gọi là mặt phẳng chiếu bằng.

- Mặt cạnh bên: gọi là mặt phẳng chiếu cạnh.

2. Các hình chiếu

- Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới.

- Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống.

- Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang.

IV. Vị trí các hình chiếu

Hình chiếu đứng ở trên hình chiếu bằng và ở bên trái hình chiếu cạnh.

Hướng dẫn Soạn Công nghệ 8 Bài 2 ngắn nhất

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 2 trang 8:Hãy quan sát các hình 2.2 và nhận xét về đặc điểm của các tia chiếu trong các hình a, b và c.

Hình chiếu cạnh có hướng chiếu là gì

Trả lời

- Hình a: Các tia chiếu xuất phát từ một điểm xuyên qua các điểm của hình đến mặt phẳng chiếu.

- Hình b: Các tia chiếu đi qua các điểm của hình và song song với nhau đến mặt phẳng chiếu.

- Hình c: Các tia chiếu đi qua các điểm của hình và vuông góc với mặt phẳng chiếu.

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 2 trang 9:Quan sát các hình 2.3 và hình 2.4, cho biết các hình chiếu đứng, chiếu bằng và chiếu cạnh thuộc các mặt phẳng chiếu nào và có hướng chiếu như thế nào?

Hình chiếu cạnh có hướng chiếu là gì

Trả lời

- Hình chiếu đứng thuộc mặt phẳng chiếu đứng, có hướng chiếu từ trước tới.

- Hình chiếu bằng nằm ở mặt phẳng chiếu bằng, có hướng chiếu từ trên xuống.Xem thêm: Các Nhóm Động Vật Nào Sau Đây Có Hệ Tuần Hoàn Kín ? Động Vật Nào Sau Đây Có Hệ Tuần Hoàn Kín

- Hiếu chiếu cạnh nằm ở mặt phẳng chiếu cạnh, có hướng chiếu từ trái sang.

Câu hỏiCông nghệ 8Bài 2 trang 10:Em hãy quan sát hình 2.4 và cho biết vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ được sắp xếp như thế nào?

Trả lời

- Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.

- Hình chiếu bằng nằm ở dưới hình chiếu đứng.

Soạn Bài 1 trang 10 ngắn nhất:Thế nào là hình chiếu của một vật thể?

Trả lời

Hình chiếu của một vật thể là hình nhận được trên mặt phẳng của vật thể đó.

Soạn Bài 2 trang 10 ngắn nhất: Có các phép chiếu nào? Mỗi phép chiếu có đặc điểm gì?

Trả lời

- Các phép chiếu: xuyên tâm, song song, vuông góc.

- Phép chiếu vuông góc: vẽ các hình chiếu vuông góc.

- Phép chiếu song song, phép chiếu xuyên tâm: vẽ các hình biểu diễn ba chiều bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kĩ thuật.

Soạn Bài 3 trang 10 ngắn nhất: Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào.

Trả lời

- Mặt phẳng chiếu bằng được mở xuống dưới cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng nghĩa là hình chiếu bằng ở dưới hình chiều đứng trên bản vẽ.

- Mặt phẳng chiếu cạnh được mở sang bên phải cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng nghĩa là hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng trên bản vẽ.

Soạn Bài 4 trang 10 ngắn nhất: Cho vật thể với các hướng chiếu A, B, C và các hình chiếu 1, 2,3 (h.2.6).

Hình chiếu cạnh có hướng chiếu là gì

a) Hãy đánh dấu (x) vào bảng 2.1 để chỉ rõ sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu.

b) Ghi tên gọi các hình chiếu 1, 2, 3 vào bảng 2.2.

Trả lời

Hình chiếu cạnh có hướng chiếu là gì

Hình chiếu

Tên hình chiếu

1

Hình chiếu cạnh

2

Hình chiếu đứng

3

Hình chiếu bằng

Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 2 tuyển chọn

Câu 1:Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là:

A. hình chiếu

B. Vật chiếu

C. Mặt phẳng chiếu

D. Vật thể

Đáp án: A

Câu 2:Điểm A của vật thể có hình chiếu là điểm A trên mặt phẳng. Vậy A A gọi là:

A. Đường thẳng chiếu

B. Tia chiếu

C. Đường chiếu

D. Đoạn chiếu

Đáp án: B

Câu 3:Có những loại phép chiếu nào?

A. Phép chiếu xuyên tâm

B. Phép chiếu song song

C. Phép chiếu vuông góc

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D.

Có các loại phép chiếu là xuyên tâm, vuông góc và song song.

Câu 4:Để vẽ các hình chiếu vuông góc, người ta sử dụng phép chiếu:

A. Song song

B. Vuông góc

C. Xuyên tâm

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: B

Câu 5:Để vẽ các hình biểu diễn 3 chiều, người ta sử dụng phép chiếu:

A. Vuông góc

B. Vuông góc và song song

C. Song song và xuyên tâm

D. Vuông góc và xuyên tâm

Đáp án: C

Vì phép chiếu song song và xuyên tâm dùng để vẽ hình biểu diễn ba chiều bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kĩ thuật

Câu 6:Để diễn tả chính xác hình dạng vật thể, ta chiếu vuông góc vật thể theo:

A. Một hướng

B. Hai hướng

C. Ba hướng

D. Bốn hướng

Đáp án: C

Câu 7:Có mấy mặt phẳng hình chiếu?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Vì đó là mặt phẳng chiếu đứng, mặt phẳng chiếu bằng và mặt phẳng chiếu cạnh.

Câu 8:Có các hình chiếu vuông góc nào?

A. Hình chiếu đứng

B. Hình chiếu bằng

C. Hình chiếu cạnh

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Vì theo ba hướng chiếu sẽ thu được ba hình chiếu tương ứng.

Câu 9:Để thu được hình chiếu đứng, hướng chiếu từ:

A. Trước tới

B. Trên xuống

C. Trái sang

D. Phải sang

Đáp án: A

Vì hướng chiếu từ trên xuống sẽ thu được hình chiếu bằng, hướng chiếu từ trái sang sẽ thu được hình chiếu cạnh, hướng chiếu từ phải sang sẽ không thu được hình chiếu.Xem thêm: Soạn Văn Nghị Luận Trong Văn Bản Tự Sự (Chi Tiết), Hướng Dẫn Soạn Bài Nghị Luận Trong Văn Bản Tự Sự

Câu 10:Chọn phát biểu sai về vị trí hình chiếu:

A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng

B. Hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng

C. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng

D. Đáp án A và B đúng

Đáp án: C

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 2:Hình chiếu trong SGK Công nghệ 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.