Hình ảnh nhưngx người tiếp xúc với thuốc hóa học năm 2024

Các loại hóa chất trong môi trường hàng ngày có ảnh hưởng đáng kể tới khả năng sinh sản của con người. Khi tiếp xúc nhiều với chúng có thể gây rối loạn hormone, dậy thì sớm, suy giảm số lượng tinh trùng, khó có khả năng thụ thai hoặc gây vô sinh ở cả nam giới và nữ giới.

Thực tế, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mang lại từ hàng ngàn các loại hóa chất khác nhau đối với cuộc sống. Chúng được ứng dụng rất nhiều vào nền công nghiệp sản xuất hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, lợi bất cập hại, hóa chất có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con người. Đây cũng là một trong những nỗi bận tâm lớn đối với những người có công việc phải tiếp xúc nhiều với các hóa chất công nghiệp độc hại.

Nhiều cuộc nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng việc tiếp xúc lâu dài với mức độ thấp các hỗn hợp hóa chất lành tính trong môi trường hàng ngày cũng có thể gây ra các nguy cơ về khả năng sinh sản. Điều này bao gồm nguy cơ suy giảm sản xuất trứng, sẩy thai, bất thường về tinh trùng và giảm số lượng tinh trùng. Thậm chí, hóa chất cũng có thể ảnh hưởng đến cả thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ và gây ra tình trạng vô sinh khi trưởng thành.

Hình ảnh nhưngx người tiếp xúc với thuốc hóa học năm 2024

Hóa chất có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi từ khi còn ở trong bụng mẹ

2. Hóa chất ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể như thế nào?

Có một số chất hóa học có thể gây rối loạn hormone. Chúng ngăn chặn hoặc làm đảo lộn mô hình hoạt động thông thường của hormone trong cơ thể. Một số hóa chất có thể giả dạng như estrogen tự nhiên và dẫn đến rủi ro cao cho quá trình thụ thai ở phụ nữ, cũng như sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ.

Bên cạnh đó, các chất gây rối loạn nội tiết có thể can thiệp vào các hướng dẫn di truyền phức tạp đối với sự phát triển của cơ quan sinh sản nam hoặc nữ trong một bào thai đang lớn dần trong bụng mẹ. Hơn nữa, chúng cũng làm thúc đẩy quá trình dậy thì sớm của một bé gái, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh có hại đến khả năng sinh sản, chẳng hạn như: Lạc nội mạc tử cung, hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

3. Làm thế nào để hạn chế tiếp xúc với hóa chất?

Để hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại từ môi trường, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Sử dụng máy lọc nước để loại bỏ các chất gây ô nhiễm, chẳng hạn như chloroform và atrazine.
  • Tiêu thụ các loại thực phẩm hữu cơ nhằm hạn chế tiếp xúc với các loại thuốc trừ sâu.
  • Hạn chế đựng hoặc bảo quản đồ ăn trong hộp xốp, thay vào đó hãy chuyển sang dùng hộp thủy tinh.
    Hình ảnh nhưngx người tiếp xúc với thuốc hóa học năm 2024

Hạn chế việc dùng hộp xốp để đựng và bảo quản đồ ăn

  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm được làm từ nhựa vinyl, vì chúng có thể gây rối loạn hormone và dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ.
  • Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa mạnh vì chúng có chứa nhiều hóa chất.

Đối những người công việc thường ngày tiếp xúc nhiều với hoá chất, để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.

Người vợ nên:

  • Tiêm chủng trước khi mang thai (đặc biệt là ngừa rubella vì rubella trong thai kỳ cực kỳ nguy hiểm)
  • Xét nghiệm gen để sàng lọc các bệnh lý di truyền trước khi mang thai
  • Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi
  • Đặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai (nhất là chưa mang thai lần nào) sẽ phải kiểm tra sức khỏe rất chi tiết do mang thai ở tuổi này thường gặp các vấn đề: Suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật cao hơn.
    Hình ảnh nhưngx người tiếp xúc với thuốc hóa học năm 2024

Cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi mang thai

Người chồng nên:

  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện các bệnh lý teo tinh hoàn, yếu sinh lý, tinh trùng yếu...
  • Các bệnh lây qua đường tình dục nhất là những bệnh không thể chữa khỏi vô cùng nguy hiểm

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

XEM THÊM:

  • Rụng tóc nhiều: Khi nào là bệnh?
  • Rối loạn giới tính ở trẻ: Những điều cần biết
  • Dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ em

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Thông thường bệnh viêm phổi xảy ra là do nguyên nhân từ virus hoặc vi khuẩn, nên viêm phổi do hít phải hóa chất là một loại kích thích bất thường ở phổi. Những trường hợp người bệnh bị viêm phổi do hít hóa chất chiếm tỷ lệ khá nhỏ.

Hình ảnh nhưngx người tiếp xúc với thuốc hóa học năm 2024

Viêm phổi viêm phổi do hít hóa chất chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong những trường hợp người bệnh bị viêm phổi

Trong hoá chất sẽ chứa các loại chất độc, độc tố gây viêm phổi, một số hoá chất có khả năng gây bệnh này phải kể đến: Chất khí, chất lỏng, hạt nhỏ như khói hoặc bụi hay còn được gọi là các hoá chất dạng hạt. Ngoài những chất chỉ gây hại cho phổi thì còn có những hóa chất còn gây hại cho cả những cơ quan khác ngoài phổi như hệ thần kinh, nội tạng,... thậm chí dẫn đến tử vong cho nạn nhân.

Viêm phổi do các loại hoá chất gây nên bởi sự hít thở. Bệnh nhân có thể hít không khí từ ngoài môi trường có nhiễm hoá chất, hoặc hít phải các dịch tiết ra từ miệng hoặc ở dạ dày đi vào phổi. Phản ứng viêm xảy ra là do những tác dụng có hại của enzyme và axit dạ dày hoặc vi khuẩn trên mô phổi.


Nguyên nhân Viêm phổi do hít hóa chất

Các yếu tố sau có thể quyết định mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng viêm phổi do hít hóa chất:

  • Loại hóa chất, liều lượng và mức độ độc tố có trong loại chất hít phải;
  • Hình thái hoá học: hoá chất dạng hơi nước, ga, bui hay chất lỏng;
  • Môi trường khi tiếp xúc: Ngoài trời, trong nhà, nhiệt độ môi trường nóng hay lạnh;
  • Tình trạng sức khoẻ trước đó và độ tuổi của bệnh nhân;
  • Thời gian tiếp xúc với hoá chất trong khoảng bao lâu;
  • Khi tiếp xúc có hay không sử dụng đồ bảo hộ, loại đồ bảo hộ được dùng khi đó là gì.

Triệu chứng Viêm phổi do hít hóa chất

Các biểu hiện ở bệnh nhân khi bị viêm phổi do hít hóa chất bao gồm:

  • Ho khan, ho có đờm trong hoặc ngả màu vàng hay xanh lục;
  • Thậm chí bị ho ra máu hoặc trong nước bọt có bọt màu hồng;
  • Cảm thấy nóng rát mắt, mũi, môi, miệng và cả họng. Mắt và lưỡi thậm chí còn bị sưng phồng;
  • Niêm mạc vùng hầu họng, thanh quản phù nề nhiều khiến giọng bị khàn;
  • Da và môi nhợt nhạt hoặc tím tái;
  • Khó thở, thở nhanh và nông, đau ngực;
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa, đau bụng;
  • Có các dấu hiệu giống như bị cúm: sốt, ốm yếu, mệt mỏi, nhức đầu, đổ mồ hôi;
  • Đau khi thở mạnh, có thể bị viêm màng phổi;
  • Rơi vào mê sảng, mất phương hướng hoặc bất tỉnh;
  • Trên cơ thể có mùi hoá chất.

Hình ảnh nhưngx người tiếp xúc với thuốc hóa học năm 2024

Khi nhận ra bất kỳ dấu hiệu nào của viêm phổi do hít hóa chất cần đi khám ngay

Khi nhận ra bất kỳ dấu hiệu nào của viêm phổi do hít hóa chất, cần đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Việc nhận định được các yếu tố liên quan đến việc sử dụng hoá chất rất cần thiết trong quá trình chẩn đoán và chữa trị của bác sĩ.


Các biến chứng Viêm phổi do hít hóa chất

Bên cạnh gây nên những biểu hiện tại chỗ, viêm phổi do hít hóa chất cũng có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân:

- Ngoài viêm phổi còn gây tổn thương ở các cơ quan khác và gây những biến chứng ngoài phổi khác trong cơ thể như: Hít nhiều thuốc hoặc sống trong môi trường ô nhiễm còn gây sinh non, dị dạng bẩm sinh, suy giảm chức năng phổi hoặc gây bệnh phổi ở bào thai và trẻ sơ sinh, thậm chí khiến thai chết lưu; đục thuỷ tinh thể;

- Biến chứng nghiêm trọng nhất xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi bị nhiễm độc do hóa chất đó là hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS). Người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính bao gồm: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản (những nguyên nhân chính gây nên các ca tử vong ở trẻ nhỏ), có mối quan hệ mật thiết với bệnh viêm tai giữa và nhiễm trùng đường hô hấp trên;

Hình ảnh nhưngx người tiếp xúc với thuốc hóa học năm 2024

Viêm phổi do hít hóa chất cũng có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống

- Sau khi tiếp xúc trong vòng 10 - 14 ngày một số loại hoá chất như nitơ oxit, thuỷ ngân, amoniac, sulfur dioxide, có trường hợp bệnh nhân còn tiến triển sang xơ phổi;

- Tiếp xúc nhiều với hoá chất từ khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm vì hóa chất cũng có thể gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);

- Biến chứng dài hạn: Viêm phổi tái phát nhiều lần, xơ hóa phổi.


Đối tượng nguy cơ Viêm phổi do hít hóa chất

  • Những người nông dân hay phải làm việc đồng áng sử dụng thuốc trừ sâu, đặc biệt là dạng phun;
  • Công nhân làm trong nhà xưởng chứa hóa chất, bụi công nghiệp;
  • Những người sống tại nơi có môi trường xung quanh và không khí gia đình ô nhiễm, ví dụ: khói thuốc lá, chì và asen,...;
  • Những nhân viên cứu hoả phải tiếp xúc với đám cháy nhiều khói độc. Đặc biệt các đám cháy xưởng, khi lửa đốt cháy các sản phẩm công nghiệp dễ thải ra những hoá chất vô cùng độc hại.

Trong thời đại hiện nay, việc tiếp xúc hóa chất hàng ngày là điều không tránh khỏi. Hoá chất có thể qua nhiều cách khác nhau đi vào cơ thể con người như hít phải, uống, tiếp xúc qua da,... những người mang thai càng nguy hiểm hơn khi hoá chất có thể qua những con đường đó khiến thai nhi bị nhiễm độc.


Phòng ngừa Viêm phổi do hít hóa chất

Lối sống sinh hoạt và công việc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng tránh hít phải những hoá chất độc hại gây bệnh viêm phổi. Để đối phó với dạng bệnh viêm phổi hít này, có các cách sau:

Hình ảnh nhưngx người tiếp xúc với thuốc hóa học năm 2024

Hạn chế đến hoặc sinh sống tại những nơi bị nhiễm hoá chất

- Kiểm soát chất lượng không khí trong gia đình: không để khói thuốc lá ảnh hưởng tới thành viên khác, tốt nhất là nên từ bỏ thuốc lá; lắp đặt máy lọc không khí; Nếu sử dụng những biện pháp xịt côn trùng trong nhà thì cần thực hiện khi không có thành viên nào ở nhà, đợi đến khi thuốc tan hoàn toàn thì mở cửa thông thoáng rồi mới đi vào nhà;

- Hạn chế đến hoặc sinh sống tại những nơi bị nhiễm hoá chất;

- Nếu ở lại lâu tại môi trường có nhiễm hóa chất trong không khí, trước khi trở về nhà cần loại bỏ nguy cơ nhiễm độc cho bản thân và người khác bằng cách cởi bỏ quần áo, tắm rửa sạch sẽ;

- Tạo dựng thói quen đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để đề phòng các hóa chất độc hại có cơ hội đi vào cơ thể qua đường hô hấp;

- Duy trì thói quen ăn uống, tập luyện lành mạnh để cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh;

- Những người làm nghề cứu hộ cần được trang bị đầy đủ những biện pháp bảo hộ (mặt nạ phòng độc,...).


Các biện pháp chẩn đoán Viêm phổi do hít hóa chất

Phụ thuộc vào biểu hiện và triệu chứng của người bệnh, sẽ có sự thay đổi trong phương pháp chẩn đoán cũng như điều trị viêm phổi do hóa chất. Thường thì ở những ca bệnh có triệu chứng nhẹ và đã nhận diện được loại hoá chất, đánh giá y tế sẽ dễ dàng hơn, tập trung và ngắn gọn.

Hình ảnh nhưngx người tiếp xúc với thuốc hóa học năm 2024

Bác sĩ cần xác định loại hoá chất, kiểm tra những tác động của hoá chất này lên phổi cũng như những cơ quan khác trong cơ thể

- Bác sĩ cần phải đảm bảo các nhân viên y tế của bệnh viện sẽ không bị phơi nhiễm với hóa chất;

- Tiếp theo, bác sĩ cần xác định loại hoá chất, kiểm tra những tác động của hoá chất này lên phổi cũng như những cơ quan khác trong cơ thể;

- Trong trường hợp đối tượng bệnh nhân biểu hiện các triệu chứng nghiêm trọng sẽ cần phải áp dụng ngay những thủ tục cấp cứu nhằm cứu sống bệnh nhân như: thông khí nhân tạo, sử dụng những thiết bị duy trì sự sống hiện đại và các biện pháp điều trị nội khoa phức tạp khác. Hầu như bác sĩ cấp cứu sẽ tham khảo ý kiến từ những chuyên gia kiểm soát chất độc để điều trị cho bệnh nhân;

- Cần thu thập các thông tin cần thiết để thiết lập một bệnh sử đầy đủ cho bệnh nhân: thời gian và diện tích tiếp xúc với hóa chất, hình thức hoá học và liều lượng hóa chất được sử dụng, các biểu hiện phản ứng với hoá chất cũng như những vấn đề y tế khác. Bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân như: nhiệt độ cơ thể, đo nhịp tim, huyết áp, nhịp hô hấp, lượng oxy có trong máu, đánh giá tình trạng của mũi, mắt, họng, da, phổi, tim, bụng ở mức tối thiểu;

- Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, phụ thuộc vào tình trạng người bệnh mà bác sĩ có thể đánh giá thêm.


Các biện pháp điều trị Viêm phổi do hít hóa chất

Để điều trị viêm phổi do hít hóa chất, cần phụ thuộc vào việc quan sát dó các triệu chứng phát triển theo thời gian, mức độ tổn thương ở mỗi người, mỗi loại hoá chất là khác nhau và cũng không thể nhận biết chỉ trong vài giờ. Trước hết bệnh nhân sẽ được đo nhịp tim, huyết áp, mức độ oxy và kiểm tra nhịp hô hấp. Sau đó được áp dụng các phương pháp điều trị khác bao gồm:

  • Dùng mặt nạ dưỡng khí hoặc ống thở oxy;
  • Truyền dịch;
  • Sử dụng thuốc hỗ trợ mở đường thở hoặc thuốc giãn phế quản;
  • Uống thuốc chống viêm không có steroid;
  • Dùng thuốc Corticoid bằng đường uống hoặc đường dịch truyền;
  • Thở máy;
  • Dùng thuốc giảm các triệu chứng đau bằng đường uống hoặc đường dịch truyền;
  • Một số trường hợp cũng cần dùng kháng sinh dự phòng.

Trong các trường hợp nặng gây viêm phổi lan tỏa, suy hô hấp, bệnh nhân có thể phải được hỗ trợ bằng các phương pháp hồi sức tích cực như thông khí nhân tạo, nội soi phế quản, rửa phổi,...

Điều trị bằng cách tự chăm sóc tại nhà

Tùy vào tình trạng và lượng hóa chất hít, có những ca bệnh có thể điều trị được tại nhà thông qua những lời khuyên y tế của bác sĩ. Nếu triệu chứng biểu hiện nghiêm trọng thì bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện gần nhất. Việc chăm sóc tại nhà cũng rất quan trọng và cần lưu ý những điều sau:

- Khi có biểu hiện nhiễm độc do hít hóa chất, cần ngay lập tức tránh xa khu vực tiếp xúc. Tránh tiếp xúc với những người khác khi cùng sử dụng một loại hoá chất. Khi rời khỏi khu vực nếu có thể hãy loại bỏ khả năng nhiễm độc thêm như cất gọn dụng cụ chứa hóa chất, cởi bỏ quần áo và tắm rửa;

- Xác định rõ loại hoá chất mà bản thân hoặc bệnh nhân hít phải;

- Thông báo với người nhà, đồng nghiệp và liên hệ tới những cơ quan chuyên trách về tình trạng của bản thân, nghĩ phương án xử lý kịp thời và hiệu quả.