Hemodialysis là gì

Lọc máu là gì?

Thận khỏe mạnh giúp loại bỏ chất thải trong máu qua nước tiểu, đồng thời loại bỏ lượng dịch dư thừa trong cơ thể. Khi thận hoạt động không hiệu quả, chất thải tích tụ trong máu. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Lọc máu là một phương pháp thay thế thận loại bỏ độc tố trong máu và lượng nước dư thừa bị tích luỹ, ngăn các chất độc trong máu đạt đến mức nguy hiểm. Lọc máu giúp duy trì cuộc sống cho những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Phương pháp này còn được dùng để loại bỏ độc tố hoặc thuốc trong máu trong trường hợp khẩn cấp.

Lọc máu giúp thực hiện một số chức năng của thận như: lọc sạch máu bằng cách loại bỏ các chất thải như creatinine, urê…ra khỏi cơ thể; loại bỏ lượng dịch thừa và duy trì vừa đủ nước cần thiết cho cơ thể, điều chỉnh rối loạn điện giải.

Tuy nhiên, lọc máu không thể thay thế toàn bộ chức năng của thận khỏe mạnh, ví dụ như chức năng sản xuất các hormone quan trọng như erythropoietin (hormone giúp sản xuất hồng cầu), renin (hormone giúp điều tiết huyết áp), và calcitriol (hormone giúp tăng hấp thụ canxi giúp xương chắc khỏe). Vì vậy, người bệnh suy thận mạn đang lọc máu thường được bác sĩ chỉ định thêm thuốc tạo máu, thuốc điều trị cao huyết áp, và thuốc bổ sung canxi.

Khi nào phải lọc máu?

Người bệnh suy thận mạn phải điều trị lọc máu khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, lúc này chức năng thận suy giảm chỉ còn 10-15%. Người bệnh thường sẽ có những triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, phù nề, và mệt mỏi. Tuy nhiên, một số bệnh nhân không trải qua những triệu chứng này, nhưng họ vẫn có thể có một lượng lớn độc tố đang tích tụ trong cơ thể. Bác sĩ chuyên khoa Nội Thận sẽ khám và cho người bệnh suy thận thực hiện các xét nghiệm cần thiết trước khi chỉ định cho điều trị lọc máu.

Khi đã bị suy thận thì chức năng thận không thể hồi phục, vì vậy người bệnh suy thận bước vào giai đoạn cuối thì phải lọc máu đến hết đời, trừ khi được ghép thận thành công. Có 2 phương pháp lọc máu, đó là:

  1. Chạy thận nhân tạo (Hemodialysis)
  2. Lọc màng bụng, hay còn gọi là Thẩm phân phúc mạc (Peritoneal dialysis)
Tìm hiểu thêm về:
  • Các phương pháp điều trị bệnh suy thận mạn

Hemodialysis là gì

Chạy thận là gì?

Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị trong đó máu được lọc bên ngoài cơ thể bệnh nhân bằng máy chạy thận. Trong quá trình chạy thận nhân tạo, máu được rút ra từ mạch máu và đi qua một quả lọc tổng hợp, được gọi là quả lọc máu. Trong quả lọc, máu được làm sạch trước khi đưa trở lại cơ thể bệnh nhân. Vì lý do đó quả lọc máu còn được gọi là “thận nhân tạo”.

Quy trình chạy thận nhân tạo

Trong quá trình chạy thận, hai cây kim sẽ được đưa vào cánh tay của bệnh nhân thông qua vùng tiếp cận mạch máu, và được dùng băng dính dán cố định lại. Mỗi cây kim sẽ được nối với một ống đàn hồi và nối với máy chạy thận. Máy sẽ lọc một vài ml máu một lần, cho phép chất thải và chất lỏng từ máu đi vào một chất lỏng làm sạch được gọi là chất thẩm tách. Máu được lọc sẽ trở lại cơ thể thông qua ống thứ hai. Trong khi chạy thận, huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân sẽ được nhân viên y tế theo dõi sát.

Chạy thận nhân tạo thường được thực hiện 3 lần/tuần tại bệnh viện, mỗi lần chạy thận kéo dài khoảng 4 tiếng. Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng sẽ phụ trách thực hiện thủ thuật này. Người sắp chạy thận nhân tạo cần phẫu thuật AVF để mở rộng mạch máu, thường là ở cánh tay. Việc mở rộng tĩnh mạch giúp việc chèn ống thông được dễ dàng hơn.

Hemodialysis là gì

Các phương pháp chạy thận là gì?

Có 2 phương pháp chạy thận, đó là:

  • Chạy thận thường quy (Hemodialysis, HD)
  • Thẩm tách siêu lọc máu (Hemodiafiltration, HDF Online)

Điều trị phối hợp giữa phương pháp lọc máu thông thường (hemodialysis, HD) với phương pháp HDF Online giúp kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân suy thận mạn.

Các Bước chuẩn bị chạy thận là gì?

Trước lần chạy thận đầu tiên từ vài tuần đến vài tháng, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật tạo đường vào mạch máu, nơi máu được lấy ra để lọc trong quá trình chạy thận và sau đó đưa máu trở lại cơ thể của người bệnh.

Có 3 phương pháp để tạo đường vào mạch máu:

  1. Nối thông động – tĩnh mạch tự thân (phẫu thuật AVF)
  2. Nối thông động – tĩnh mạch nhân tạo
  3. Đặt catheter tĩnh mạch

Trong các phương pháp này, phẫu thuật AVF tạo cầu nối thông động – tĩnh mạch tự thân (hay còn gọi là phẫu thuật tạo cầu tay) là lựa chọn tốt nhất để tạo đường vào mạch máu cho người bệnh cần lọc máu chu kỳ. Sau khi thăm khám, bác sĩ chuyên khoa Nội Thận sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp tạo đường vào mạch máu tối ưu nhất cho bệnh nhân.

Câu hỏi thường gặp

Xét nghiệm là cách duy nhất để xác thực tình trạng bệnh. Các dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng của bệnh thận mạn tính thường không dễ nhận biết. Có nhiều người mắc bệnh suy thận thường không biểu hiện triệu chứng gì cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Cần hẹn khám với bác sĩ Nội thận ngay khi phát hiện mình đang có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh thận. Phát hiện bệnh sớm có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối. Đối với người đang khỏe mạnh, hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của thận và mỗi năm thực hiện xét nghiệm tầm soát chức năng thận để kiểm tra.

Đơn vị lọc máu – Bệnh viện Đức Khang

Chăm sóc người bệnh suy thận giai đoạn cuối cần có bác sỹ chuyên khoa thận, bác sỹ dinh dưỡng, điều dưỡng chuyên về lọc máu, bác sỹ phẫu thuật mạch máu (hoặc phẫu thuật đặt catheter lọc màng bụng). Đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện Đức Khang sẽ giúp người bệnh lên kế hoạch điều trị lâu dài bắt đầu từ khi bệnh suy thận được chẩn đoán để phối hợp điều trị giữa các chuyên khoa. Bác sĩ sẽ giáo dục người bệnh về các phương pháp điều trị thay thế thận, đánh giá ưu và nhược điểm của từng phương pháp, cách thiết lập đường vào mạch máu để chuẩn bị chạy thận, giúp bệnh nhân hiểu rõ phương pháp chạy thận là gì trước khi bắt đầu quá trình điều trị. Trước và trong quá trình lọc máu, bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm máu thường quy, xét nghiệm về viêm gan do virus, xét nghiệm HIV và một số xét nghiệm khác để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.

Bệnh viện Đức Khang nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát, và điều trị tất cả các bệnh lý về Nội thận như suy thận cấp,  suy thận mạn,  suy thận giai đoạn cuối,  lupus ban đỏ,  viêm cầu thận,  hội chứng thận hư,  nhiễm trùng thận,  và theo dõi sau ghép thận.

Đội ngũ bác sĩ

Hemodialysis là gì

BS CKII Trần Thanh Bình

Bác sĩ Nội Tổng Hợp

Khoa Khám Bệnh, Phòng khám nội tiết, Phòng khám nội tổng hợp

Hemodialysis là gì

BS CKII Phạm Thị Chải

Bác Sĩ Nội Thận

Khoa Khám Bệnh, Phòng khám nội thận

Hemodialysis là gì

BS CKII Nguyễn Thị Thu Hà

Bác Sĩ Nội Thận

Khoa Khám Bệnh, Phòng khám nội thận

Hemodialysis là gì

BS Nguyễn Văn Tỉnh

Bác Sĩ Khoa Nội - Đơn Vị Lọc Máu

Khoa Nội, Đơn Vị Lọc Máu

Hemodialysis là gì

BS Nguyễn Văn Nhựt

Bác Sĩ Khoa Nội - Đơn Vị Lọc Máu

Khoa Nội, Đơn Vị Lọc Máu

Hemodialysis là gì

BS Trần Âu Quế Nhung

Bác Sĩ Khoa Nội - Đơn Vị Lọc Máu

Khoa Nội, Đơn Vị Lọc Máu

Đặt hẹn với Đơn Vị Lọc Máu

 Điền thông tin vào phiếu đặt hẹn TẠI ĐÂY

 Gọi vào Hotline Đơn Vị Lọc Máu 0931.888.457

 Trực tiếp đến đăng ký khám tại Bệnh viện Đức Khang

500 Ngô Gia Tự, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 1)

129A Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, TP. HCM (cổng số 2)

Nguồn tham khảo
  1. Dialysis. National Kidney Foundation. Available at: https://www.kidney.org/atoz/content/dialysisinfo . Accessed November 26, 2021.
  2. Dialysis. American Kidney Fund. Available at: https://www.kidneyfund.org/treatments/dialysis . Accessed November 26, 2021.
  3. Dialysis safety. Centers for disease control and prevention (CDC). Available at: https://www.cdc.gov/dialysis/index.html. Accessed November 26, 2021.