Hay trình bày và phân tích quy trình bảo quản củ khoai tây giống

So với hầu hết các loại rau củ khác, khoai tây là loại củ có thể đem bảo quản dễ dàng. Khi được bảo quản đúng cách, khoai tây ngon có thể để được vài tháng. Để giữ được các giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của khoai tây, dù là khoai mua trong siêu thị hay khoai tự trồng, thì việc hiểu rõ quy trình bảo quản khoai tây đúng cách là vô cùng cần thiết.

  1. 1

    Phân loại khoai tây. Sau khi mua khoai ở ngoài hoặc tự đào khoai trong vườn, bạn hãy dành một chút thời gian để phân loại chúng. Hãy lựa riêng những củ có dấu hiệu xấu bên ngoài như bị nứt vỏ và thâm. Những củ này không đem bảo quản được vì chúng sẽ héo nhanh và có thể khiến những củ khoai ngon bị héo theo. Với những củ có dấu hiệu xấu, bạn có thể áp dụng các cách sau:

    • Cắt bỏ phần bị hỏng, nứt hoặc thâm và đem sử dụng phần khoai tây còn lại trong vòng 1-2 ngày.
    • "Cứu" khoai tây (theo hướng dẫn ở dưới) để loại bỏ phần bị hỏng và kéo dài thời gian bảo quản.
    • Bỏ những củ khoai tây bị hỏng quá nặng hoặc bị héo.

  2. 2

    Bảo quản những củ khoai ngon ở nơi khô và tối. Sau khi phân loại, bạn hãy để khoai ngon ở nơi không có ánh sáng và không ẩm thấp như tầng hầm, hầm rượu, tủ bếp riêng biệt. Độ ẩm và ánh sáng có thể khiến khoai chuyển màu xanh và/hoặc bị héo.

    • Ngoài ra, bạn phải để khoai tây được thoáng khí. Hầu hết khoai tây đều được bán trong túi lưới để không khí có thể lưu thông. Bạn nên để khoai trong túi lưới, không nên cho vào hộp bảo quản kín khí.
    • Nếu bạn tự thu hoạch khoai tây, hãy xếp khoai trong rổ đan hoặc hộp thoáng khí. Nhớ đặt một tờ báo vào giữa từng lớp khoai và lên trên lớp khoai cuối cùng.

  3. 3

    Giữ nhiệt độ lạnh. Khoai tây nên được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 10 độ C. [1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Khoai tây nên được để ở nhiệt độ từ 2-4 độ C để bảo quản được lâu. Bảo quản ở nơi lạnh và tối như tầng hầm hoặc hầm rượu là tốt nhất.

    • Lưu ý rằng nhiệt độ trong tủ lạnh là quá lạnh để bảo quản khoai tây và có thể làm mất đi hương vị của khoai. Bạn hãy đọc thông tin bên dưới để biết thêm chi tiết.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Kiểm tra khoai tây định kỳ để phát hiện dấu hiệu của khoai hỏng. Khi được bảo quản bằng các phương pháp ở trên, khoai tây có thể để đến vài tháng mà không bị hỏng. Tuy nhiên, cứ mỗi vài tuần, bạn nên kiểm tra sơ để phát hiện dấu hiệu khoai gặp "vấn đề". Một củ khoai tây bị héo có thể ảnh hưởng đến những củ xung quanh. Vì vậy, việc sớm loại bỏ những củ khoai hỏng là rất cần thiết. Dấu hiệu của khoai tây bị hỏng bao gồm:

    • Chuyển màu xanh: Khoai tây có màu xanh. Khi để lâu, phần thịt khoai tây sẽ bị mềm và hơi khô. Khoai chuyển màu xanh thường là do tiếp xúc với ánh sáng. Nếu khoai chỉ mới hơi bị xanh, bạn hãy cắt bỏ phần màu xanh bên ngoài trước khi dùng để chế biến món ăn.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Mọc mầm: Phần "mầm" giống như chồi bắt đầu mọc ra khỏi củ khoai. Dấu hiệu này thường đi kèm với tình trạng khoai bị xanh/mềm. Nếu khoai không quá mềm hoặc xanh, bạn hãy cắt bỏ phần mầm trước khi đem đi chế biến.
    • Khoai héo: Khoai tây có dấu hiệu phân hủy thấy rõ như mùi hôi, kết cấu mềm và/hoặc bị dập. Hãy vứt bỏ những củ khoai héo và cả phần giấy báo tiếp xúc với chúng.

  5. 5

    Cứu khoai tây để bảo quản trong thời gian dài. Nếu muốn bảo quản khoai tây lâu hơn nữa, bạn hãy thử bí quyết dưới đây. Phương pháp này cũng có thể áp dụng đối với những củ khoai tây bị hỏng ít hoặc sắp bị héo. Các vết cắt hoặc vết thâm nhỏ thường sẽ lành lại sau khi khoai tây "được cứu". Để cứu khoai tây, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:

    • Xếp khoai tây trên một lớp giấy báo và để ở nơi khô và tối.
    • Tăng nhiệt độ lên 10-15 độ C, hơi cao hơn nhiệt độ bình thường để bảo quản khoai tây.
    • Để yên khoai tây ở nơi bảo quản. Sau khoảng 2 tuần, vỏ khoai sẽ dày lên và khô. Lúc này, bạn hãy quét sạch bụi bẩn trên vỏ khoai và đem bảo quản theo hướng dẫn ở trên. Lưu ý nên hạ thấp nhiệt độ xuống một chút khi bảo quản.

  1. 1

    Không rửa khoai tây trước khi bảo quản. Mặc dù việc "rửa sạch" có vẻ sẽ giúp khoai khó bị héo hơn nhưng thực ra không phải vậy. Để khoai tây tiếp xúc với hơi ẩm sẽ rút ngắn thời gian bảo quản và khiến khoai dễ bị héo hơn. Vì vậy, bạn nên giữ cho củ khoai được khô ráo hết mức có thể trước và trong quá trình bảo quản. [4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu vỏ khoai bị dính bẩn, bạn hãy để bụi bẩn khô lại rồi dùng bàn chải khô quét các mảng đất lớn đi. Bạn có thể (và nên) rửa sạch khoai ngay trước khi dùng để chế biến món ăn.

  2. 2

    Không bảo quản khoai tây trong tủ lạnh. Như đã lưu ý ở trên, nhiệt độ trong tủ lạnh là quá lạnh để có thể bảo quản khoai tây được tốt. Nhiệt độ lạnh sẽ làm tinh bột trong khoai tây biến thành đường, khiến khoai có vị ngọt không ngon. Bảo quản khoai tây trong tủ lạnh còn ảnh hưởng đến màu sắc của khoai. [5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu cho khoai vào tủ lạnh, bạn hãy để khoai được ấm dần lên bằng nhiệt độ phòng trước khi dùng để chế biến món ăn. Cách này sẽ giúp làm giảm (nhưng không loại bỏ hoàn toàn) tình trạng đổi màu của khoai.

  3. 3

    Không bảo quản hở khoai tây đã cắt. Khi đã cắt khoai tây ra, bạn nên đem chế biến càng sớm càng tốt. So với lớp vỏ cứng, phần thịt củ lộ ra khó được bảo quản tốt bằng. Nếu lỡ cắt quá nhiều khoai và không thể nấu ngay, bạn hãy cho khoai vào nước lạnh ngập 3-5 cm. Như vậy có thể bảo quản khoai tây thêm được 1 ngày mà không làm thay đổi màu sắc hoặc kết cấu của khoai. [6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Không bảo quản khoai tây cùng hoa quả. Nhiều loại hoa quả như táo, lê và chuối tiết ra chất hóa học ethylene. Loại khí này đẩy nhanh quá trình chín (bạn sẽ thấy hoa quả thường chín nhanh hơn khi đặt chung một chỗ). Khí ethylene có thể khiến khoai nảy mầm sớm nên bạn hãy bảo quản hoa quả riêng.

  • Nếu mùa xuân đến và trong vườn vẫn còn khoai tây sót lại, bạn hãy dùng chúng để trồng vụ khoai mới.
  • Nếu khoai tây bị ngọt trong quá trình bảo quản, bạn hãy chuyển chúng sang nơi ấm hơn (nhưng vẫn phải tối và khô) khoảng 1 tuần trước khi dùng để chế biến. Đường trong khoai tây sẽ bắt đầu chuyển hóa lại thành tinh bột và giảm vị ngọt. [7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 10 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 31.655 lần.

Chuyên mục: Trái cây và rau củ

Trang này đã được đọc 31.655 lần.

Trang chủ / Rau củ quả / Khoai tây

Theo ông Ðỗ Khắc Hùng, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm ứng dụng KHCN tỉnh, bảo quản khoai tây giống bằng kho lạnh sẽ đem lại hiệu quả hao hụt thấp (chỉ bằng 1/10 hao hụt của kho tán xạ), chất lượng củ giống cao năng suất cao hơn khoảng 20%  và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với khoai bảo quản bằng kho tán xạ. Ðây là giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trong nhà của nông dân do dàn khoai giống liền kề với phòng ngủ.Ðể xây dựng kho, lắp đặt dàn máy lạnh có hiệu quả cần có sự tư vấn của cơ quan chuyên môn hoặc kinh nghiệm các địa phương đã xây dựng và đưa vào sử dụng kho lạnh bảo quản.

Quy trình bảo quản khoai tây giống bằng kho lạnh theo các bước sau:

Bước 1: Sau khi thu hoạch tiến hành phân loại, đóng khoai vào bao tải loại mắt thưa, mỗi bao khoảng 20kg và xếp vào kho. Xếp thành từng khối, cách nhau khoảng 20 – 30 cm để không khí lưu thông trong kho. Thời gian từ khi thu hoạch đến khi xếp khoai vào kho khoảng 7 ngày, không nên để khoai quá lâu.Bước 2: Vận hành máy: Giai đoạn đầu hạ nhiệt độ xuống dần dần, mỗi ngày hạ 1,50C. Ban đầu nhiệt độ trong kho bằng nhiệt độ ngoài trời (ví dụ 270C) hạ nhiệt độ xuống 180C, thời gian khoảng 6 ngày. Giai đoạn này làm cho khoai quen dần với nhiệt độ thấp và làm ráo vỏ khoai. Giai đoạn 2: Làm lành vết xước. Duy trì nhiệt độ trong kho nhiệt độ 180C trong thời gian 14 ngày. Giai đoạn này làm cho khoai lành các vết xước và chắc vỏ củ. Giai đoạn 3: Làm lạnh. Hạ nhiệt độ xuống dần dần, mỗi ngày xuống 1độ C, từ 180C xuống 30C - 40C, thời gian làm là 14 ngày. Giai đoạn 4: Bảo quản, duy trì và bảo quản nhiệt độ trong kho 30C - 40C suốt thời gian bảo quản (khoảng từ 150-200 ngày). Ở nhiệt độ này khoai ngủ, nghỉ không mọc mầm. Giai đoạn 5: Phục hồi, trước thời vụ trồng khoảng 25 ngày thì tiến hành nâng cao dần nhiệt độ trong kho, mỗi ngày tăng 20C, từ 40C nâng lên 180C. Ở nhiệt độ 180C duy trì trong 2 ngày, sau đó tiếp tục nâng nhiệt độ, mỗi ngày 20C, từ 180C lên bằng nhiệt độ ngoài trời. Giai đoạn phục hồi khoảng 12 ngày, thời gian này làm cho khoai quen dần với nhiệt độ cao và chuẩn bị mọc mầm. Ðộ ẩm trong kho đạt 90 – 95%.  Sau phục hồi khoảng 7 – 10 ngày là khoai mọc mầm. Mầm đỉnh và mầm bên đều mọc và mọc nhanh. Nên chuyển khoai về nơi trồng khi khoai mới nhú mầm vì nếu để mầm dài, mầm dễ bị dập trong khi vận chuyển.Một số địa chỉ cung ứng thiết bị và tư vấn xây dựng kho lạnh tin cậy như: Trung tâm nghiên cứu Cây có củ - Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam; Bộ môn nghiên cứu Cây có củ -  Viện cây lương thực thực phẩm, Gia Lộc - Hải Dương; Liên hiệp ứng dụng và Phát triển công nghệ thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam…

Trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã có khoảng hơn 100 kho lạnh bảo quản khoai tây giống ứng dụng công nghệ bảo quản lạnh. Hai huyện Ðông Hưng và Vũ Thư có số lượng kho bảo quản lạnh nhiều nhất. Ông Ðỗ Khắc Hùng, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm ứng dụng KHCN, Sở KHCN Thái Bình cho biết thêm: ngoài tính năng, tác dụng bảo quản khoai tây giống, kho lạnh bảo quản còn có thể là nơi chứa thực phẩm như rau, củ, quả sạch hoặc thủy hải sản...trước khi xuất khẩu. Mỗi địa phương nên đầu tư xây dựng một hoặc vài kho lạnh để có thể bảo quản không chỉ là khoai tây giống, mà còn dùng để bảo quản các mặt hàng nông sản, thực phẩm sạch khác trong quá trình hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Hay trình bày và phân tích quy trình bảo quản củ khoai tây giống

Hộp nhựa nuôi cua lột được làm từ nhựa pp chịu được va đập, nắng nóng. Lợi ích là tận dụng thức ăn (cá rô phi, cá tạp …), diện tích ao có sẵn, cải thiện môi trường đất, nước …

Hay trình bày và phân tích quy trình bảo quản củ khoai tây giống

Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …

Hay trình bày và phân tích quy trình bảo quản củ khoai tây giống

Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ Composite, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.