Hay lấy một ví dụ về câu văn sử dụng sai phong cách ngôn ngữ

2. Lỗi sử dụng từ sai phong cách


Dùng từ sai phong cách nghĩa là dùng từ không hợp văn cảnh, hồn cảnh tiếp khơng theo nghi thức. Hồn cảnh giao tiếp theo nghi thức đòi hỏi ngơn ngữ được
sử dụng trong đó phải trang trọng, nghiêm túc, hồn chỉnh, có tính gọt giũa. Còn hồn cảnh giao tiếp khơng theo nghi thức còn gọi là hồn cảnh giao tiếp thân mật,
khơng mang tính chính thức xã hội cho phép dùng ngôn từ tự do, thoải mái thậm chí tuỳ tiện. Nếu người nói người viết khơng nắm vững điều này thì anh ta dễ dàng
mắc lỗi phong cách. So với các kiểu lỗi khác, kiểu lỗi này nghiêm trọng hơn ở chỗ là nó ít nhất
cũng phá vỡ tính thống nhất trong giọng điệu chung của tồn văn bản. ấy là còn chưa kể đến những băn khoăn khó tránh khỏi của người đọc, người nghe về tầm
vóc văn hố của chủ thể phát ngơn. Ví dụ 1:
Cô gái da bánh mật với tấm bikini hai mảnh xinh quá là xinh nhoẻn miệng cười...
Nếu đây là hoàn cảnh giao tiếp thân mật, gần gũi, trong một phạm vi hẹp thì viẹc dùng ngữ Xinh quá là xinh được chấp nhận. Nhưng câu nói trên là của một nhà
báo nên theo chúng tôi phải thay bằng từ: rất xinh. Ví dụ 2:
Ơng giám đốc cơng ty thương mại bia Hà Nội cho biết: mỗi ngày nhà máy bia Hà Nội sản xuất ra 25 nghìn lít bia hơi, trong khi mỗi ngày lượng bia hơi tiêu thụ
của thành phố là...100 nghìn lít, vì thế người ta có pha phách các loại bia hơi khác vào bia hơi Hà Nội để bán là điều khơng kiểm sốt được.
8
Câu trên khơng chỉ phạm lỗi lặp từ mà có cả lỗi phong cách. Đó là sự nhầm lẫn giữa phong cách sinh hoạt tự nhiên với phong cách báo chí. Trong báo chí
khơng nên sử dụng những từ ngữ kiểu như văn nói trừ những trường hợp đặc biệt. Chúng tơi sẽ sửa “pha phách” là “pha”. Cả hai từ đều có nghĩa là trộn lẫn vào nhau
theo một tỷ lệ nhất định để tạo thành một hỗn hợp nào đó. Nhưng từ “pha phách” rõ ràng mang tính khẩu ngữ hơn. Do vậy cần tránh những cách dùng từ như thế này.
Sửa lại:Ơng giám đốc cơng ty thương mại bia Hà Nội cho biết: mỗi ngày nhà máy sản xuất ra 25 nghìn lít, trong khi mỗi ngày lượng tiêu thụ của thành phố
là...100 nghìn lít. Vì thế người ta có pha các loại bia hơi khác vào bia hơi Hà Nội để bán là điều khơng kiểm sốt được.
Ví dụ 3: Ban tổ chức dỡ tấm nilon phủ ngoài và xẻo chả.
tr2, số 38, 2003 “Xẻo” với nghĩa là cắt gọn ra thành miếng, một phần nhỏ. Tuy nhiên dùng
“xẻo” trong phong cách viết thì khơng hay lắm. Sửa lại: Có thể thay “xẻo” bằng “cắt”.
Ban tổ chức dỡ tấm nilon phủ ngoài và cắt chả.

NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT

I- KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1.Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp

-Về ngữ âm và chữ viết: cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt, viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.

-Về từ ngữ: cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.

-Về ngữ pháp: cần đặt câu theo đúng quy tắc ngữ pháp, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa. Đồng thời cần phải sử dụng một cách linh hoạt các biện pháp liên kết câu nhằm làm cho các câu trong văn bản được chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc và thống nhất.

-Về phong cách ngôn ngữ: cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.

2.Sử dụng tiếng Việt hay và hiệu quả trong giao tiếp

Khi nói và viết, chẳng những cần sử dụng tiếng Việt đúng theo các chuẩn mực của nó mà còn có thể sử dụng một cách sáng tạo. Sử dụng sáng tạo và linh hoạt tiếng Việt là vận dụng các phương thức và các quy tắc chung của tiếng Việt theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.

II- HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

1.Sửa lỗi về ngữ âm và chữ viết.

a.Hãy phát hiện lỗi về chữ viết (chính tả) và chữa lại cho đúng:

-Không giặc quần áo ở đây.

-Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi.

-Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi.

b.Đọc đoạn hội thoại sau đây giữa một người cháu (ở thành phố) với một người bác (ở nông thôn ra chơi) và phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân:

-Thế tại sao đang ở thành phố, bác lại về nhà quê?

-À.., chuyện ấy thì dài lắm. Nhẩn nha rồi bác kể. Dưng mờ… chẳng qua cũng là do cái duyên, cái số… Gì thế, cháu?

-Bác nói giọng nó khang khác thế nào ấy.Trời bác nói là giời […]. Nhưng

bác nói là dưng mờ. Bảo bác nói là bẩu.

-Ăn nước ở đâu nói giọng ở đó mờ, cháu…

(Ma Văn Kháng,Heo may gió lộng)

Gợi ý: Lỗi mà các câu trên đã mắc là:

a.Các từ bị phát âm sai dẫn đến viết sai chuẩn.

-giặt —> giặc: nói và viết sai phụ âm cuối.

-ráo —> dáo: nói và viết sai phụ âm đầu.

-lẻ, đổi —> lẽ, đỗi: nói và viết sai thanh điệu (sai dấu thanh).

b.Lời nói của nhân vật bà bác trong đoạn văn của Ma Văn Kháng có nhiều từ ngữ nói theo âm địa phương, khác với âm trong ngôn ngữ chung: dưng mờ (nhưng mà), mờ (mà), bẩu (bảo), giời (trời). Các từ địa phương loại này nếu không dùng với mục đích sáng tạo nghệ thuật thì rõ ràng không nên khuyến khích sử dụng trong giao tiếp vì nếu được sử dụng nó sẽ cản trở quá trình giao tiếp. Trong thực tế, rất cần tiến tới thống nhất về phát âm và chữ viết theo chuẩn ngôn ngữ chung, , khắc phục những lỗi phát âm địa phương, để quá trình giao tiếp giữa mọi người diễn ra hiệu quả.

2.a. Hãy phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong các câu sau:

(1) Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.

(2) Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng.

(3) Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần.

(4) Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa Dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.

b.Lựa chọn những câu dùng từ đúng trong các câu sau:

(1)Anh ấy cố một yếu điểm: không quyết đoán trong công việc.

(2)Điểm yếu của họ là thiếu tinh thần đoàn kết.

(3)Bọn giặc đã ngoan cố chống trả quyết liệt.

(4)Bộ đội ta đã ngoan cường chiến đấu suốt một ngày đêm.

(5)Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh, cho nên có thể nói đó là thứ tiếng rất linh động, phong phú.

Gợi ý: t

a.Các lỗi sai về từ ngữ trong các câu là:

-Câu (1): dùng từ sai về cấu tạo: chót lọt. Cần thay bằng từ chót

-Câu (2): nhầm lẫn từ Hán Việt gần âm, gần nghĩa: truyền tụng. Cần chữa lại là: truyền thụ hoặc truyền đạt.

-Câu (3): Sai về kết hợp từ, thông thường, người ta chỉ nói hoặc viết là “mắc các bệnh truyền nhiễm”, chứ không thể là “chết các bệnh truyền nhiễm”, Cần chữa là: Số người mắc và chết vì các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần.

-Câu (4): Câu này cũng sai về kết hợp từ: viết “bệnh nhân được điều trị” thì đúng, nhưng nếu viết “bệnh nhân được pha chế” thì sai. Cần chữa lại, chẳng hạn như: Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa Dược đã pha chế.

b.Lựa chọn những câu đúng:

-Các câu (2), (3), (4) là những câu đúng.

-Câu (1) sai từ “yếu điểm”, cần chữa thành “điểm yếu”.

-Câu (5) sai từ “linh động”, cần chữa thành “sinh động”.

3.a Hãy phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong các câu sau:

(1)Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.

(2)Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình.

b.Lựa chọn những câu văn đúng trong các câu sau:

(1)Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.

(2)Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.

(3)Có được ngôi nhà, bà sống hạnh phúc hơn.

(4)Ngôi nhà đã mang lại niềm hạnh phúc cho cuộc sống của bà.

c.Từng câu trong đoạn văn sau đều đúng, nhưng đoạn văn không có được tính thống nhất, chặt chẽ. Hãy phân tích lỗi và chữa lại.

Thuý Kiều và Thuý Vân đều là con gái của ông hà Vương viên ngoại. Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống hoà thuận hạnh phúc với cha mẹ. Họ sốngêm ấm dưới một mái nhà, cũng có những nét xinh đẹp tuyệt vời. vẻ đẹp của Kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Vân có nét đẹp đoan trang thuỳ mị.Còn về tài thì nàng hơn hẳn Thuý Vân. Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.

Gợi ý:

a.Phát hiện và sửa lỗi về ngữ pháp trong các câu đã cho:

-Câu (1): lỗi của câu này là người viết không phân định rõ các thành phầntrạng ngữ và chủ ngữ của câu. Có thể nêu ra mấy cách chữa sau (tuỳ thuộc vào vị trí của câu trong văn bản, vào mối quan hệ của câu này với những câu khác trong văn bản mà lựa chọn cho phù hợp):

+ Bỏ từ “qua” ở đầu câu.

+ Bỏ từ “của” và thay vào đó bằng dấu phẩy.

+ Bỏ cụm từ “đã cho thấy” và thay vào đó bằng dấu phẩy, đồng thời thêm mộtvị ngữ vào cuối câu.

-Câu (2): Cả câu này mới chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài, chưa đủ các thành phần chính của câu. Cần chữa bằng cách tạo cho câu có đủ hai thành phần chính. Có thể chữa theo một trong những cách sau:

+ Đó là lòng tin tưởng sâu sắc của các thế hệ cha anh vào lực lượng mãng non xung kích, những lớp người sẽ tiếp bước mình. (Thêm chủ ngữ cho câu).

+ Lòng tin tưởng sâu sắc của cấc thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích, những lớp người sẽ tiếp bước họ, đã được biểu hiện trong tác phẩm. (Thêm vị ngữ cho câu).

b.Chọn câu đúng.

Câu (1) sai vì người viết đã không phân định được rõ thành phần phụ trạng ngữ với chủ ngữ của câu. Các câu sau đều là những câu đúng.

c.Nhận xét về đoạn văn:

-Đoạn văn này tập hợp toàn những câu đúng nhưng cả đoạn vẫn không có được tính thống nhất, chặt chẽ vì các câu chưa có mối liên hệ với nhau. Giữa các câu còn khá lộn xộn và thiếu liên kết lô gích.

-Cách sửa: Cần sắp xếp lại các câu, các vế câu và thay đổi một số từ ngữ để ý của đoạn văn mạch lạc và phát triển theo trình tự hợp lí. Chẳng hạn:

Thuý Kiều và Thuý Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, hoà thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, vẻ đẹp củanàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. cỏn Thuý Vân có nét đẹp đoan trang, thuỳ mị. về tài thì Thuý Kiểu hơn hẳn Thuý Vân. Thế nhưng, nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.

4.a.Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ:

-Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông:

(1)Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông.

-Trong một bài văn nghị luận:

(2) “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng, nhân đạo hết sức là cao đẹp.

b.Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn sau đây:

Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù; bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù.

(Nam Cao, Chí Phèo)

(Chú ý cách dùng các từ xưng hô, từ ngữ đưa đẩy, thành ngữ, tục ngữ, cách nói ấp úng,… của Chí Phèo).

Những từ ngữ và cách nói như trên có thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị được không? Vì sao?

Gợi ý:

a.Lỗi sai trong các câu là:

-Câu (1): Sai từ hoàng hôn. Hoàng hôn tuy có nghĩa là buổi chiều tà (chiều muộn), nhưng thông thường nó chỉ dùng trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật hoặc trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, không thể dùng trong biên bản hành chính. Có thể bỏ từ này bởi đằng sau nó đã có từ ngữ chỉ thời gian một cách chính xác (lúc 17h30).

-Câu (2): Lỗi sai nằm ở từ hết sức. Hết sức là từ chỉ mức độ cao (tương đương với rất, vô cùng…) nhưng chỉ dùng trong ngôn ngữ nói thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Đây là văn bản nghị luận, nên cần thay thế từ này bằng từ rất hoặc vô cùng.

b.Lời thoại của Chí Phèo trong đoạn văn của Nam Cao có nhiều từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt như:

-Các từ xưng hô: bẩm, cụ, con.

-Thành ngữ: trời tru đất diệt, một thước cắm dùi không có.

-Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: sinh ra, có dám nói gian, quả, về làng về nước, chả làm gì nên ăn,…

Các từ ngữ trên không thể dùng trong một lá đơn đề nghị, dù mục đích lời nói của Chí Phèo cũng là khẩn cầu, giống mục đích của một đơn đề nghị. Đơn đề nghị là văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính. Vì vậy, cách dùng từ và diễn đạt phải khác lời nói, phải đảm bảo sự trang trọng và nghiêm túc.

5.Trong câu tục ngữ “Chết đứng còn hơn sống quỳ”, các từ đứng và quỳ được dùng với nghĩa chuyển. Chúng không biểu hiện các tư thế của thân thể con người, mà theo phép ẩn dụ, chúng biểu hiện nhân cách, phẩm giá: “chết đứng”là chết hiên ngang, có khí phách cao đẹp, còn “sống quỳ” là sống luồn cúi, quy luỵ, hèn nhát. Dùng từ đứng và quỳ như vậy làm cho câu văn vừa mang tính hình tượng lại vừa mang tính biểu cảm (Ví dụ nếu ta thay thế bằng câu Chết vinh còn hơn sống nhục thì câu này mới chỉ thể hiện được sắc thái biểu cảm. Tính hình tượng của câu tục ngữ sau này rõ ràng mờ nhạt hơn).

6.Phân tích hiệu quả biểu đạt của việc dùng ẩn dụ và so sánh trong câu sau:

Chứng ta luôn nằm trong lòng chiếc nôi xanh của cây cối, đó là cái máy điều hoà khí hậu của chúng ta.

(Nguyễn Bá Cát – Lã Vĩnh Quyên, Sức khoẻ thanh niên)

Gợi ý trả lời: Hai cụm từ chiếc nôi xanh và cái mấy điều hoà khí hậu đều nhằm biểu thị chức năng của cây cối, nhưng cách nói này rõ ràng mang tính hình, tượng và biểu cảm hơn. Chiếc nôi và máy điều hoà đều là những vật giúp ích cho con người. Vì thế, người viết dùng chúng để biểu hiện cho chức năng của cây cối sẽ làm cho câu văn vừa có tính cụ thể, vừa gợi liên tưởng sinh động, lại vừa tạo được xúc cảm thẩm mĩ cho người đọc.

7.Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh viết:

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không cố gươm thi dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước.

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2000)

Hãy phân tích giá trị nghệ thuật của phép điệp, phép đối, của nhịp điệu câu văn.

Gợi ý: Trong đoạn văn trên, Bác đã dùng phép đối và phép điệp (Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dàng gươm…) để nhấn mạnh ý. Đồng thời, đoạn văn cũng có nhịp điệu dứt khoát và khoẻ khoắn (Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, khônq có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc,…). Sự kết hợp giữa các biện pháp tu từ và nhịp điệu của các câu văn đã tạo cho lời kêu gọi có được một âm hưởng hùng hồn, vang dội. Theo đó, nó tác động mạnh mẽ đến người nghe, người đọc, khiến người nghe, người đọc thực sự cũng cảm thấy giục giã và khát khao được hành động.

III- HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1.Lựa chọn những từ ngữ viết đúng trong các trường hợp sau:

Bàn hoàng/bàng hoàng; chất phát/chất phác; bàn quan/bàng quan; lãng mạn/ lãng mạng; hiu trí/ hưu trí; uống riệu/uống rượu; trau chuốt/ chau chuốt; lồng làn/ nồng nàn; đẹp đẽ/đẹp đẻ; chặc chẻ/ chặt chẽ.

Những từ viết đúng là: bàng hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ.

2.Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm của từ lớp (thay cho từ hạng) và của từ sẽ (thay cho từ phải) trong bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (trong bản thảo Di chúc, lúc đầu dùng từ hạng, phải, sau đó gạch bỏ):

-Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là [hạng] lớp người “xưa nay hiếm ”…

-Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi [phải] sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và cấc vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi khỏi cảm thấy đột ngột.

(Bút tích “Di chúc ” của Chủ tịch Hổ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, 2000)

Gợi ý: Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm của:

-Từ lớp: dùng để phân biệt người theo tuổi tác, thế hệ, không có nét nghĩa xấu. Còn từ hạng phân biệt người theo phẩm chất tốt – xấu, mang nét nghĩa xấu (khi dùng với người). Vì thế, trong phạm vi của câu văn này, từ lớp có nét nghĩa phù hợp hơn.

-Tương tự như vậy: từ phải trong câu sau mang nét nghĩa “bắt buộc”, “cưỡng bức” nặng nề, không phù hợp với sắc thái ý nghĩa “nhẹ nhàng, vinh hạnh” của việc “đi gặp các vị cách mạng đàn anh”, ngược lại từ sẽ có nét nghĩa nhẹ nhàng, phù hợp hơn. Do đó ở câu văn này Bác đã chủ động thay thế từ phải bằng từ sẽ.

3.Phân tích chỗ đúng, chỗ sai của các câu và của đoạn văn sau:

Trong ca dao Việt Nam những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.

Gợi ý: Đoạn văn tập hợp tất cả các câu văn tuy đều nói về tình cảm của con người trong ca dao nhưng vẫn mắc những lỗi sau:

-Có thể coi câu đầu của đoạn văn là câu chủ đề của toàn đoạn. Thế nhưng ý nghĩa của câu này (nói về tình yêu nam nữ) và những câu sau (nói về những tình cảm khác) lại không nhất quán với nhau.

-Từ họ trong các câu 2 và câu 3 không rõ thay thế cho cụm từ nào ở câu trước đó.

Có thể chữa lại đoạn văn trên như sau:

Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ là nhiều nhất, nhưg còn có nhiều bài thể hiện những tình cảm khác. Những con người bình dân trong ca dao yêu tha thiết gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.

4.Câu văn sau được tổ chức mạch lạc theo cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt (chủ ngữ – vị ngữ – bổ ngữ – thành phần phụ chú), đồng thời cũng đậm đà sắc thái biểu cảm và có tính hình tượng cụ thể. Hãy phân tích và làm sáng tỏ điều đó.

Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị dã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.

(Theo Anh Đức, Hòn Đất)

Gợi ý: Câu văn của nhà văn Anh Đức có tính hình tượng cụ thể và tính biểu cảm cao là nhờ: dùng quán ngữ tình thái (biết bao nhiêu), dùng các từ ngữ miẻu tả âm thanh và hình ảnh gợi liên tưởng sinh động (oa oa cất tiếng khóc đầu tiên), dùng hình ảnh ẩn dụ (quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị).

Câu văn hay vì vừa phù hợp với các chuẩn mực ngôn ngữ, lại vừa có tính nghệ thuật cao. Nó là một ví dụ cụ thể và sinh động vể việc sử dụng sáng tạo tiếng Việt, tạo hiệu quả cao trong giao tiếp.

5.HS xem lại bài làm văn số 4 của mình, phát hiện các loại lỗi (nếu có) theo phần lí thuyết vừa được học và tự sửa lại.

XEM THÊM HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY

Các phong cách ngôn ngữ văn bản

Bài học hôm nay Admin sẽ hệ thống kiến thức về 6 phong cách ngôn ngữ văn bản, cách phân biệt các phong cách ngôn ngữ, cách làm câu đọc hiểu: Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản. Có 6 phong cách ngôn ngữ sau :
+ Phong cách ngôn ngữ Sinh hoạt
+ Phong cách ngôn ngữ Nghệ thuật
+ Phong cách ngôn ngữ Báo chí
+ Phong cách ngôn ngữ Chính luận
+ Phong cách ngôn ngữ Hành chính
+ Phong cách ngôn ngữ Khoa học

  1. Kiến thức các loại phong cách chức năng ngôn ngữ trong văn bản

    Cập nhật ngày 11/10/2019 - Tác giả: Tâm Phương

    Kiến thức các loại phong cách chức năng ngôn ngữ trong văn bản. Đọc tài liệu sưu tầm, tổng hợp các loại phong cách chức năng ngôn ngữ của lớp 12: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, hành chính, khoa học.

    Mục lục nội dung
    • 1. Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt
    • 2. Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật
    • 3. Phong cách chức năng ngônngữ chính luận
    • 4. Phong cách chức năng ngôn ngữ khoa học
    • 5. Phong cách chức năng ngôn ngữ báo chí
    • 6. Phong cách chức năng ngôn ngữ hành chính - công vụ
    Mục lục bài viết

    Để học tốt môn Ngữ văn lớp 12, mời các em tham khảo bàiHệ thống các loại phong cách chức năng ngôn ngữ trong văn bảnđược tổng hợp bởi Đọc Tài Liệu:

    Hệ thống các loại phong cách chức năng ngôn ngữ lớp 12 đầy đủ nhất

    Hệ thống kiến thức về 6 phong cách ngôn ngữ văn bản, cách phân biệt các phong cách ngôn ngữ, cách làm câu đọc hiểu: Xác định phong cách ngôn ngữvăn bản. Có 6 phong cách ngôn ngữ chính sau :

    • Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt
    • Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật
    • Phong cách chức năng nông ngữ chính luận
    • Phong cách chức năng ngôn ngữ khoa học
    • Phong cách chức năng ngôn ngữ báo chí
    • Phong cách chức năng ngôn ngữ hành chính - công vụ

    1. Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt

    a/ Ngôn ngữ sinh hoạt:

    - Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,… đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

    - Có 2 dạng tồn tại:

    + Dạng nói

    + Dạng viết: nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…

    Ví dụ:

    “Hắn hầm hầm, chĩa vào mặt mụ bảo rằng:

    - Cái giống nhà mày không ưa nhẹ! Ông mua chứ ông có xin của nhà mày đâu! Mày tưởng ông quỵt hở? Mày thử hỏi cả làng xem ông có quỵt của đứa nào bao giờ không?...”

    (Chí Phèo - Nam Cao)

    b/ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

    - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,...

    - Đặc trưng:

    + Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp…

    + Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,..

    + Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể thấy được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp,…

    Xem chi tiết hướng dẫn soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

    2/ Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật

    a/ Ngôn ngữ nghệ thuật:

    - Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.

    - Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: chức năng thông tin và chức năng thẩm mĩ.

    - Phạm vi sử dụng:

    + Dùng trong văn bản nghệ thuật: ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí…); ngôn ngữ trữ tình (ca dao, vè, thơ…); ngôn ngữ sân khấu (kịch, chèo, tuồng…)

    + Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn tồn tại trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hằng ngày…

    Ví dụ:

    "Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng

    Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

    Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

    Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời"

    (Chiều xuân - Anh Thơ)

    b/ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

    - Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương, nó không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp.

    - Đặc trưng:

    + Tính hình tượng:

    • Hình tượng là cái được gợi ra từ cái cụ thể của ngôn từ biểu đạt thông qua sự liên tưởng của người nghe, người đọc.
    • Ngôn ngữ có tính hình tượng không chỉ miêu tả sự vật hiện tượng mà còn gợi cho người nghe, người đọc những liên tưởng khác, ngoài sự vật hiện tượng được miêu tả trực tiếp đó => Hệ quả: tính đa nghĩa, tính hàm súc.
    • Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp…

    + Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc.

    + Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm.

    3/ Phong cách chức năng ngônngữ chính luận

    a/ Ngôn ngữ chính luận:

    - Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,... nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,... theo một quan điểm chính trị nhất định.

    - Có 2 dạng tồn tại: dạng nói và dạng viết.

    Ví dụ:

    "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”

    (Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh)

    b/ Các phương tiện diễn đạt:

    - Về từ ngữ: sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị; ngược lại, nhiều từ ngữ chính trị có nguồn gốc từ văn bản chính luậnnhưng được dùng rộng khắp trong sinh hoạt chính trị nên đã thấm vào lớp từ thông dụng, người ta không còn quan niệm đó là từ ngữ lí luận nữa (đa số, thiểu số, dân chủ, bình đẳng, tự do,...)

    - Về ngữ pháp: Câu thường có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận. Liên kết các câu trong văn bản rất chặt chẽ (Vì thế, Do đó, Tuy... nhưng....)

    - Về các biện pháp tu từ: sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng sức hấp dẫn cho lí lẽ, lập luận.

    c/ Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận:

    Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.

    - Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở. Vì vậy, từ ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, tránh dùng từ ngữ mơ hồ; câu văn mạch lạc, tránh viết câu phức tạp, nhiều ý gây những cách hiểu sai.

    - Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ: vì thế, bởi vây, do đó, tuy... nhưng..., để, mà,....

    - Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.

    4/ Phong cách chức năng ngôn ngữ khoa học

    a/ Văn bảnkhoa học và ngôn ngữ khoa học:

    - Văn bảnkhoa học gồm 3 loại:

    + Văn bảnkhoa học chuyên sâu: dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học (chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận,…)

    + Văn bảnkhoa học và giáo khoa: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,… Nội dung được trình bày từ thấp đến cao, dễ đến khó, khái quát đến cụ thể, có lí thuyết và bài tập đi kèm,…

    + Văn bảnkhoa học phổ cập: báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật,… nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho mọi người, không phân biệt trình độ -> viết dễ hiểu, hấp dẫn.

    - Ngôn ngữ khoa học: là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là các văn bảnkhoa học. Tồn tại ở 2 dạng: nói (bài giảng, nói chuyện khoa học,…)và viết (giáo án, sách, vở,…)

    Ví dụ:

    “Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virut gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột (cấp tính), lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia…”

    b/ Đặc trưng phong cách ngôn ngữkhoa học:

    - Tính khái quát, trừu tượng:

    + Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.

    + Kết cấu văn bản: mang tính khái quát (các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể)

    - Tính lí trí, logic:

    + Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.

    + Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là mộtđơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.

    + Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic.

    - Tính khách quan, phi cá thể:

    + Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc

    + Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân

    Tham khảo thêm hướng dẫn: soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học

    5/ Phong cách chức năng ngôn ngữ báo chí

    a/ Ngôn ngữ báo chí:

    - Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Tồn tại ở 2 dạng: nói (thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình…)và viết (báo viết)

    - Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.

    Ví dụ:

    “Sau khi Bộ GD và ĐT công bố phương án một kỳ thi chung thực hiện từ năm 2015, nhiều vấn đề vẫn được tiếp tục mổ xẻ. Để người dân hiểu rõ hơn về kỳ thi, lãnh đạo Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng tiếp tục giải đáp các thắc mắc.”

    (Nguồn http://vnexpress.net/)

    b/ Các phương tiện diễn đạt:

    - Về từ vựng: sử dụng các lớp từ rất phong phú, mỗi thể loại có một lớp từ vựng đặc trưng.

    - Về ngữ pháp: Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.

    - Về các biện pháp tu từ: Sử dụng nhiều biện pháp tu từđể tăng hiệu quả diễn đạt.

    Ngoài ra, báo nói đòi hỏi phát âm rõ ràng, khúc chiết; ở báo viết phải chú ý đến khổ chữ, kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh,… để tạo điểm nhấn => nét riêng của phong cách ngôn ngữbáo chí.

    c/ Đặc trưng của phong cách ngôn ngữbáo chí:

    - Tính thông tin thời sự: Thông tin nóng hổi, chính xác về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện,…

    - Tính ngắn gọn: Lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao (bản tin, tin vắn, quảng cáo,…). Phóng sự thường dài hơn nhưng cũng không quá 3 trang báo và thường có tóm tắt, in đậm đầu bài báo để dẫn dắt.

    - Tính sinh động, hấp dẫn: Các dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò của người đọc.

    6/ Phong cách chức năng ngôn ngữ hành chính - công vụ

    a/ Văn bảnhành chính và ngôn ngữ hành chính:

    - Văn bảnhành chính là văn bảnđuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí (thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…)

    - Chức năng: thông báo và sai khiến. Chức năng thông báo thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường, ví dụ như: văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hoá đơn, hợp đồng... Chức năng sai khiến bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gởi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.

    - Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản hành chính. Đặc điểm:

    + Cách trình bày: thường có khuôn mẫu nhất định

    + Về từ ngữ: sử dụng lớp từ hành chính với tần số cao

    + Về kiểu câu: câu thường dài, gồm nhiều ý, mỗi ý quan trọng thường được tách ra, xuống dòng, viết hoa đầu dòng.

    b/ Đặc trưng phong cách ngôn ngữhành chính:

    - Tính khuôn mẫu: Kết cấu 3 phần

    + Phần đầu:

    • Quốc hiệu và tiêu ngữ
    • Tên cơ quan ban hành văn bản, dưới là số hiệu văn bản
    • Địa điểm, thời gian ban hành văn bản

    + Phần chính: Nội dung chính của văn bản

    + Phần cuối:

    • Chức vụ, chữ kí, họ tên của người kí văn bản, dấu của cơ quan
    • Nơi nhận

    - Tính minh xác: Không dùng phép tu từ, lối biểu đạt hàm ý hoặc mơ hồ về nghĩa. Không tùy tiện xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa nội dung. Đảm bảo chính xác từng dấu câu, chữ kí, thời gian. Gồm nhiều chương, mục để tiện theo dõi.

    - Tính công vụ: Không dùng từ ngữ biểu hiện quan hệ, tình cảm cá nhân (nếu có cũng chỉ mang tính ước lệ: kính mong, kính gửi, trân trọng cảm ơn,…). Dùng lớp từ toàn dân, không dùng từ địa phương, khẩu ngữ,…

    Ví dụ: Đơn xin nghỉ học, Hợp đồng thuê nhà,...

    ********

    Trên đây là hệ thốngkiến thức các phong cách chức năng ngôn ngữ trong văn bản, bao gồm nhữngkiến thức cơ bản về các loại phong cách chức năng ngôn ngữ lớp 12, cùng với đó là những vídụ cụ thểmà Đọc Tài Liệu đã sưu tầm. Hy vọngnhững tài liệu ngữ văn lớp 12 này sẽ giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức để học tập tốt hơn. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!