Hát livestream kiếm tiền trên Facebook

Giữa tháng 6.2021, gia đình chị Đỗ Thị Vân (Bắc Giang) đã bán được 8 tấn vải thiều Lục Ngạn chỉ sau 40 phút livestream trên sàn thương mại điện tử Sendo. Buổi livestream đã thu hút 20.000 người xem, tương tác trực tiếp người bán, tham quan vườn vải, học cách nhận diện vải thiều…

Kinh nghiệm của Trung Quốc là chính sách khuyến khích người dân livestream bán hàng, nhiều địa phương biến thị trấn thành các trung tâm livestream, nhân lực bán hàng livestream cũng được đào tạo bài bản. Chính phủ nước này cũng đưa ra các chính sách siết chặt quản lý, như người livestream phải cung cấp thẻ căn cước, mã tín dụng xã hội, phải chịu trách nhiệm mọi nội dung công khai, các nội dung xấu sẽ bị đưa vào danh sách đen

Các buổi livestream, chốt đơn thành công của nhiều nông dân bán vải thiều hay sầu riêng, dừa Bến Tre trên các nền tảng thương mại điện tử Việt mùa dịch đang mở ra những cách bán hàng, tiếp cận phi truyền thống hiệu quả.

Trước đó, dù chưa được chính thức đưa vào quản lý trong các văn bản quy phạm pháp luật, song một bộ phận “kinh tế ngầm” từ livestream bán hàng, làm kênh YouTube, Facebook, TikTok… đang mang lại nguồn thu rất lớn cho rất nhiều cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, bản thân sự phát triển nóng, thiếu kiểm soát nội dung, chất lượng từ các buổi livestream, các kênh kiếm tiền online đã nảy sinh nhiều hệ lụy. Bài toán đặt ra là quản lý ra sao để lấp các “khoảng trống pháp lý”, tránh loạn livestream, đưa phần kinh tế ngầm này đóng góp minh bạch và tác động tích cực tới sự phát triển của kinh tế, xã hội.

Bộ TT-TT đang lấy ý kiến công khai dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/NĐ-CP năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet. Theo thống kê của Bộ TT-TT, các nền tảng mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới đang chiếm ưu thế rất lớn so với MXH trong nước. Tính đến hết tháng 6, Facebook có khoảng 65 triệu thành viên VN, YouTube có khoảng 60 triệu và TikTok khoảng 20 triệu. Trong khi đó, các MXH này chưa tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật VN, nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng MXH để hoạt động báo chí, tổ chức livestream nhằm cung cấp thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân khác…

Hai điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo sửa đổi nghị định là Bộ TT-TT đề xuất là nghĩa vụ của nhà cung cấp và quyền của người sử dụng. Theo đó, các kênh/tài khoản và các trang web/ứng dụng cung cấp dịch vụ nội dung có từ 10.000 lượt người truy cập thường xuyên 1 tháng phải thông báo/xác nhận thông báo hoạt động với Bộ TT-TT và phối hợp xử lý thông tin vi phạm theo quy trình. Các dịch vụ này phải chặn, gỡ các thông tin, dịch vụ vi phạm trong 24 giờ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền VN, các doanh nghiệp viễn thông cũng được phép thực hiện biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn nội dung vi phạm.

Đặc biệt, người sử dụng tại VN có quyền thông báo vi phạm, yêu cầu doanh nghiệp cung cấp xuyên biên giới xử lý và khởi kiện. Các MXH xuyên biên giới phải có bộ phận chuyên trách tiếp nhận, giải quyết khiếu nại từ người sử dụng, tuân thủ bản quyền báo chí với các cơ quan báo chí VN. Riêng về livestream, chỉ cho phép các kênh, tài khoản đã thông báo với Bộ TT-TT mới được cung cấp dịch vụ phát trực tuyến (livestream) và dịch vụ có phát sinh doanh thu. Chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm về nội dung và cả phần bình luận của người dùng.

Cần khuyến khích livestream “sạch”

Thường xuyên livestream bán hàng, chị N.T.H, chủ một cơ sở nhỏ bán yến tại Hà Nội tỏ ra lo ngại khi tới đây sẽ không thể tự do livestream chia sẻ, tăng tương tác cho cửa hàng. “Dù cơ sở sản xuất nho nhỏ nhưng tôi chủ yếu bán hàng online trên mạng qua Facebook, qua livestream. Nếu không được livestream nữa thì rất thiệt thòi cho những người bán hàng online nhỏ lẻ”, chị H. chia sẻ.

Thực tế, những người sáng tạo nội dung trực tuyến trên các nền tảng xuyên biên giới như Facebook (streamer, livestream), YouTuber, TikToker… tại VN dù đang gia tăng rất nhanh về số lượng, nhưng chưa được chính thức xem là một ngành nghề và cũng chưa có quy định, quản lý cụ thể. Đồng nghĩa với đó là các nội dung trực tuyến phát trên các nền tảng MXH này không được quản lý, giám sát chặt, dẫn tới nhiều nội dung phản cảm, sai lệch.

Theo ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Athena, sự “bùng nổ” các hoạt động livetream thời gian qua có tác động tích cực và tiêu cực tới xã hội. Trong đó, livestream nội dung sai lệch, bôi nhọ danh dự hay livestream bán hàng giả, hàng nhái thu lời bất chính… là 2 trong số vô vàn biến tướng của trào lưu livestream. “Bộ TT-TT cần sớm đưa ra khuôn khổ pháp lý với các nền tảng MXH, livestream hay các ứng dụng trực tuyến để dự phòng rủi ro thông tin xấu. Tuy nhiên, quy định đăng ký vì sao chỉ áp dụng với các kênh 10.000 lượt người theo dõi hằng tháng mà không ít hơn hoặc nhiều hơn có thể cần được bàn thảo và lấy ý kiến thêm, do sẽ loại bỏ hàng loạt những người livestream bán hàng nhỏ lẻ, tự phát hiện nay”, ông Thắng nêu.

Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Tập đoàn NextTech, cho biết kinh nghiệm từ Trung Quốc là nước này áp dụng Bộ quy tắc ứng xử cho livestream bán hàng, thiên về hậu kiểm. Các MXH của nước này sẽ tiến hành kiểm tra nếu livestream nào vi phạm như bán hàng giả, kém chất lượng... sẽ bị khóa, hoặc cắt tài khoản. “Theo ước tính của cá nhân tôi, doanh thu bán hàng từ livestream đang tăng rất nhanh, chiếm từ 10 - 20% doanh thu từ thương mại điện tử. Rất nhiều cá nhân nhỏ lẻ livestream bán hàng trong mạng lưới quan hệ của họ chỉ vài chục đến vài trăm người. Thực tế hoạt động livestream diễn ra trên MXH nhiều hơn là ở các sàn thương mại điện tử, vì thế quy định quản lý cần có sự phối hợp giữa các bên, cả Bộ TT-TT và Bộ Công thương. Nếu quy định về số lượng người đăng ký kênh mới được livestream sẽ làm giảm tính xã hội hóa cao, khó tạo cơ hội cho những người yếu thế, từ nông dân đến tiểu thương”, ông Bình chia sẻ và cho rằng cần có thêm các chính sách tạo điều kiện cho livestream phát triển, bởi đây sẽ là một phần tương lai của ngành thương mại điện tử VN.

Tại Trung Quốc, theo thống kê đã có tới hơn 145 tỉ USD doanh thu từ dịch vụ livestream trong năm 2020, chiếm 10% tổng doanh thu thương mại điện tử. Không chỉ ngành bán lẻ, livestream còn được ứng dụng trong mọi lĩnh vực như giáo dục, giải trí và du lịch, y tế, tư vấn tuyển sinh, giảng dạy, khám chữa bệnh, du lịch…

Tin liên quan

Nhiều thanh niên Đông Nam Á chuyển qua phát sóng trực tiếp trong thời gian giãn cách xã hội. Tuy nhiên, việc này không dễ kiếm tiền như vậy.

10h mỗi ngày, Nauman Pasha lại ngồi vào bàn máy tính, đeo tai nghe và bắt đầu một ngày làm việc mới.

Thay vì họp mặt với đồng nghiệp qua Zoom, anh chỉ chuyên tâm chơi game, nói chuyện với 43.000 người theo dõi từ Singapore, Indonesia và Malaysia thông qua hình thức livestream.

Trước đây, người đàn ông 32 tuổi này từng làm quản lý mảng kỹ thuật số ở các chương trình, dự án. Anh bắt đầu thử sức với phát sóng trực tiếp khi dịch bệnh bùng phát.

Hát livestream kiếm tiền trên Facebook

Khi dịch Covid-19 bùng phát, Nauman Pasha chuyển sang livestream chơi game và gắn bó với công việc này suốt hơn một năm qua. Ảnh: Handout.

"Khi ở nhà tránh dịch, tôi quyết định chơi game thường xuyên hơn. Nghe một người bạn giới thiệu, tôi quyết định thử livestream. Tôi thấy công việc này thú vị, lại đem đến nguồn thu nhập ổn định nên gắn bó với nó suốt hơn một năm qua", anh nói với SCMP.

Nauman Pasha không phải trường hợp duy nhất chuyển sang phát sóng livestream giữa mùa dịch. Hàng nghìn thanh niên châu Á đang lập kênh riêng trên các nền tảng mạng xã hội, sáng tạo đa thể loại nội dung nhằm kiếm tiền từ nhu cầu giải trí tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội.

Cơn sốt livestream bùng nổ mùa dịch

Thực tế, việc sáng tạo nội dung trên mạng xã hội không phải trào lưu mới. Nhiều người trẻ coi công việc này như "nghề tay trái", giúp họ kiếm thêm thu nhập. Theo SCMP, trung bình 1 triệu lượt xem trên một video YouTube có thể giúp họ thu về khoảng 5.000 USD.

Khi hàng triệu người trên toàn thế giới phải ở nhà vì Covid-19, xu hướng này ngày càng trở nên phổ biến. Năm 2020, lượng người dùng mạng xã hội tăng với tốc độ nhanh nhất trong 3 năm liên tiếp, chạm mốc 4,2 tỷ người, theo báo cáo từ We Are Social.

Hát livestream kiếm tiền trên Facebook

Mỗi ngày, Shu Faye Wong sẽ phát sóng trực tiếp khoảng 4-8 giờ từ lúc nửa đêm, tiếp tục làm việc toàn thời gian vào buổi sáng hôm sau. Ảnh: Handout.

Một nghiên cứu chung giữa Google, Temasek và Bain chỉ ra Đông Nam Á là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất với 40 triệu người lần đầu livestream trên tổng số 400 triệu tài khoản Internet vào năm 2020.

Ngoài ra, tình trạng thất nghiệp gia tăng vì Covid-19 cũng đóng vai trò thúc đẩy người trẻ thử sức với loại hình phát sóng trực tiếp.

Natalie Pang, giảng viên cấp cao tại khoa Truyền thông và Truyền thông mới ở ĐH Quốc gia Singapore, cho biết: "Tôi nghĩ đại dịch không phải yếu tố duy nhất tạo ra xu hướng này, song nó thúc đẩy mọi người dành nhiều thời gian online hơn. Sáng tạo nội dung trực tuyến cũng vì thế mà mở rộng tập khán giả".

Một báo cáo từ Streamlabs và Stream Hatchet cho thấy nền tảng phát sóng trực tiếp Twitch chứng kiến sự tăng vọt về thời gian xem, từ 11 tỷ giờ lên 18,41 tỷ sau một năm.

Nhờ chính sách hỗ trợ từ các nền tảng mạng xã hội, người sáng tạo nội dung có thể dễ dàng kiếm tiền từ việc livestream. Do đó, ngày càng nhiều người trẻ đổ xô lên các kênh này.

"Khoản donate (tiền ủng hộ) lớn nhất tôi từng nhận từ người xem là tầm 700 USD", Shu Faye Wong, một streamer trên Twitch, nói. Cô gái 25 tuổi này sở hữu 19.300 lượt theo dõi, thường phát sóng 4-8 tiếng mỗi lần vào nửa đêm.

Không dễ kiếm tiền từ livestream

Khi ngày càng nhiều người dấn thân vào lĩnh vực phát sóng trực tiếp, sự cạnh tranh giữa các streamer cũng ngày càng tăng. Họ buộc phải nỗ lực hơn nữa để giữ vững danh tiếng, thu hút khán giả mới và kiếm tiền từ các sản phẩm của mình.

Chia sẻ với SCMP, Marky Evan, chàng thanh niên người Singapore, nói anh làm bếp trưởng tại một quán cà phê vào ban ngày, phát sóng trực tiếp vào ban đêm. Mỗi ngày, anh dành 4-5 giờ để livestream ca hát, vẽ tranh, chơi game, tùy thuộc vào tâm trạng.

Tuy nhiên, anh chỉ kiếm được khoảng 500 USD/tháng. Số tiền này không đủ cho anh tồn tại ở một thành phố có mức lương trung bình là 3.364 USD.

Hát livestream kiếm tiền trên Facebook

Do mức thu nhập khả dụng ở Đông Nam Á thấp hơn các khu vực khác, khán giả khó lòng donate (ủng hộ tiền) nhiều cho streamer mình thích. Ảnh: Fortune.

"Việc này khó hơn mọi người tưởng rất nhiều. Dù tôi có nghỉ việc và chỉ tập trung sáng tạo nội dung, tôi cũng không thể kiếm được hơn 1.000 USD/tháng", anh giãi bày.

Bên cạnh đó, do mức thu nhập khả dụng ở Đông Nam Á thấp hơn các khu vực khác, các nhà sáng tạo nội dung cũng khó kiếm nhiều tiền từ người theo dõi.

So với khán giả phương tây, người xem ở khu vực Đông Nam Á không thể thoải mái vung tay donate khoảng 5 USD/tháng để hỗ trợ cho các streamer họ thích.

Do đó, để tăng thu nhập, các streamer thường nhận quảng cáo. Pasha tiết lộ anh phải liên hệ với hàng trăm nhà quảng cáo tiềm năng trước khi nhận được lời đồng ý từ một đơn vị.

Mới đây, anh đã thuê một văn phòng làm việc ở trung tâm Singapore. Pasha cho biết anh sẽ tiếp tục phát sóng trực tiếp, dù thị trường có xu hướng bão hòa.

"Tôi không chỉ livestream để chơi game, mà còn muốn gặp gỡ nhiều người. Tôi thực sự yêu thích công việc này. Vì thế, tôi luôn nỗ lực làm việc, thậm chí thuê cả studio để tập trung làm nội dung. Có lẽ, tôi sẽ duy trì công việc này suốt phần đời còn lại".