Hành vi thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Soạn VNEN ngữ văn 9 tập 1

Soạn VNEN ngữ văn 9 tập 2

Soạn siêu hay văn 9 tập 1

Soạn tiếng anh 9 mới - Tập 1

Soạn tiếng anh 9 mới - Tập 2

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?” cùng với những kiến thức tham khảo về truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tài liệu đắt giá môn Giáo dục công dân 9 dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.

Trả lờicâu hỏi: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp, ...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về truyền thống tốt đẹp của dân tộc nhé.

Kiến thức tham khảo về truyền thống tốt đẹp của dân tộc

1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp, …) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ngoài ra, truyền thống dân tộc còn có nghĩa sau:

Theo Từ điển Hán Việt, truyền thống là truyền từ đời nọ đến đời kia, từ thế hệ trước đến thế hệ sau.

Theo Từ điển Trung Quốc, truyền thống được định nghĩa là sức mạnh của tập quán xã hội, lưu truyền từ lịch sử và vẫn có giá trị cho đến tận ngày nay. Truyền thống thể hiện ở nhiều lĩnh vực như tư tưởng, văn hóa, chính trị - xã hội. Truyền thống có tác động đến hành vi của con người, theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Tính kế thừa của lịch sử là biểu hiện đặc trưng của truyền thống.

Theo Từ điển chính trị vắn tắt, truyền thống là những giá trị được xét trên hai mặt xã hội và văn hóa, được truyền từ đời này sang đời khác, được giữ gìn và biểu hiện trong suốt thời gian dài.

– Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta:

+ Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa,…

+ Về nghệ thuật: Tuồng, chèo, các làn điệu dân ca,…

+ Về văn hóa: Các tập quán, cách ứng xử,…

2. Ý nghĩa:

- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

- Để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

Những giá trị truyền thống còn hình thành những thói quen sống, suy nghĩ tốt đẹp với mỗi cá nhân, nhất là thế hệ trẻ. Đây là tiền đề quan trọng để con người sống tốt, có ích hơn cho xã hội, cho đất nước.

Giá trị truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác mang ý nghĩa tích cực. Đó cũng là sức mạnh để dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đối mặt với những kẻ thù xâm lăng trên mọi mặt trận.

3. Ví dụ về truyền thống tốt đẹp của dân ta:

Thứ nhất:Về truyền thống yêu nước của dân tộc ta:

- Yêu nước là thuộc tính chung của người Việt Nam, là một nước nông nghiệp nên ngay từ xa xưa người dân Việt Nam đã được tiếp xúc với những món ăn thấm đẫm vùng miền, những lời ru mang nặng tình cảm yêu thương con người và ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.

- Tinh thần yêu nước phải được khơi dậy để thực hiện mục tiêu giành độc lập tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. Trong giai đoạn cách mạng Bác Hồ có cách thức sáng tạo khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi người để thực hành vào công việc chung của đất nước.

Thứ hai: Trong cuộc chiến đại dịch chống Covid-19

-Lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc tạo lên sức mạnh tinh thần to lớn chiến thắng đại dịch

Sự thắng lợi quan trọng bước đầu mà chúng ta giành được chứng tỏ sức mạnh tinh thần đã thực sự được phát huy, trở thành nhân tố ưu trội, giữ vai trò liên kết, chuyển hóa các nhân tố khác về kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, an ninh, đối ngoại thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh “chống dịch như chống giặc”

-Đồng cam cộng khổ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ

Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, nhân văn, nhân ái, thủy chung… Những lúc khó khăn gian khổ tinh thần đồng cam, cộng khổ càng tỏa sáng.

Thứ ba: Tinh thần đoàn kết

Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết cũng là một giá trị truyền thống lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa người Việt. Mỗi khi đất nước gặp thiên tai, dịch bệnh, tinh thần đoàn kết lại trỗi dậy một cách mạnh mẽ.

Trên khắp đất nước quyên góp tiền, hiện vật, giúp đỡ bà con sửa sang lại nhà cửa, khắc phục hậu quả sau thiên tai. COVID-19, lũ lụt miền Trung không làm giảm đi tinh thần đoàn kết của đồng bào Việt Nam.

Thứ tư: Truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và thế hệ trẻ Việt Nam

Cuối cùng phải kể đến truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng như thế hệ trẻ Việt Nam. Sức trẻ, sự nhiệt huyết của họ là một truyền thống quý báu, lan tỏa đến toàn dân tộc.

Trong từng giai đoạn, từng thời điểm cụ thể, sức trẻ ấy được biểu hiện một cách sáng tạo, đổi mới để phù hợp với hoàn cảnh. Quả thực, đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên. Thế hệ trẻ là lực lượng nòng cốt để xây dựng và phát triển đất nước, để giữ gìn và phát huy những truyền thống dân tộc.

Câu 1: Những thái độ, hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

  • Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc.
  • Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa.
  • Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống.
  • Không tôn trọng những người lao động chân tay
  • Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác
  • Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
  • Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc
  • Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam
  • Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo
  • Lấy chồng sớm trươc tuổi quy định của pháp luật
  • Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.

Những hành vi, thái độ thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

  • Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc.
  • Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống.
  • Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
  • Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc
  • Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam
  • Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo
  • Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.


Trắc nghiệm công dân 9 bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (P2)

Từ khóa tìm kiếm Google: thái độ, hành vi, sự kế thừa, phát huy, truyền thống.

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9 (Ngắn Gọn)

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Lời giải:

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Lời giải:

Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc giỏi mà chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”, truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thuỷ chung…

Lời giải:

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

Lời giải:

Quét dọn khu di tích lịch sử, tìm hiểu về các truyền thống của quê hương, vận động các bạn cùng làm chung, xây dựng ý thức mọi người cùng bảo về các truyền thống tại địa phương…

A. Tìm hiểu truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.

B. Không thích các kiểu trang phục dân tộc.

C. Tham gia các lễ hội truyền thống.

D. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống.

E. Lên án, ngăn chặn các hành vi làm tổn hại truyền thống dân tộc.

G. Lấn chiếm, làm hư hại các di tích lịch sử – văn hoá.

H. Làm theo các tấm gương ứng xử thể hiện thuần phong mĩ tục Việt Nam.

G. Cho rằng trong thời đại công nghiệp hoá, lao động chân tay không còn quan trọng nữa.

K. Cúng bái, xem bói để biết trước sự việc sẽ xảy ra và tránh điểu xấu.

L. Thờ cúng tổ tiên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, D, E, H, L

A. Lan không thích các kiểu trang phục dân tộc vì cho là đã lỗi thời.

B. Tâm rất thích tìm hiểu về các danh nhân văn hoá của dân tộc và kể cho các bạn nghe.

C. Bình không thích xem các loại hình nghệ thuật dân tộc.

D. Vân cho rằng Việt Nam không có truyền thống nào đáng tự hào, vì là đất nước nghèo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi?

1/ Hãy nêu cảm nghĩ của em trước việc sử dụng trang phục áo dài của một số bạn nữ.

2/ Nếu chứng kiến việc đó, em sẽ góp ý với các bạn như thế nào ?

Lời giải:

1/ Áo dài là biểu tượng cho nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Vì vậy, cần phải được gìn giữ chứ không nên làm nó xấu đi trong hoàn cảnh trên.

2/ Nếu chứng kiến cảnh đó, em sẽ khuyên các bạn không nên làm như vậy, vì sẽ làm xấu đi hình ảnh của áo dài.

Câu hỏi:

1/ Em có tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó không? Vì sao ?

2/ Em sẽ góp ý cho các bạn như thế nào ?

3/ Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc ?

Lời giải:

1/ Em không tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó, bởi vì đó là lối sống tiêu cực, không có tự tôn dân tộc.

2/ Em sẽ giải thích và giới thiệu cho accs bạn về nét đẹp của dân tộc Việt Nam. Sau đó, khuyên các bạn nên tìm hiểu và phát huy.

3/ Tuổi trẻ là thế hệ tương lai của đất nước nên cần: tìm hiểu nền văn hóa, truyền thống dân tộc; không được bị dụ dỗ, lôi kéo vào các phản văn hóa…

Câu hỏi

Theo em, ý kiến trên là đúng hay sai ? Vì sao ?

Lời giải:

Em không đồng tình với ý kiến trên. Theo em, đó là những hủ tục, gây hao phí, tốn tiền của của xã hội nên cần được chấm dứt.

Lời giải:

Những biểu hiện chưa kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong học sinh: học thói ăn chơi, đua đòi, khinh thường những nét văn hóa của dân tộc, tiếp thu các phản văn hóa; quen lối sống hưởng thụ, cá nhân; ích kỉ.

Các bạn cần chăm tìm hiểu về truyền thống dân tộc, đọc sách, báo viết về thời oanh hùng. Bên cạnh đó, cần cảm thấy tự hào, bảo vệ các giá trị truyền thống của dân tộc…

Lời giải:

Em hãy tìm hiểu về các truyền thống: yêu nước, dũng cảm, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đảm đang của người phụ nữ Việt Nam… và kể lại cho các bạn của em nghe.

Lời giải:

– Chăm chỉ học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.

– Phấn đấu là con ngoan, trò giỏi.

– Hăng say lao động.

– Có tình yêu nước chân chính, không để bản thân sa ngã hay bị dụ dỗ, lôi kéo….

Trả lời câu hỏi trang 37 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

Câu chuyện trên nói về truyền thống gì của dân tộc Việt Nam? Truyền thống đó được thể hiện như thế nào?

Lời giải:

Câu chuyện trên gợi nhớ về truyền thống ngày Tết, vừa là Tết về mặt xã hội vừa là Tết để tri ân thầy cô. Truyền thống đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay và rất được trân trọng. Vào các ngày tết, ngoài việc tết ông bà, bố mẹ, thì ngày tết cũng là ngày để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo của mình.

Trả lời câu hỏi trang 38 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

1/ Truyền thống hiếu học của dân tộc ta được thể hiện như thế nào trong thông tin trên ?

2/ Em cần phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta? Em cần phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta ?

Lời giải:

1/ Từ thời Vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) là người đã đặt quốc hiệu Đại Việt, thành lập Văn Miếu (1070) và là vị vua có công khai sáng, đặt nền móng cho nền giáo dục Nho học khoa cử Việt Nam. Thời kì này, Phật phái Thảo đường ra đời, là sự dung hoà đẹp đẽ giữa Nho giáo và Phật giáo. Vua Lý Nhân Tông (1066 – 1127) là người mở khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam, đó là khoa thi Minh Kinh bác học năm 1075, đồng thời cũng là người sáng lập Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của nước ta. Và rồi truyền thống đó như một sợi dây chỉ đỏ nối dài đến thế hệ ngày nay.

2/ Để phát huy truyền thống hiếu học của đất nước, em cần:

– Cố gắng học thật tốt, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

– Biết ước mơ chính đáng và thực hiện ước mơ đó.

– Biết chăm tìm hiểu để tìm ra phương pháp học tập hiệu quả.

– Tham gia các hoạt động xã hội để nâng cao kĩ năng, thêm hiểu biết về xã hội.