Hàn quốc toàn cầu hóa từ năm nào

Trong những năm 2000, kinh tế toàn cầu tăng trưởng nhanh chóng nhờ vào chính sách cải cách kinh tế và mở cửa thị trường của Trung Quốc cũng như sự toàn cầu hóa của các nước phát triển. Giá nguyên vật liệu tăng mạnh khiến cho những quốc gia giàu tài nguyên như Bra-xin dẫn dắt tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhưng những quốc gia từng được kỳ vọng là đầu tàu kinh tế thế giới trong tương lai này hiện đang có dấu hiệu trở thành gánh nặng của kinh tế toàn cầu. Các quốc gia đó không chỉ bị chững lại tạm thời trong tăng trưởng mà còn gặp nhiều vấn đề về cấu trúc kinh tế. Việc các nền kinh tế mới nổi chỉ tăng trung bình 5,6% ngay cả trong cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ vào năm 2008 hay khủng hoảng nợ công châu Âu cho thấy đà tăng của các nền kinh tế mới đã chạm trần.

Nguyên nhân rủi ro ở thị trường mới nổi Năm 2001, BRICs, nhóm nền kinh tế mới nổi đầy triển vọng gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng thần tốc khi sở hữu lãnh thổ rộng lớn, nhân lực dồi dào và tài nguyên phong phú. Đặc biệt, trong nhóm này, Trung Quốc đã đạt tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm là 11,2% trong vòng năm năm kể từ năm 2006, và đã sớm trở thành quốc gia sánh vai với cường quốc Mỹ tạo thành nhóm G2. Tuy nhiên, việc Bắc Kinh đang phát triển chậm lại cùng với sự suy yếu của các quốc gia phát triển khác cho thấy thời kỳ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia mới nổi đang đi xuống. Bà Lee Ji-seon nhận định:

Nguyên nhân lớn nhất khiến các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng chậm lại là do nhu cầu của hai trụ cột kinh tế toàn cầu là các quốc gia phát triển và Trung Quốc giảm xuống. Vào thời kỳ trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các quốc gia phát triển tăng trưởng bằng cách mở rộng cho vay tiêu dùng. Nhưng sau năm 2008, tốc độ vay nợ chỉ bằng một nửa so với thời điểm trước khủng hoảng. Bên cạnh đó, Trung Quốc, quốc gia dẫn đầu tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cũng không đạt được 7% tốc độ tăng trưởng trong năm nay. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc lại xúc tiến chuyển đổi cơ cấu tập trung tiêu thụ trong nước, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu của các quốc gia đang phát triển. Gần đây, đầu tư ở Trung Quốc chậm lại và có khả năng còn giảm hơn nữa trong tương lai. Vấn đề nằm ở chỗ, khi đầu tư giảm xuống thì việc phục hồi kinh tế sẽ trở nên vô cùng khó khăn, giống như các quốc gia cũng từng có tốc độ tăng trưởng nhanh trong quá khứ như Hàn Quốc và Nhật Bản. Nếu mức độ đầu tư ở Trung Quốc thấp thì khả năng nhập khẩu các nguyên vật liệu và hàng hóa từ các quốc gia mới nổi sẽ giảm xuống, làm thu hẹp thêm cơ hội tăng trưởng của các nước đó.

Khủng hoảng từ các nền kinh tế mới nổi tác động đến Hàn Quốc Sự chững lại của các nền kinh tế mới nổi không thể bị coi nhẹ. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo mức tăng trưởng kinh tế của các nước này ở mức thấp khoảng 4% trong năm nay, thấp hơn mức 6,2% được ghi nhận trong năm 2011. Bên cạnh đó, khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cơ bản càng làm tăng thêm những khó khăn cho các nền kinh tế này. Riêng trong tháng 8 và tháng 9 năm nay khi FED họp về việc tăng lãi suất, có khoảng 46,6 tỷ USD vốn nước ngoài bị rút khỏi các thị trường mới nổi, vượt qua cả mức 40,3 tỷ USD thất thoát trong cả năm 2014. Giá trị đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi cũng đang giảm mạnh. Như trong tháng 9 mới đây, giá tiền của các nước này đã giảm 13,4%, mức thấp nhất kể từ năm 2000. Những rủi ro đó đang ảnh hưởng xấu đến kinh tế Hàn Quốc. Tiến sĩ Lee Ji-seon cho biết:

Các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng chậm lại đã trở thành vấn đề nan giải với Hàn Quốc vốn đang phải vật lộn với tăng trưởng thấp và kinh tế trì trệ. Hàn Quốc cần sẵn sàng và đưa ra nhiều phương án dự phòng khác nhau trong trường hợp Cục dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất, làm gia tăng bất ổn ở các thị trường mới nổi. Hơn bao giờ hết, Hàn Quốc nên coi đây là cơ hội để củng cố nền tảng kinh tế quốc gia.

Đại dịch COVID-19 đã gây ra biến động lớn trên nhiều lĩnh vực như công nghiệp, kinh tế và văn hóa, thúc đẩy những thay đổi mạnh mẽ tưởng như sẽ dần được thực hiện trong vài năm nữa. Trong bối cảnh này, đổi mới không chỉ là lợi thế cạnh tranh mà còn trở thành yếu tố sống còn. Ngày 20/9 vừa qua, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), một tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, đã công bố báo cáo về “Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII) và Hàn Quốc xếp vị trí thứ 5, tăng 5 bậc so với năm ngoái, thứ hạng cao nhất từ trước tới nay. Hàn Quốc lần đầu tiên lọt Top 10 thế giới về “Chỉ số đổi mới toàn cầu” vào năm 2020; nhưng chỉ sau một năm đã đứng trong Top 5, vị trí cao nhất trong các nước châu Á, vượt qua Singapore (thứ 8), Trung Quốc (thứ 12) và Nhật Bản (thứ 13). Kết quả này đã phản ánh được chiến lược đầu tư nhất quán của Seoul đối với các công nghệ mới so với các nước khác.

“Chỉ số đổi mới toàn cầu” được WIPO, Đại học Cornell (Mỹ) và Viện quản trị kinh doanh châu Âu (INSEAD) công bố hàng năm kể từ năm 2007, đo lường năng lực đổi mới của 130 quốc gia dựa trên dữ liệu của 81 chỉ số thuộc 7 lĩnh vực chính. Trong 132 nước được khảo sát lần này, Thụy Sĩ đứng số một, theo sau lần lượt là Thụy Điển, Mỹ và Anh, tương tự năm ngoái. Sau đây, ông Lee In-chul, Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế Chamjoeun, phân tích bối cảnh và ý nghĩa đằng sau xếp hạng “Chỉ số đổi mới toàn cầu” của Seoul.

Có nhiều lý do khiến Hàn Quốc vươn lên xếp thứ 5 về chỉ số GII. Trên hết, kết quả này ghi nhận nỗ lực đầu tư nhất quán của Chính phủ Seoul, đặc biệt là khi đối mặt với những khó khăn cả trong và ngoài nước cũng như vấn đề xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất. Trong 7 lĩnh vực được khảo sát gồm 5 lĩnh vực đầu vào và hai lĩnh vực đầu ra, Seoul đã giữ vững vị trí số một ba năm liên tiếp về nghiên cứu và vốn nhân lực – một chỉ số đánh giá mức độ đầu tư cho tương lai. Hàn Quốc đã tăng từ vị trí thứ 10 lên vị trí thứ 5 ở cả hai hạng mục đầu ra, đo lường hoạt động và thành tựu liên quan đến đổi mới như số lượng đơn đăng ký bằng sáng chế nội địa và quốc tế.

Hàn Quốc kém hấp dẫn về đầu tư nước ngoài, đứng 5 châu Á

Một trong những nguyên nhân Seoul đạt thứ hạng cao về GII được cho là do sự phổ biến của làn sóng văn hóa Hàn Quốc Hallyu, khiến xuất khẩu dịch vụ văn hóa và sáng tạo đạt được bước nhảy vọt. Seoul đứng thứ hai về hạng mục thị trường giải trí và truyền thông, thứ 7 về nhãn hiệu và thứ ba về giá trị thương hiệu toàn cầu. Đặc biệt, Hàn Quốc đang tạo ra ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực, làm tăng hy vọng sẽ cải thiện thứ hạng trong tương lai. Mặc dù có được thành quả cao trong “Chỉ số đổi mới toàn cầu”, Hàn Quốc lại đạt thứ hạng kém trong “Chỉ số sức hấp dẫn toàn cầu” (Global Attractiveness Index - GAI), một chỉ số đánh giá khả năng thu hút nhân tài, đầu tư và công nghệ. Ông Lee In-chul cho biết.

Theo “Chỉ số sức hấp dẫn toàn cầu” năm 2021 do tổ chức nghiên cứu châu Âu “The European House-Ambrosetti” công bố, Hàn Quốc đạt 81,26 điểm, xếp thứ 8 trên 148 quốc gia. Điểm số được tính bằng cách so sánh tương quan giữa quốc gia xếp số một (100 điểm) và các nước khác. Dù giữ vững vị trí của năm ngoái, song điểm số của Seoul giảm nhẹ so với con số 81,54. Chỉ số GAI dựa trên nhiều yếu tố như dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), khối lượng giao dịch, tỷ lệ tuyển dụng trong lĩnh vực công nghệ cao, tỷ lệ thất nghiệp, năng suất lao động tổng thể và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), từ đó đánh giá mức độ thu hút của một nước thông qua các chỉ số như tính năng động, tính bền vững và tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng. Trong đó, tính năng động là đánh giá khả năng thu hút đầu tư ngắn và trung hạn, còn tính bền vững là đo lường khả năng cạnh tranh dài hạn.

FDI 6 tháng đầu năm đạt 13,1 tỷ USD

Trong các nước lớn ở châu Á, Trung Quốc đứng thứ ba, Nhật Bản thứ 4, Singapore thứ 6, Hong Kong thứ 7, và Hàn Quốc đứng thứ 8. Mặc dù, tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng và tính bền vững tăng; song tính năng động, tức năng lực thu hút đầu tư ngắn và trung hạn lại giảm. Giám đốc Lee In-chul giải thích thêm về vốn FDI của Hàn Quốc trong 6 tháng đầu năm nay.

Theo Bộ Công nghiệp, thương mại và tài nguyên, Hàn Quốc đã thu hút 13,14 tỷ USD vốn FDI trong nửa đầu năm 2021, tăng 71,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số cao thứ hai trong lịch sử, chỉ xếp sau vốn FDI nửa đầu năm 2018. Kết quả này phản ánh niềm tin của nhà đầu tư trước các nền tảng kinh tế vững chắc của Seoul, các biện pháp chống dịch hiệu quả của Chính phủ Hàn Quốc và các dự án quy mô lớn liên quan đến các ngành công nghiệp trọng điểm như vật liệu, phụ tùng và thiết bị trong “Chính sách kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc” (Korean New Deal). Cụ thể, đầu tư vào các dự án liên quan đã tăng từ 1,49 tỷ USD lên 3,94 tỷ USD, tăng 163%, dẫn tới sự tăng trưởng chung.

Hàn Quốc cần không ngừng nỗ lực đổi mới, cải thiện sức hấp dẫn

Các nước đều nỗ lức thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp toàn cầu, khi vốn FDI giúp ổn định nền kinh tế, đặc biệt trước các khủng hoảng liên quan đến các diễn biến thương mại bao gồm chiến tranh thương mại. Song, về mức độ thu hút vốn FDI, Hàn Quốc vẫn xếp hạng thấp trong các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), cho thấy Seoul không thực sự là lựa chọn ưa thích của nhà đầu tư. Ông Lee In-chul nhận định.

Dù đạt được những con số tích cực về “Chỉ số đổi mới toàn cầu”, song tỷ lệ vốn FDI trên GDP của Seoul vẫn ở mức thấp. Theo Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc, Seoul xếp thứ 25 trên 37 nước thuộc OECD về tỷ lệ vốn FDI trên GDP. Trên thực tế, để cải thiện tốc độ tăng trưởng, cần thu hút thêm vốn FDI. Do đó, Seoul cần cải thiện môi trường đầu tư trong nước để thu hút thêm vốn FDI. Theo một phân tích về tác động của vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng sẽ tăng khi vốn FDI tăng. Xét Hàn Quốc là một nền kinh tế đứng trong Top 10 thế giới và đầu tư mạnh ở nước ngoài, tỷ lệ vốn FDI trên GDP của Seoul tương đối thấp. Chính phủ cần tích cực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc bãi bỏ các quy định và lợi ích về thuế.

Trong thời gian qua, Hàn Quốc đã nhiều lần khắc phục thành công những yếu tố bất ổn cả trong và ngoài nước. Không có cuộc khủng hoảng hay suy thoái nào có thể ngăn cản các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng trưởng và đổi mới. Chính phủ cần đưa ra các đối sách thực tiễn để làm tăng thêm sức hấp dẫn đầu tư của quốc gia nhằm đổi mới, mang lại sức sống mới, nâng tốc độ tăng trưởng GDP.