Grab tính cước như thế nào

Thông tin này vừa được chính thức đưa ra bởi dịch vụ gọi xe công nghệ Grab. Theo đó, Grab sẽ sử dụng công thức tính giá cước mới dựa trên cả quãng đường và thời gian di chuyển.

Cụ thể, giá cước dịch vụ gọi xe GrabBike trong 2km đầu tiên sẽ không thay đổi và giữ ở mức 12.000 đồng. Grab sẽ tiến hành giảm giá cước với mức giảm từ 400-500 đồng trên mỗi km tiếp theo. Tuy nhiên, nhà cung cấp dịch vụ này sẽ cộng thêm cả cước thời gian với mức cước 350 đồng/phút. Quãng thời gian di chuyển sẽ được Grab ước tính dựa trên tình trạng giao thông.

Công thức tính cước mới của dịch vụ gọi xe GrabBike

Với công thức giá này, trong trường hợp người dùng đi từ điểm A đến điểm B tại Hà Nội với khoảng cách là 10km, thời gian di chuyển 30 phút, mức giá cước mới sẽ được tính như sau:

Tổng giá cước = 12.000đ + (8x3.500đ) + (30x350đ) = 50.500đ

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà mức cước của GrabBike sẽ đắt hơn hoặc rẻ hơn so với cách tính cũ. Có thể thấy, với cách tính cước này, người dùng sẽ phải trả một mức giá cao hơn với cùng một quãng đường tương đương nếu gọi xe trong giờ cao điểm. Tuy vậy, nếu gọi xe vào giờ thấp điểm (tương đương thời gian di chuyển ngắn), người dùng sẽ phải bỏ ra số tiền ít hơn để trả cho tài xế.

Grab tính cước như thế nào
Giá cước dịch vụ gọi xe ôm công nghệ GrabBike đang cao hơn so với thời điểm vẫn còn sự cạnh tranh lớn từ phía Uber. 

Cách tính giá cước dựa trên cả quãng đường và thời gian di chuyển từng được Uber áp dụng tại thị trường Việt Nam. Nếu so giá cước GrabBike hiện tại với giá cước Uber Moto trước đây (10.000đ/2km đầu, 3.700đ mỗi km tiếp theo, 200 đồng/phút), có thể thấy người dùng đang phải trả mức phí gọi xe cao hơn hẳn so với thời điểm một năm trước, khi Uber Moto vẫn còn có mặt trên thị trường.

Từ 11 giờ ngày 5-12, Grab là hãng gọi xe công nghệ đầu tiên điều chỉnh tăng phần khấu trừ với tài xế và tăng giá cước cơ bản trên cả nước.

Theo đó, giá cước tính theo km của GrabCar 4 chỗ và 7 chỗ khu vực Hà Nội, Bắc Ninh lần lượt tăng từ 8.500 đồng/km lên 9.500 đồng/km và từ 10.000 đồng/km lên 11.000 đồng/km; khu vực TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai tăng từ 9.000 đồng/km lên 9.500 đồng/km và từ 11.500 đồng/km lên 12.000 đồng/km.

Giá cước cho 2 km đầu với GrabCar 4 chỗ cũng tăng từ 25.000 lên 27.000 đồng và xe 7 chỗ từ 30.000 lên 32.000 đồng.

Tương tự, giá cước GrabBike cho 2 km đầu tiên tăng từ 10.000 lên 11.000 đồng/km và mỗi km sau đó tăng từ 3.400 đồng/km lên 4.000 đồng/km; giá cước tính theo thời gian di chuyển (sau 2 km đầu tiên) tăng từ 300 đồng/phút lên 350 đồng/phút.

Grab giải thích việc tăng giá cước là do quy định mới của Nghị định 126. theo đó, từ ngày 5-12, thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 3% lên 10% đối với xe công nghệ.

Cùng với quyết định tăng giá cước, Grab cũng tăng phần khấu trừ doanh thu cuốc xe đối với đối tác tài xế GrabCar và GrabBike.

Theo đó, mức khấu trừ với tài xế GrabBike tăng từ 20% lên 27,273% và khấu trừ với tài xế GrabCar cũng tăng từ 28,37% lên 32,84%.

Grab tính cước như thế nào

Tài xế xe công nghệ lo lắng ế khách do giá cước tăng cao

Trong khi đó, đại diện Gojek cho biết doanh nghiệp này là đơn vị cung cấp ứng dụng công nghệ kết nối chứ không phải đơn vị vận tải nên chưa biết có áp dụng theo Nghị định 126 hay không. Vấn đề này, Gojek đã liên hệ cơ quan chức năng để làm rõ nhưng vẫn chưa được trả lời chính thức. Do đó, các vấn đề liên quan đến giá cước, chiết khấu, khấu trừ thuế của hãng gọi xe này chưa có gì thay đổi.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động chiều 5-12, nhiều người đi xe Grab đều cho biết giá cước tăng khá cao so với bình thường. Theo chị Trương Thúy Quỳnh ở quận 2, TP HCM, thông thường chị đặt cuốc xe GrabBike từ quận 2 sang quận 10 mất khoảng 50.000 đồng thì nay tăng lên hơn 60.000 đồng.

Một số người thậm chí còn cho biết giá cước xe công nghệ đã tăng mấy ngày nay chứ không phải từ trưa 5-12. Ông Lê Minh Tùng ở quận 1, thường xuyên đi xe công nghệ Grab, Be, Gojek nhưng mấy ngày nay giá tăng khá cao nên ông chuyển sang đi xe ôm truyền thống cho rẻ.

TTO - Grab sẽ tăng giá cước các loại dịch vụ từ chở khách, giao hàng, đi chợ hộ... kể từ ngày 10-3 để bù đắp chi phí vận hành do biến động về giá xăng và giá tiêu dùng trong nhiều tháng qua. Gojek và BeGroup chưa chốt kế hoạch tăng giá cước.

  • Grab, Gojek thu phụ phí 10.000 - 15.000 đồng/chuyến xe ngày Tết
  • Grab rung chuông trên sàn chứng khoán ở Mỹ
  • Bác tài Grab và chuyện chưa kể về những cuốc xe mùa dịch

Grab tính cước như thế nào

Từ ngày 10-3, Grab bắt đầu đồng loạt tăng giá cước nhiều loại dịch vụ trên phạm vi toàn quốc - Ảnh: CÔNG TRUNG

Ngày 6-3, Grab Việt Nam thông báo tới các đối tác tài xế trên toàn quốc về việc điều chỉnh cước phí. Theo đó, dịch vụ GrabBike được điều chỉnh ở TP.HCM ở mức giá tối thiểu cho 2km đầu tiên là 12.500 đồng, ở Hà Nội là 13.500 đồng. Giá cước cho những kilômet tiếp theo là 4.300 đồng/km. 

Với dịch vụ gọi xe ôtô GrabCar, giá cước tối thiểu cho 2km đầu tiên là 29.000 đồng/km, những kilômet tiếp theo 10.000 đồng/km. Như vậy, tất cả dịch vụ của Grab đã tăng khoảng 2.000 - 3.000 đồng/km so với bảng giá năm 2020. 

Đáng chú ý, giá cước trên chưa bao gồm phí nền tảng và các loại phụ phí khác. Giá cước có thể linh động khi nhu cầu tăng cao, dựa theo khu vực và thời điểm trong ngày.

Đến ngày 6-3, Gojek và BeGroup vẫn chưa chốt kế hoạch tăng giá cước phù hợp với biến động giá xăng dầu. 

Theo đại diện Gojek, hãng vẫn chưa có kế hoạch tăng giá cước hoặc có chương trình khuyến mãi dành riêng cho tài xế do tác động trực tiếp từ đà tăng của giá xăng dầu. Giá cước đã được xây dựng, tính toán bao gồm cả các yếu tố thay đổi của thị trường, không thể nhanh chóng điều chỉnh theo diễn tiến ngắn hạn của giá nhiên liệu. Do đó hãng xe công nghệ cần cân đối giữa lợi ích của cả đối tác tài xế và khách hàng. Giá cước thay đổi nhiều sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của phía khách hàng.

Tương tự, BeGroup cũng chưa có động thái tăng giá cước. Tuy nhiên, các app gọi xe công nghệ đang theo sát diễn biến giá xăng dầu để điều chỉnh hài hòa quyền lợi khách hàng lẫn đối tác tài xế trong thời gian tới. 

Grab tính cước như thế nào
Nỗi khổ đón xe ở sân bay: Tài xế xe công nghệ tung hứng giá cả

TTO - Hành khách không đón được taxi ở sân bay, xe công nghệ đã được dịp "ăn theo" khi tài xế tắt app chạy cuốc ngoài với giá cước cao 3 - 4 lần. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hỗn loạn giao thông ở sân bay mấy ngày qua.