Giới thiệu sách phố phường Hà Nội xưa

Hà Nội 36 phố phường là tập bút kí nổi tiếng của nhà văn Thach Lam, tập hợp lại những bài viết in trên báo sau khi ông qua đời do nhà xuất bản Văn học phát hành. Thạch Lam (1910-1942) tên thật là Nguyễn Tường Lân sinh tại Hà Nội nhưng thời thơ ấu sống ở quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. Ông là cây bút tiêu biểu thuộc nhóm Tự lực văn đoàn.

GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 3

Cuốn “Hà Nội 36 phố phường”

Các bạn đọc thân mến!

“Dù có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội”. Quả thật ai đã từng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội thì không thể quên được tình yêu dành cho Hà Nội- một tình yêu không  dễ gọi tên, chỉ biết ngắm nhìn trân trọng và nâng niu. Cuốn sách  “Hà Nội 36 phố phường”  chính là tác phẩm giúp ta hiểu hơn về  Hà Nội như thế, hiểu thêm những nét đẹp của Hà Nội yêu dấu.

Hà Nội 36 phố phường là tập bút kí nổi tiếng của nhà văn Thach Lam, tập hợp lại những bài viết in trên báo sau khi ông qua đời do nhà xuất bản Văn học phát hành. Thạch Lam (1910-1942) tên thật là Nguyễn Tường Lân sinh tại Hà Nội nhưng thời thơ ấu sống ở quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. Ông là cây bút tiêu biểu thuộc nhóm Tự lực văn đoàn.

Hà Nội 36 phố phường” chủ yếu viết về chuyện phố, chuyện phường, đời sống dân sinh, đặc biệt đi sâu về những thức quà chỉ riêng nơi đây mới có. Trên mỗi trang viết giản dị, mộc mạc là hình ảnh một Hà Nội xưa quyến rũ  lạ kì, níu chân bất cứ vị khách nào lại qua. Đó là những hình ảnh  mái nhà cổ kính bên những con đường quanh co… giữa không gian êm ả, thanh bình. Đọc xong cuốn sách độc giả sẽ cảm nhận được toàn bộ vóc dáng và tâm hồn Hà Nội xưa.

Cuốn sách tập hợp hai mươi mốt bài kí nhỏ như hai mươi mốt bức họa đầy hoài niệm, dựng nên hình bóng Hà Nội xưa với những cảnh đời khác nhau. Đó có thể là những phụ nữ tần tảo, sống một cuộc đời lầm lũi, vất vả với gánh nặng cơm áo gạo tiền. Nhưng thấp thoáng giữa các số phận éo le đó lại ẩn hiện tình yêu đôi lứa trong sáng và thuần khiết. Tất cả đều là những câu chuyện về những con người Hà Nôi, nép mình dưới những khu phố khác nhau với những mảnh ghép cuộc đời khác nhau, hiện lên đơn sơ bằng ngòi bút chân thực của tác giả. Ông đã nhắc đến nghệ thuật “ Biển hàng” đang dần dần biến mất vì sự Tây hóa và học đòi của các chủ quán khiến văn hóa Tiếng Việt bị lu mờ.

Với “Hà Nội 36 phố phường” tác giả cũng bày tỏ lòng thương cảm tới những người bán rong- những thân phận bé nhỏ lam lũ kiếm sống trong đêm. Chỉ qua một tập tùy bút nhỏ, độc giả đã có thể thấy tâm hồn một Thạch Lam như đồng điệu với Thăng Long cổ kính, thanh tao. Nhà văn phố huyện Cẩm Giàng đôi khi chỉ cần vài ba dòng, vài ba câu mà gợi được cả hình ảnh về Hà Nội, không phải  ở những khung cảnh sôi động, ồn ào, không phải ở những vấn đề xã hội gay gắt mà như một góc khuất lặng lẽ và với người nào yêu Hà Nội lắm thì mới có thể  nhận ra. Với một lối hành văn nhẹ nhàng thanh thoát, Thạch Lam đã bất tử hóa những cái bình thường, làm rung động con tim người mến thương Hà Nội. Giọng văn của Thạch Lam không gay gắt khoa trương mà nhỏ nhẹ như một lời thủ thỉ của thiếu nữ đang tâm tình với người thương. Tác phẩm là lời nhắc nhở chúng ta cần giữ gìn văn hóa, cội nguồn của dân tộc, xây dựng thủ đô ngày càng giàu đẹp hơn.

Hà Nội 36 phố phường” đã thể hiện tấm lòng của Thạch Lam đối với văn hóa và quá khứ của Hà Nội. Ai trong chúng ta cũng nên trong tay có cuốn sách này để tự mình thả hồn vào dòng lịch sử mênh mang của thủ đô yêu dấu và cảm nhận thực sự những nét đẹp của Hà Nội. Cuốn sách đang có trong thư viện nhà trường với số đăng kí cá biệt là ………….

Mời các bạn đón đọc. Hẹn các bạn vào buổi giới thiệu sách lần sau.

Giới thiệu sách phố phường Hà Nội xưa

Các bạn đọc thân mến!

“Dù có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội”. Quả thật ai đã từng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội thì không thể quên được tình yêu dành cho Hà Nội- một tình yêu không  dễ gọi tên, chỉ biết ngắm nhìn trân trọng và nâng niu. Cuốn sách  “Hà Nội 36 phố phường”  chính là tác phẩm giúp ta hiểu hơn về  Hà Nội như thế, hiểu thêm những nét đẹp của Hà Nội yêu dấu.

Hà Nội 36 phố phường là tập bút kí nổi tiếng của nhà văn Thach Lam, tập hợp lại những bài viết in trên báo sau khi ông qua đời do nhà xuất bản Văn học phát hành. Thạch Lam (1910-1942) tên thật là Nguyễn Tường Lân sinh tại Hà Nội nhưng thời thơ ấu sống ở quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. Ông là cây bút tiêu biểu thuộc nhóm Tự lực văn đoàn.

“Hà Nội 36 phố phường” chủ yếu viết về chuyện phố, chuyện phường, đời sống dân sinh, đặc biệt đi sâu về những thức quà chỉ riêng nơi đây mới có. Trên mỗi trang viết giản dị, mộc mạc là hình ảnh một Hà Nội xưa quyến rũ  lạ kì, níu chân bất cứ vị khách nào lại qua. Đó là những hình ảnh  mái nhà cổ kính bên những con đường quanh co… giữa không gian êm ả, thanh bình. Đọc xong cuốn sách độc giả sẽ cảm nhận được toàn bộ vóc dáng và tâm hồn Hà Nội xưa.

Giới thiệu sách phố phường Hà Nội xưa

Cuốn sách tập hợp hai mươi mốt bài kí nhỏ như hai mươi mốt bức họa đầy hoài niệm, dựng nên hình bóng Hà Nội xưa với những cảnh đời khác nhau. Đó có thể là những phụ nữ tần tảo, sống một cuộc đời lầm lũi, vất vả với gánh nặng cơm áo gạo tiền. Nhưng thấp thoáng giữa các số phận éo le đó lại ẩn hiện tình yêu đôi lứa trong sáng và thuần khiết. Tất cả đều là những câu chuyện về những con người Hà Nôi, nép mình dưới những khu phố khác nhau với những mảnh ghép cuộc đời khác nhau, hiện lên đơn sơ bằng ngòi bút chân thực của tác giả. Ông đã nhắc đến nghệ thuật “ Biển hàng” đang dần dần biến mất vì sự Tây hóa và học đòi của các chủ quán khiến văn hóa Tiếng Việt bị lu mờ.

Với “Hà Nội 36 phố phường” tác giả cũng bày tỏ lòng thương cảm tới những người bán rong- những thân phận bé nhỏ lam lũ kiếm sống trong đêm. Chỉ qua một tập tùy bút nhỏ, độc giả đã có thể thấy tâm hồn một Thạch Lam như đồng điệu với Thăng Long cổ kính, thanh tao. Nhà văn phố huyện Cẩm Giàng đôi khi chỉ cần vài ba dòng, vài ba câu mà gợi được cả hình ảnh về Hà Nội, không phải  ở những khung cảnh sôi động, ồn ào, không phải ở những vấn đề xã hội gay gắt mà như một góc khuất lặng lẽ và với người nào yêu Hà Nội lắm thì mới có thể  nhận ra. Với một lối hành văn nhẹ nhàng thanh thoát, Thạch Lam đã bất tử hóa những cái bình thường, làm rung động con tim người mến thương Hà Nội. Giọng văn của Thạch Lam không gay gắt khoa trương mà nhỏ nhẹ như một lời thủ thỉ của thiếu nữ đang tâm tình với người thương. Tác phẩm là lời nhắc nhở chúng ta cần giữ gìn văn hóa, cội nguồn của dân tộc, xây dựng thủ đô ngày càng giàu đẹp hơn.

“Hà Nội 36 phố phường” đã thể hiện tấm lòng của Thạch Lam đối với văn hóa và quá khứ của Hà Nội. Ai trong chúng ta cũng nên trong tay có cuốn sách này để tự mình thả hồn vào dòng lịch sử mênh mang của thủ đô yêu dấu và cảm nhận thực sự những nét đẹp của Hà Nội.

Mời các bạn đón đọc.

Những ngày này, khi đi qua từng con phố, ta dễ dàng bắt gặp hương hoa bưởi thơm ngát. Hà Nội, thời nào, mùa nào cũng vậy, đều khiến lòng người xao xuyến, nhớ ngay cả khi gần. Có lẽ bởi vậy mà độc giả không khó tìm tác phẩm về Hà Nội, từng món ăn, con người, đến từng con phố,…mỗi người mỗi vẻ, họ họa lên Hà Nội bằng ngòi bút, bằng tâm hồn mình. Khó mà đong đếm được cái đẹp, cái hay. Chỉ biết rằng, khi chạm vào từng con chữ, người ta thấy nao nức đi và đến kì được cái góc ấy, cái quán ấy, thưởng thức cái món mà nhà văn đã kì công tái hiện bằng con chữ. Đó là trọn vẹn từ văn đến đời.

Giới thiệu sách phố phường Hà Nội xưa

Đi qua từng con phố Hà Nội, trong khi cảm nhận nhịp sống hiện đại đang chảy trôi, đã bao giờ bạn tự hỏi con phố ấy ngày xưa như thế nào? Đã có câu chuyện gì  diễn ra ở nơi đây?

Nếu bạn đã từng rơi vào những phút giây như thế thì nên đọc cuốn “Phố phường Hà Nội xưa”(Hoàng Đạo Thúy, NXB Kim Đồng, 2020). Lật mở từng trang sách, bạn như được cùng tác giả thong dong trên con phố, nghe ông kể về câu chuyện phố phường xưa, về cảnh sắc, về văn hóa Hà thành một thời đã xa. Từ các cửa ô đến từng con phố cổ, từ lối ăn mặc, các món ăn kẻ chợ đến các lễ nghi trọng đại như việc hiếu, hỉ hay Tết nhất,…tất thảy đều được ông chầm chậm kể, chi tiết, tỉ mỉ và cuốn hút. Đôi khi tác giả cũng khiến người đọc không khỏi tò mò:

“Khi chúng ta điểm tên các phố phường, thì lạ một cái là đất văn vật mà lại không có lấy một nơi nào gọi là phố Hàng Sách. Mà sách vở lại bán ở phố Hàng Gai. Chứ mua dây gai, thì lại phải đến tận phố Bát Đàn. Sao lại thế? “

Màu sắc trang phục cũng là tiếng nói thể hiện con người: “Dùng màu sắc, là để tỏ ý thích của mình, cũng có khi tỏ cả ý chí nữa, phần nhiều là để giữ nhân phẩm, cũng để giữ tiếng cho nhà mình”.

Đọc “Phố phường Hà Nội xưa”(Hoàng Đạo Thúy, NXB Kim Đồng, 2020), độc giả tìm thấy cho mình nhiều điều trân quý. Đó không đơn thuần chỉ là kiến thức lịch sử khô khan mà là câu chuyện văn hóa ý nghĩa, giúp ta hiểu hơn về Hà Nội, yêu hơn mảnh đất này. Đây không phải cuốn sách cho những người đọc vội, vì vậy, bạn cứ thong dong, khoan hòa đọc và cảm nhận thôi.

Hương Liên (Viết cho CLB Đọc sách cùng con)