Giới hạn tỷ trọng vốn hóa là gì

a. Ý nghĩa:

Chỉ số được tính gồm 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE, có vốn hóa thị trường và tính thanh khoản cao nhất, chiếm khoảng 80% tổng giá trị vốn hóa và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.

(1) Giá để tính chỉ số: Giá khớp gần nhất tại thời điểm tính hoặc giá đóng cửa gần nhất khi tính chỉ số cuối ngày/khi không có giá khớp/khi có xảy ra sự kiện DN.

(2) KLCPĐLH: bao gồm cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng và cổ phiếu tự do lưu hành (không tính cổ phiếu quỹ)

(3) Tỷ lệ Free-Float: = (KLCPĐLH - KLCP không tự do chuyển nhượng)/ KLCPĐLH

(4) Giới hạn tỷ trọng cấu phần: để tránh tình trạng một vài cổ phiếu chiếm tỷ trọng quá lớn gây ảnh hưởng đến chỉ số. Các cổ phiếu có tỷ trọng vốn hóa không vượt quá 10%. Giới hạn tỷ trọng vốn hóa = (Tổng vốn hóa thị trường đã điều chỉnh free-float của tất cả 30 CP x tỷ trọng vốn hóa cổ phiếu i sau điều chỉnh giới hạn tỷ trọng) / giá trị vốn hóa đã điều chỉnh free-float của cổ phiếu i.

b. Định nghĩa/Cách xác định:

VN30 Index = Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại / Giá trị vốn hóa thị trường cơ sở = CMV/BMV.

Trong đó:

CMV = Tổng (Giá cổ phiếu i x KLĐLH cổ phiếu i x tỷ lệ free-float cổ phiếu i x giới hạn tỷ trọng cổ phiếu i trong rổ chỉ số

BMV: hệ số chia, được điều chỉnh nhằm loại trừ những thay đổi về khối lượng và giá cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số. Nguyên tắc điều chỉnh số chia là làm cho chỉ số trước và sau khi có biến động là bằng nhau.

Tần suất tính toán: 1 phút/lần; Điều chỉnh theo định kỳ: 6 tháng/lần; không theo định kỳ: khi xảy ra sự cố với cổ phiếu: hủy niêm yết, bị kiểm soát, phá sản, sáp nhập, Giá tham chiếu trên HSX ngày hôm sau là giá khớp lệnh trong phiên đóng của (ATC) của ngày hôm trước.

Nguồn: QĐ-04/2012/SGDHCM