Giấy chứng nhận cư trú thuế là gì

Nếu quý vị không phải công dân Hoa Kỳ thì được coi là người tạm trú ở Hoa Kỳ cho mục đích thuế trừ khi quý vị đáp ứng một trong hai yêu cầu. Quý vị là thường trú nhân của Hoa Kỳ cho mục đích thuế nếu quý vị đáp ứng được yêu cầu về thẻ xanh (tiếng Anh) hoặc yêu cầu về sự hiện diện đáng kể (tiếng Anh) cho năm dương lịch (từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12).

Có các quy tắc nhất định để xác định ngày bắt đầu và kết thúc cư trú (tiếng Anh) của quý vị.

Trong một số trường hợp, quý vị được phép thực hiện các lựa chọn thay thế yêu cầu về thẻ xanh và yêu cầu về sự hiện diện đáng kể như sau:

  • Lựa Chọn Năm Đầu Để Được Coi như một Thường Trú Nhân (tiếng Anh)
  • Người Phối Ngẫu Tạm Trú Được Coi như một Thường Trú Nhân (tiếng Anh)
  • Có Sự Gắn Kết Chặt Chẽ Hơn Với một Quốc Gia Nước Ngoài (tiếng Anh)
  • Hiệp Ước Thuế (tiếng Anh)

Quý vị có thể vừa là người tạm trú vừa là thường trú nhân cho mục đích thuế của Hoa Kỳ trong cùng năm thuế. Điều này thường xảy ra vào năm quý vị đến hoặc đi từ Hoa Kỳ. Nếu vậy, quý vị cần nộp tờ khai thuế thu nhập với tình trạng kép (tiếng Anh).

Nếu quý vị là thường trú nhân Hoa Kỳ cho mục đích thuế và cần phải thiết lập tình trạng cư trú tại Hoa Kỳ cho mục đích yêu cầu quyền lợi theo hiệp ước thuế với nước ngoài thì nên tham khảo Chứng Nhận Cư Trú Tại Hoa Kỳ Cho Các Mục Đích Của Hiệp Ước Thuế (tiếng Anh).

Câu hỏi 01:
Thế nào là giấy chứng nhận cư trú thuế?

Trả lời:
Giấy chứng nhận cư trú thuế là chứng từ chứng minh cá nhân/tổ chức là đối tượng cư trú thuế của một nước để xin được hưởng các ưu đãi về thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ký với Việt nam.



Câu hỏi 02:
Giấy chứng nhận cư trú thuế phải thoả mãn những yêu cầu gì?

Trả lời:
Giấy chứng nhận cư trú phải ghi rõ là đối tượng cư trú trong năm tính thuế nào.




Câu hỏi 03:
Giấy xác nhận cư trú thuế và Giấy xác nhận số thuế đã nộp tại Việt nam do ai cấp?

Trả lời:
Cục thuế tỉnh, thành phố là cơ quan xem xét và cấp giấy xác nhận cư trú thuế và Giấy xác nhận số thuế đã nộp ở Việt Nam.
Trường hợp đối tượng yêu cầu xác nhận phần thuế đã nộp nhưng được miễn, giảm theo các qui định ưu đãi đầu tư của Việt nam để thực hiện việc khấu trừ thuế tại nước ngoài, Cục thuế tỉnh/thành phố sẽ chuyển hồ sơ lên Tổng cục Thúê xem xét và quyết định.



Câu hỏi 04:
Thế nào là hợp pháp hoá lãnh sự? Những giấy tờ nào trong hồ sơ xin áp dụng Hiệp định phải được hợp pháp hoá lãnh sự?




Trả lời:
Hợp pháp hoá lãnh sự là việc chứng thực chữ ký, con dấu trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để sử dụng tại Việt Nam. Các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để sử dụng xin áp dụng Hiệp định tránh đánh thúê hai lần tại Việt nam phải hợp pháp hoá lãnh sự như (i)Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế nước ngoài cấp; (ii) Bản sao đăng ký kinh doanh tại nước cư trú hoặc giấy chứng nhận đăng ký thuế do nước cư trú cấp...
Các cá nhân/tổ chức cư trú tại các nước đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt nam không phải hợp pháp hoá lãnh sự. Các nước này gồm có: Ba lan, Séc, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Lào, Nga.



Câu hỏi 05:
Đối tượng nào có thể đứng ra xin áp dụng Hiệp định?

Trả lời:
Các tổ chức, cá nhân là đối tượng thực hưởng (hoặc đối tượng được uỷ quyền của đối tượng thực hưởng) phải trực tiếp thực hiện các thủ tục hồ sơ xin miễn giảm thuế theo Hiệp định và nộp hồ sơ tại Cục thuế tỉnh/thành phố trực tiếp quản lý.



Câu hỏi 06:
Hồ sơ xin miễn, giảm thuế hay hoàn thuế theo Hiệp định có cần thiết phải có cả đơn xin miễn giảm thuế hay không?

Trả lời:
Có, đây là yêu cầu bắt buộc





Câu hỏi 07:
Hãng vận tải biển và hàng không nước ngoài kinh doanh vận tải quốc tế tại Việt Nam phải kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?

Trả lời:
1. Nếu các hãng này được thành lập hay có trụ sở điều hành thực tế tại các nước chưa ký Hiệp định thuế với Việt Nam thì phải kê khai nộp thuế như sau:
- Hãng vận tải biển: 3% thuế cước/tổng doanh thu (trong đó 1% là thuế TNDN); các tàu vận chuyển dầu thô xuất khẩu được giảm 60% thuế suất (tức là phải nộp mức thuế suất 1,2% trong đó 0,4% là thuế TNDN).
- Hãng vận tải hàng không: 5%/tổng doanh thu.

2. Nếu các hãng này được thành lập hay có trụ sở điều hành thực tế tại các nước đã ký Hiệp định thuế với Việt Nam thì có thể được xét miễn hoặc giảm thuế TNDN theo Điều 8 - Vận tải quốc tế của Hiệp định. Căn cứ để xét miễn giảm là:
- Đối với vận tải biển: 1% hoặc 0,4%;
- Đối với vận tải hàng không: 5%

[Lưu ý: một số hãng hàng không nước ngoài được chỉ định khai thác tại Việt Nam thuộc các nước đã ký Hiệp định vận chuyển hàng không với Việt Nam có thể được miễn thuế TNDN trên cơ sở có đi có lại theo quy định tại HĐ vận chuyển hàng không].



Câu hỏi 08:
Có phải doanh thu miễn giảm thuế theo HĐ thuế bao gồm toàn bộ doanh thu nhận được tại Việt Nam hay không?

Trả lời:
Không hoàn toàn chính xác. Doanh thu áp dụng miễn giảm thuế theo Điều 8 - HĐ thuế là doanh thu mà hãng vận tải quốc tế thu được từ việc trực tiếp điều hành phương tiện vận tải trong hành trình quốc tế. Doanh thu này bao gồm cả doanh thu cước phí nhận được tại Việt Nam và nhận được tại nước ngoài cho việc vận chuyển xuất phát từ Việt Nam.
Các khoản thu nhập hoặc doanh thu khác không liên quan đến việc trực tiếp điều hành phương tiện vận tải (ví dụ: dịch vụ tiếp vận) không được hạch toán vào doanh thu áp dụng miễn giảm thuế theo Điều 8 - HĐ thuế và phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như bình thường (thuế suất 5%/tổng thu nhập).



Câu hỏi 09:
Trường hợp có lợi tức từ chuyển nhượng bất động sản/động sản là tài sản kinh doanh của cơ sở thường trú tại Việt nam có phải nộp thuế tại Việt nam không?

Trả lời:
Có.




Câu hỏi 10:
Thời hiệu Cơ quan thuế xem xét và giải quyết miễn, giảm thuế theo Hiệp định là bao lâu?

Trả lời:
Trong thời hạn 5 năm trở về trước kể từ khi đối tượng nộp thuế nộp hồ sơ xin miễn thuế tại Cục thuế tỉnh/thành phố.



Câu hỏi 11:
Cơ quan nào là cơ quan giải quyết khiếu nại về việc áp dụng Hiệp định thuế?

Trả lời:
Đối tượng nộp thuế có thể khiếu nại trực tiếp lên nhà chức trách có thẩm quyền của Nước ký kết nơi đối tượng cư trú hoặc đối tượng mang quốc tịch hoặc thực hiện các thủ tục khiếu nại thông thường theo qui định quản lý hành chính theo nội luật của Việt nam hoặc nước ký kết.



Câu hỏi 12:
Thời hạn khiếu nại theo Hiệp định là bao lâu?

Trả lời:
Trong vòng 3 năm kể từ khi có thông báo đầu tiên của cơ quan thuế dẫn đến việc xử lý thúê không đúng với Hiệp định. Trước khi khiếu nại, đối tượng khiếu nại vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã được thông báo tại quyết định xử lý của cơ quan thuế.



Câu hỏi 13:
Yêu cầu về giấy uỷ quyền được quy định như thế nào trong trường hợp đối tượng nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp xin miễn giảm thuế?

Trả lời:
Bên đứng tên/được uỷ quyền xin miễn, giảm thuế cho đối tượng nộp thuế phải có giấy uỷ quyền (bản gốc) do đối tượng nộp thuế đó ký tên và đóng dấu.