Giáo dục thực hành pháp luật là gì

CLE LÀ GÌ?

CLE (Clinical Legal Education program) - Chương trình Giáo dục pháp luật thực hành dành cho Sinh viên ngành Luật. Tham gia chương trình CLE, sinh viên luật nhận được các kỹ năng thực hành pháp luật, thoát khỏi khuôn sáo học luật trên lý thuyết thông qua hình thức:

 - Môn học Thực hành nghề Luật (KL406, 2 tín chỉ), đây là môn học tự chọn trong chương trình đào tạo Cử nhân luật hiện tại của trường Đại học Cần Thơ, cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng để tự mình tổ chức thực hiện hoạt động thực hành nghề Luật thông qua việc Tư vấn pháp luật và Giảng dạy cộng đồng trên thực tế.

- Tham gia thành viên Đội CLE – CTU và hoạt động thực hành luật theo phương thức:

+ Cung cấp các dịch vụ pháp lý MIỄN PHÍ tại Văn phòng tư vấn pháp luật của Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ hoặc trực tiếp đến với khách hàng.

+ Giảng dạy pháp luật cho cộng đồng để cung cấp kiến thức pháp luật – kiến lập kỹ năng sử dụng pháp luật và tạo ra giá trị pháp luật cho cộng động thụ hưởng.

 NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA CLE…

Ø Thực hiện tư vấn – hỗ trợ pháp lý: Sinh viên tham gia chương trình CLE – CTU thực hiện tư vấn – hỗ trợ pháp lý MIỄN PHÍ cho tất cả các đối tượng có nhu cầu trong xã hội. Khách hàng có thể tìm đến Văn phòng CLE để yêu cầu giúp đỡ giải quyết các vấn đề pháp lý của họ hoặc Đội CLE – CTU tổ chức các buổi tư vấn pháp luật lưu động tại cộng đồng

Ø Tuyên truyền – phổ biến pháp luật: Sinh viên tham gia chương trình CLE – CTU thực hiện tuyên truyền – phổ biến pháp luật thông qua việc tổ chức các phiên tòa giả định/tập sự hoặc tham gia hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền – phổ biến pháp luật của các cơ quan và tổ chức khác.

Ø Giảng dạy pháp luật cộng đồng: sinh viên tham gia chương trình CLE – CTU tổ chức hoặc tham gia vào các chương trình giảng dạy pháp luật cho nhiều đối tượng : học sinh, phạm nhân, người sống chung với HIV,…Nội dung giảng dạy hướng đến những chủ đề quen thuộc và thiết thực phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng (an toàn giao thông, bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, quyền của người sống chung với HIV,…) ở nhiều địa điểm: trường phổ thông, khu công nghiệp, cộng đồng dân cư,…Để truyền tải nội dung giảng dạy một cách sinh động, giúp người học dễ dàng tiếp cận, sinh viên tham gia chương trình  CLE – CTU sử dụng các phương pháp giảng dạy tương tác như trò chơi, minh họa, đóng vai, làm việc nhóm,…

ĐỂ THỰC HIỆN NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA CLE, THÀNH VIÊN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH CLE – CTU…

F Được tham gia các khóa tập huấn kỹ năng với những chuyên gia về Giáo dục pháp luật thực hành trong và ngoài nước đến từ các trường Đại học đã phát triển chương trình CLE; tiếp xúc và trao đổi kinh nghiệm thực tế với những người làm công tác pháp luật nhiều kinh nghiệm như luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên,...

F Được tham gia các chương trình trao đổi, tọa đàm, tham dự hội thảo, hội nghị,…có liên quan đến chương trình giáo dục pháp luật thực hành (CLE) trong và ngoài nước để nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các hoạt động CLE.

F Được sự giám sát và hỗ trợ về chuyên môn từ các giảng viên Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ để đảm bảo chất lượng các dịch vụ pháp lý cung cấp miễn phí cho cộng đồng.
F Được cung cấp đầy đủ về cơ sở vật chất và kinh phí để luôn yên tâm và thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng thực hành pháp luật.

  • Giáo dục thực hành pháp luật là gì
    Thư Ký Luật
  • Văn Bản Pháp Luật
  • Thời Sự Pháp Luật
  • Ngân Hàng Pháp Luật
  • LawNet

Giáo dục thực hành pháp luật là gì

Giáo dục thực hành pháp luật là gì

Giáo dục thực hành pháp luật là gì

Giáo dục thực hành pháp luật là gì

Giáo dục thực hành pháp luật là gì

Giáo dục thực hành pháp luật là gì

Giáo dục thực hành pháp luật là gì

Giáo dục thực hành pháp luật là gì

Tại Việt Nam, nhiều trường đại học luật hoặc có chuyên ngành luật đã áp dụng mô hình CLE trong đào tạo. Khoa Luật Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã phát triển dự án Giáo dục Pháp luật Cộng đồng (NEU CLE) trong thời gian 5 năm (từ năm 2015 - 2020) hay Câu lạc bộ Thực hành Pháp luật trực thuộc Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Đào tạo ngắn hạn của Trường Đại học Luật TPHCM. Trường Đại học Luật - Đại học Huế cũng đã triển khai mô hình này trong đào tạo luật cho sinh viên.

“Những năm gần đây, Trường Đại học Luật - Đại học Huế đã thành lập Trung tâm Thực hành luật và Quan hệ doanh nghiệp. Đây là mô hình giáo dục thực hành luật CLE - một phương pháp học tập dựa trên sự trải nghiệm, giúp sinh viên gắn kết giữa lý thuyết và thực hành”, Ths - NCS Trần Cao Thành, Tổ trưởng Tổ thực hành luật, chia sẻ.

Điều đáng ghi nhận là hiện các đơn vị này đang hoạt động rất hiệu quả và đạt nhiều thành công.

TS Phạm Liêm Chính, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính và Công sự, cho biết: “Ở các nước phương Tây, sinh viên luật ngoài giờ học thường đến dự thính tại các phiên tòa công khai để liên hệ thực tế với những vấn đề đang học, đang quan tâm. Ngoài ra, nhà trường còn có chương trình trao đổi sinh viên giữa các nước. Sinh viên sẽ được mở rộng tầm nhìn về thực tiễn dạy luật và học luật ở các nước khác nhau, từ đó có sự so sánh các hệ thống pháp luật các nước trên thế giới, cũng như thự tiễn công việc ngay trên băng ghế nhà trường”.

Giáo dục thực hành pháp luật là gì
Phiên tòa giả định trong chương trình giáo dục CLE của Trường Đại học Luật - Đại học Huế

Cũng theo ông Chính, trong chương trình CLE phổ biến hiện nay, sinh viên luật sẽ được trải nghiệm thực tế thông qua việc trực tiếp tham gia vào các hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho cộng đồng, đặc biệt là những người gặp khó khăn trong việc tiếp cận pháp luật. Các hoạt động của CLE khá đa dạng, phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc thù và hoàn cảnh cụ thể để tổ chức các hoạt động phù hợp như: Mô hình thực hành luật tại văn phòng thực hành luật, mô hình thực hành luật lưu động, mô hình thực hành thực tập luật tại cơ quan tư pháp, phiên tòa giả định...

Về tính hiệu quả của mô hình CLE, bạn Nguyễn Thị Phương Linh, sinh viên K37 Trường Đại học Luật - Đại học Huế, chia sẻ: “Các hoạt động ngoại khóa như tham gia các phiên tòa giả định, các hoạt động tư vấn pháp luật ở trường học hay ở trại giam giúp rèn những kỹ năng để chúng em có thể sẵn sàng đi làm ở bất cứ nơi nào và bất cứ ngành nghề nào”.

Các chuyên gia giáo dục đánh giá, sinh viên dù ở bất cứ ngành nghề nào ngoài các kiến thức chuyên môn thì cần phải có một môi trường thực tế phù hợp để có thể áp dụng, kiểm nghiệm và đánh giá những kiến thức lý thuyết có hiệu quả ra sao khi đưa vào thực tế. Các mô hình tương tự như CLE cần được phát huy hơn nữa, không chỉ ở trong môi trường đào tạo ngành luật mà còn nhiều ngành nghề khác.

GIA QUẢNG

CLE giáo dục pháp luật thực hành đại học luật

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm giáo dục pháp luật
  • 2. Mục đích của giáo dục pháp luật
  • 3. Nội dung của giáo dục pháp luật
  • 4. Hình thức của giáo dục pháp luật

Xét về mặt bản chất, giáo dục pháp luật là quá trình hoàn thiện nhân tố xã hội - pháp lí của con người, nâng cao khả năng sáng tạo của con người trước đời sống thực tiễn. Giáo dục pháp luật là quá trình tác động của nhiều hình thức, phương tiện vào ý thức của con người, đó không phải và không thể là sự áp đặt ý chí chủ quan duy ý chí tới quá trình nhận thức khách quan của các chủ thể.

1. Khái niệm giáo dục pháp luật

Trước hết giáo dục pháp luật đó là một nhiệm vụ mang tính thường xuyên, liên tục của nhà nước. Do đó, nhà nước cần thực hiện việc tổ chức, quản lí, đánh giá kết quả lĩnh vực hoạt động này.

Giáo dục pháp luật phải đảm bảo tính kịp thời, sát thực và phù hợp cả về phương diện nội dung, hình thức và đối tượng. Tuy nhiên, dưới góc độ tổng quan cần gắn việc giáo dục pháp luật trong nhà trường, trong các thiết chế chính trị xã hội với giáo dục ở ngoài cộng đồng xã hội và gia đình. Ket nối việc phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác giáo dục truyền thống lịch sử và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Đặc biệt, cần gắn giáo dục pháp luật với quá trình thực thi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của từng vùng, miền địa phương và an sinh xã hội.

Tóm lại, giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người trình độ pháp lí nhất định để từ đó có ý thức đúng đẳn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật.

2. Mục đích của giáo dục pháp luật

Mục đích của giáo dục pháp luật được xem xét trên nhiều góc độ tùy thuộc vào đối tượng giáo dục, cấp độ giáo dục cũng như hình thức giáo dục. Nhìn chung, mục đích giáo dục có thể mang tính lâu dài hoặc trước mắt nhưng đều hướng tới ba vấn đề cơ bản:

Một là giáo dục pháp luật nhằm nâng cao khả năng nhận thức pháp lí, sự hiểu biết pháp luật, hình thành tri thức pháp luật cần thiết cho các chủ thể (với tính cách là đối tượng nhận thức hay là đối tượng của giáo dục). Đây là mục đích hàng đầu của giáo dục pháp luật bởi lẽ sự hiểu biết pháp luật có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự phát triển của tư duy pháp lí, định hướng các hành vi của chủ the trên thực tế.

Tri thức pháp luật tạo nên cơ sở khẳng định lòng tin vào các giá trị của pháp luật, các chuẩn mực pháp lí cần thiết giúp cho các chủ thể chủ động xác lập hành vi và chịu trách nhiệm về hành vi. Tri thức pháp luật không thể là sự hiểu biết đơn giản, phiến diện về một số khía cạnh pháp luật nào đó mà nó mang tính hệ thống, logíc. Do đó, giáo dục pháp luật là hoạt động có vai trò quan trọng đối với quá trình mở rộng khối lượng tri thức pháp lí, nâng cao khả năng hiểu biết pháp luật một cách toàn diện, thống nhất đối với chủ thể.

Hai là giáo dục pháp luật nhằm khơi dậy tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật. Để hình thành lòng tin và đem lại thái độ đúng đắn, tích cực đối với pháp luật ở mỗi người cần phải giải quyết nhiều vấn đề có liên quan, trong đó giáo dục pháp luật là hoạt động cơ bản. Chúng ta biết rằng lòng tin vào pháp luật là lòng tin vào công lí, lẽ công bằng được tạo lập bởi chính pháp luật. Lòng tin chỉ có giá trị đích thực khi nó đem lại thái độ chủ động trong xử sự phù hợp với pháp luật và được hình thành trên tri thóc pháp luật cần thiết (nếu không sẽ là niềm tin mù quáng, phản tác dụng). Giáo dục pháp luật không đơn thuần là chỉ để hiểu biết về các quy định của pháp luật mà cao hơn nữa là để pháp luật được “sống” trong tư duy, hành vi của mọi người, để khơi dậy tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn ở mỗi người đối với pháp luật. Cần giáo dục tình cảm công bằng, khoan dung, ý thức trách nhiệm, thái độ không khoan nhượng trước các hành vi vi phạm pháp luật và thái độ tôn trọng pháp luật, pháp chế.

>> Xem thêm: Chương trình giáo dục phổ thông mới khác chương trình cũ ở những điểm nào ?

Ba là giáo dục pháp luật nhằm hình thành thói quen xử sự theo pháp luật với động cơ tích cực. Tri thức pháp luật không thể là những nội dung lí luận thuần tuý mà nó phải được hiện thực hoá thông qua các hoạt động pháp lí thực tiễn. Mục đích của giáo dục pháp luật không chỉ cung cấp những kiến thức lí luận hoặc các quy định pháp luật cụ thể mà quan trọng hơn là tạo lập được thói quen xử sự theo pháp luật ở mỗi loại chủ thể trong xã hội. Thói quen này được hình thành không phải là thụ động, vô thức mà dựa trên nền tảng của động cơ về hành vi hợp pháp, tích cực. Trên thực tế, để có thói quen xử sự hợp pháp không những đòi hỏi con người phải thu nạp lượng kiến thức pháp lí cần thiết mà còn trải qua quá trình chuyển hoá chủ quan về mặt tâm lí.

3. Nội dung của giáo dục pháp luật

Để hoạt động giáo dục pháp luật được tiến hành thuận lợi, có hiệu quả cần xác định nội dung cơ bản, phù hợp với đối tượng giáo dục, loại hình và cấp độ giáo dục. Theo nguyên lí chung thì nội dung và mục đích của giáo dục có quan hệ hữu cơ với nhau, vì vậy giáo dục pháp luật phải nhằm định hướng cả về tri thức, tình cảm và hành vi cho đối tượng giáo dục. Nhìn chung, nội dung của giáo dục pháp luật tương đối rộng, mang tính đặc thù riêng cho từng chương trình đào tạo. Chẳng hạn, kiến thức lí luận về pháp luật, các quy định pháp luật hiện hành, các thông tin về thực hiện, bảo vệ pháp luật, các số liệu về xã hội học pháp luật, giáo dục mô thức hành vi pháp luật... Các nội dung cơ bản này lại được thể hiện phù hợp với kết cấu của mỗi chương trình giảng dạy khác nhau, theo yêu cầu cụ thể khác nhau. Hiện nay, nội dung của phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta được xác định gồm:

- Quy định của Hiến pháp và vãn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức...; các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.

- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thoả thuận quốc tế.

- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.

4. Hình thức của giáo dục pháp luật

Hình thức giáo dục pháp luật là cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động vào ý thức và tâm lí của các chủ thể. Do nội dung giáo dục, đối tượng giáo dục khác nhau nên cần đa dạng hoá các hình thức giáo dục, phương pháp giáo dục mới có hiệu quả. Việc sử dụng một hình thức giáo dục pháp luật nào cho phù hợp và có hiệu quả trên thực tế tùy thuộc vào từng đối tượng và yêu cầu mục đích đặt ra. Hơn nữa, việc lồng ghép các hình thức giáo dục pháp luật khác nhau cho cùng một đối tượng, chương trình cũng hết sức cần thiết. Mặt khác, việc xã hội hoá các hình thức giáo dục pháp luật nhằm thúc đẩy, kích hoạt ý thức và khả năng tham gia của nhiều loại chủ thể đối với việc từng bước đưa pháp luật vào đời sống xã hội. Trên thực tế, chúng ta không nên coi trọng hoặc xem nhẹ một hình thức nào đó của hoạt động giáo dục pháp luật. Hiện nay, theo quy định của pháp luật các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta bao gồm:

- Họp báo, thông cáo báo chí.

- Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.

>> Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật giáo trực tuyến qua tổng đài điện thoại

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.

- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.

- Thông qua công tác xét xử, xử lí vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lí, hoà giải ở cơ sở.

- Lồng ghép trong hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hoá khác ở cơ sở.

- Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.

Việc lựa chọn phương pháp giáo dục pháp luật thích hợp có tầm quan trọng đặc biệt. Rõ ràng là không thể áp dụng các phương pháp như nhau cho các loại đối tượng giáo dục, cấp độ giáo dục hoàn toàn khác nhau được. Tuy nhiên, cần nhận thấy là hoạt động giáo dục pháp luật có thể mang tính bắt buộc hoặc không bắt buộc. Vì thế tính chất của các phương pháp giáo dục cũng cần phải được nghiên cứu cho phù hợp các đối tượng mới đem lại hiệu quả.

Thực tế ở nước ta, trong thời gian gần đây giáo dục pháp luật đã được quan tâm, nhất là giáo dục pháp luật trong nhà trường ở các bậc học. Cơ sở pháp lí và hoạt động quản lí nhà nước về giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật trong nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện hơn.

Tóm lại, giáo dục pháp luật là quá trình hoạt động đòi hỏi có tính kế thừa và đi từ thấp tới cao. cần tổng kết, đánh giá kết quả thực tiễn để rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nhận thức một cách thấu đáo cho việc thực hiện đạt hiệu quả trên thực tế.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)

>> Xem thêm: Tâm lý pháp luật là gì ? Cách hiểu khái niệm tâm lý pháp luật