Giao diện điện thoại là gì

Một trong những điều tuyệt vời nhất về điện thoại Android là có thể tùy chỉnh với nhiều kiểu giao diện khác nhau. Có người thích những giao diện mới, nhưng cũng có người thích những giao diện nguyên bản. Trong bài viết này, hãy cùng điểm qua những giao diện Android phổ biến nhất hiện nay.

*Lưu ý: Thứ tự theo số đếm bên dưới không phải bảng xếp hạng.

1. Samsung Experience 9.5 (trước đây là TouchWiz): Điện thoại Samsung

Samsung Experience là giao diện đã được tùy biến rất nhiều để trở nên tốt hơn tùy người dùng. Các thiết bị của Samsung sử dụng giao diện này thường bị giảm tốc độ xử lý bất chấp phần cứng vì quá nhiều bloatware. Hơn nữa, thời lượng sử dụng và dung lượng lưu trữ đều bị ảnh hưởng do không thể xóa các ứng dụng bị lặp.

Ưu điểm

  • Theme đẹp, hỗ trợ nhiều tính năng thú vị như Bixby, DEX, Samsung Health, màn hình cạnh, AOD, S-Pen (Note), chỉnh sửa ảnh dễ dàng,...
  • Nhiều tính năng mới thú vị.

Nhược điểm

  • Nhiều bloatware.
  • Nhận được các bản cập nhật rất muộn, các ứng dụng bị lặp.

2. Samsung One UI: Điện thoại Samsung

Đây là phiên bản đại tu về giao diện của Samsung, là một bước đi quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm trên các điện thoại mới của Samsung như dòngGalaxy S10, nhờ vào cách sắp xếp hợp lý hơn, thu nhỏ lại và tập trung hơn.

Hầu hết One UI khá giống với Samsung Experience nhưng có vẻ ngoài bóng bẩy hơn, tuy nhiên hiện tại giao diện này chưa hỗ trợ quá nhiều theme của Samsung.

Ưu điểm

  • Nhiều những tính năng thú vị mới như điều hướng cử chỉ, chế độ tối (Dark Theme),
  • Tốc độ được cải thiện đôi chút và ít bloatware hơn.

Nhược điểm

  • Cần thời gian để đánh giá về mức độ hoạt động ổn định của giao diện này

3. Stock Android  Android 9.0 Pie: Điện thoại Google Pixel

Stock Android là những gì nằm bên dưới bất cứ giao diện Android nào, mang lại trải nghiệm thuần túy mà không có sự pha trộn nào. Thiết bị chạy giao diện càng gần giống với stock sẽ càng có được những trải nghiệm nguyên bản nhất. Google Pixel là một trong những điện thoại gần giống với stock nhất.

Ưu điểm

  • Đơn giản, dễ sử dụng, hiệu suất nhanh, chiếm ít dung lượng lưu trữ.
  • Luôn nhận được các bản cập nhật sớm nhất.
  • Dễ tùy chỉnh thông qua ứng dụng của bên thứ ba.

Nhược điểm

  • Có thể gây nhàm chán vì không có những tính năng thú vị
  • Thiết kế có thể không phù hợp với nhiều người.

4. ColorOS 5.2: Điện thoại OPPO

ColorOS có giao diện lấy cảm hứng từ iOS. Cách điều hướng được thay đổi, các menu không trực quan tuy vậy nó vẫn có những tính năng thú vị.

Ưu điểm

  • Theme đẹp, Smart Bar, cử chỉ, bảo mật, chạy tốt trên phần cứng không quá mạnh.
  • Thiết kế có thể tùy chỉnh.

Nhược điểm

  • Điều hướng và các tính năng gây khó chịu vì có nhiều bước không cần thiết.

5. EMUI 9.0: Điện thoại Honor và Huawei

EMUI là viết tắt của Emotion UI với nhiều icon lớn đầy màu sắc và các menu sặc sỡ. Giao diện được tùy biến nhiều như Samsung Experience nhưng những thay đổi bề ngoài có thể gây khó sử dụng.

Ưu điểm

  • Có những tính năng AI, quản lý RAM thông minh, dock điều hướng, chia màn hình, chế độ PC.
  • Nhiều tính năng thú vị.

Nhược điểm

  • Bloatware ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu năng.
  • Thiết kế không đẹp, giống iOS nhứng có vài điểm khác biệt.
  • Có nhiều nghi vấn liên quan tới bảo mật khi sử dụng
  • Nhận được các bản cập nhật chậm.

6. MIUI 10: Điện thoại Xiaomi (có cả Pocophone)

Giao diện có bề ngoài khá giống ColorOS cùng cách sắp xếp giống iOS nhưng có thêm khá nhiều tính năng hay.

Ưu điểm:

  • Nhiều theme đẹp và chạy tốt trên nhiều phần cứng không quá mạnh.
  • Có thể gỡ bỏ bloatware, Mi Drop.
  • Thiết kế giống iOS nhưng có những điểm khác biệt.

Nhược điểm

  • Đa nhiệm không trực quan, có nhiều quảng cáo.
  • Những thay đổi không cần thiết của điều hướng có thể gây khó khăn trong việc sử dụng giao diện.

7. Sony Xperia UI: Điện thoại Sony

Xperia UI gần giống nguyên bản của stock với một số điều chỉnh về thiết kế cùng các tính năng bổ sung. Tuy nhiên, nó sẽ mang lại trải nghiệm khác biệt với stock do sự những sự thay đổi về giao diện.

Ưu điểm

  • Chế độ Stamina, ứng dụng tích hợp tiện lợi.
  • Thiết kế giống phần lớn stock, launcher tùy chỉnh.

Nhược điểm

  • Không có nhiều tính năng thú vị.

8. Android One: Điện thoại Nokia, Motorola, Xiaomi Mi A1, HTC

Android One là phiên bản Android nhẹ, ổn định và giống nguyên bản của stock Android như Pixel. Khi chạy trên các điện thoại có phần cứng không quá mạnh, nó vẫn đảm bảo được sự nhanh nhạy.

Ưu điểm

  • Đơn giản, nhẹ, nhanh, bloatware tối thiểu.
  • Nhận được các bản cập nhật nhanh chóng (bao gồm cả các cập nhật bảo mật).
  • Google Lens, có những tính năng thú vị từ OEM như Motorola.

Nhược điểm

  • Thiết kế có thể không phù hợp với nhiều người.

9. LG UX 6.0: Điện thoại LG

Giao diện từng được gọi là Optimus UI, có thiết kế gần giống với stock được kết hợp với phím tắt cảm biến vân tay cùng những điều khiển cử chỉ.

Ưu điểm

  • Phím tắt cảm biến vân tay, điều khiển bằng cử chỉ.

Nhược điểm

  • Không có nhiều tính năng thú vị.

10. OxygenOS 9.0.11: Điện thoại OnePlus

OxygenOS mang lại trải nghiệm rất giống với stock và là một trong những điểm mạnh chính của điện thoại OnePlus.

Ưu điểm

  • Có tính năng độc đáo như ứng dụng song song, điều khiển bằng cử chỉ, khóa ứng dụng.
  • Chiếm ít dung lượng lưu trữ.
  • Nhận được các bản cập nhật nhanh chóng, đáng tin cậy, có thể tùy biến.

Nhược điểm

  • Thiết kế có thể không phù hợp với nhiều người.
  • Cập nhật tuy nhanh nhưng không bằng Android One/stock.

11. HTC Sense 10: Điện thoại HTC

Tương đối giống OxygenOS và cũng gần giống nguyên bản của stock. HTC Sense là sự kết hợp ổn giữa stock và các điều chỉnh để mang đến trải nghiệm khá nguyên bản.

Ưu điểm

  • BlinkFeed, chế độ Freestyle, HTC Sense Companion, Project Treble.
  • Giống phần lớn stock, ít bloatware.
  • Nhận được các bản cập nhật nhanh chóng.
  • Có thể tùy chỉnh.

Nhược điểm

  • Không có nhiều tính năng thú vị.

12. Zen UI 2.2.0.14_160307: Điện thoại Asus

Giao diện có thiết kế đẹp và khá thoáng nhưng còn thiếu những tính năng cần thiết.

Ưu điểm

  • Tính năng do it later, Omlet Chat.

Nhược điểm

  • Không có nhiều tính năng thú vị.

Tổng kết

Nếu bạn muốn trải nghiệm gần giống với stock Android nhất, bạn nên chọn Pixel Android, Android Go, OxygenOS, HTC Sense, LG UX và Sony Xperia UI. Còn bạn thích những giao diện được làm mới cùng những tính năng thú vị thì bạn hãy chọn EMUI, MIUI, ColorOS, Samsung Experience, Samsung One UI. Bất kể bạn có chọn giao diện Android nào thì nó vẫn có thể tùy chỉnh gần như mọi thứ theo cách bạn muốn.

Nguồn: AndroidCentral

Xem thêm:

  • Khám phá Android 9 trên One UI của Galaxy S9 và Galaxy S10
  • Không gian thứ hai trên MIUI là gì? Làm sao để dùng nó trên smartphone Xiaomi?

Biên tập bởi Trấn Minh

Chủ đề