Giáo án bài thực hành số 3 hóa học 8 năm 2024

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hóa học 8 bài 3: bài thực hành số 1 mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tiết 4 : BÀI THỰC HÀNH 1: TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT- TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP.

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: + HS làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm. + HS nắm được một số quy tắc an toàn trong PTN. + So sánh được nhiệt độ nóng chảy của một số chất. 2. Năng lực – phẩm chất: - Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thực hành. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống 3. Phẩm chất: - Hình thành phẩm chất: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. II.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS: 1. GV : Chuẩn bị 4 bộ dụng cụ thí nghiệm: Kẹp, phễu thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, đèn cồn, nhiệt kế, giấy lọc; hoá chất: lưu huỳnh, parafin, muối ăn. 2. HS : Xem trước nội dung bài thực hành, đọc trước phần phụ lục 1 tran 154- 155, ổn định chỗ ngồi ở PTH. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
  2. Khởi động 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài củ: Không kiểm tra Đặt vấn đề: Nêu nhiệm vụ của bài học: tiến hành thực hành.
  1. Hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1:Một số quy tắc an toàn, cách sử dụng dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm: MT: Biết một số quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm, làm việc với hóa chất. PP: Nêu giải quyết vấn đề Năng lực: Tự học, giao tiếp Gv: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm. - Nội quy phòng thực hành. - Hs: Đọc bảng phụ (mục I và II) sgk Trang 154. Gv: Giới thiệu nhãn của một số hoá chất nguy hiểm. Hs: Quan sát các hình Trang 155 rồi gv giới thiệu các dụng và cách sử dụng các dụng này trong phòng TN. Hoạt động 2:Tiến hành thí nghiệm: MT: Biết cách làm thí nghiệm đơn giản. PP: Thí nghiệm Năng lực: Tự học, hợp tác, giao tiếp Xác định nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh. -Gv: cho học sinh đọc phần hướng dẫn trong Sgk. - Cho Hs làm TN theo 4 nhóm. - Hướng dẫn HS quan sát sự chuyển trạng thái từ rắn -> lỏng của parafin (đây là nhiệt nóng chảy của parafin, ghi lại nhiệt độ này). - Ghi lại nhiệt độ sôi của nước. -Khi nước sôi, lưu huỳnh đã nóng chảy chưa? - Vậy em có nhận xét gì? Gv: hướng dẫn HS tiếp tục kẹp ống nghiệm đun trên đèn cồn cho đến khi S nóng chảy. Ghi nhiệt độ nóng chảy của S. -Vậy nhiệt độ nóng chảy của S hay của parafin lớn hơn ? Gv: Qua TN trên, em hãy rút ra nhận xét chung về sự nóng chảy của các chất ntn ? *Tách chất ra khỏi hỗn hợp. Hs: nghiên cứu cách tiến hành Trang 13. Gv: Ta đã dùng những phương pháp gì để tách muối ra khỏi hỗn hợp muối và cát ?
  1. Một số quy tắc an toàn, cách sử dụng dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm:

1. Một số quy tắc an toàn: - Mục I Trang 154 sgk. 2. Cách sử dụng hoá chất: -Mục II Trang 154 sgk. -Thao tác lấy hoá chất lỏng, tắt đèn cồn, đun chất lỏng trong ống nghiệm... 3. Một số dụng cụ và cách sử dụng: - Mục III Trang 155 sgk.

II. Tiến hành thí nghiệm: 1. Thí nghiệm 1: * Theo dõi nhiệt độ nóng chảy của S và parafin:

- parafin có nhiệt độ nóng chảy: 42 oC

- Khi nước sôi S vẫn chưa nóng chảy. - S có nhiệt độ nóng chảy: 113 oC. - Nhiệt độ n/c S > nhiệt độ n/c parafin.

* Các chất khác nhau có thể nhiệt độ nóng chảy khác nhau. -> giúp ta nhận biết chất này với chất khác.

Hóa học 8 Bài 14: Bài thực hành số 3 được VnDoc biên soạn là nội dung bài Hóa 8 bài 14. Giúp bạn học sinh nắm được các khâu chuẩn bị, cũng như các thao tác kĩ năng làm bài tập thực hành số 3. Tài liệu cũng rất hữu ích giúp thầy cô tham khảo trong quá trình soạn giáo án Hóa học 8.

Hóa 8 bài 14

Hy vọng với tài liệu Hóa 8 bài 14 giúp các bạn học sinh nắm chắc các thao tác, kỹ năng sử dụng dụng cụ cũng như nguyên tắc khi học trong phòng thí nghiệm đã học ở bài thực hành số 1. Mời các bạn tham khảo.

I. Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm

1. Luôn giữ khu vực thí nghiệm ngăn nắp và sạch sẽ.

2. Không sử dụng tay tiếp xúc với hóa chất thí nghiệm khi không có dụng cụ bảo hộ đi kèm

3. Bảo quản dụng cụ thí nghiệm cẩn thận, tránh nứt mẻ làm rơi vãi hóa chất ra ngoài ảnh hưởng đến người dùng trong quá trình thao tác.

4. Không được sử dụng gas trong phòng thí nghiệm. Khi đun nấu hóa chất và dung dịch trong phòng thí nghiệm người dùng được khuyến khích sử dụng sản phẩm đèn cồn hoặc các sản phẩm bếp đun được vận hành bằng điện.

5. Giữ khoảng cách an toàn khi đun nóng các hóa chất có tính axit mạnh.

6. Sử dụng sản phẩm và dụng cụ thí nghiệm chất lượng để đảm bảo tính an toàn trong quá trình sử dụng.

II. Tiến hành thí nghiệm Bài thực hành 3

1. Chuẩn bị dung cụ

Chuẩn bị hóa chất: canxi hidroxit, nước, kali penmanganat (thuốc tím)

Chuẩn bị dụng cụ: Cốc thủy tinh đựng nước, ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, nước...

2. Tiến hành thí nghiệm

  1. Thí nghiệm 1. Hòa tan và đun nóng kali penmanganat (thuốc tím)

Cách tiến hành: Lấy một lượng (khoảng 0,5g) thuốc tím đem chia thành 3 phần.

Bỏ một phần vào nước đựng trong ống nghiệm (1), lác cha tan (cầm ống nghiệm đập nhẹ vào lòng bàn tay).

Bỏ 2 phần vào vào ống nghiêm (2) rồi đun nóng, đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun. Khi nào qua đóm không bùng cháy thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan hết. Quan sát màu của dung dịch trong 2 ống nghiệm.

Hiện tượng:

Ống nghiệm (1): Kali penmanganat hòa tan hoàn toàn trong nước, thành dung dịch màu tím.

Ống nghiệm (2): Kali penmanganat hòa tan một phần trong nước. Màu dung dịch nhạt hơn ống nghiệm (1)

Giải thích hiện tượng:

Ống nghiệm (1): Kali penmanganat hòa tan hoàn toàn trong nước là hiện tượng vật lí, chất rắn hòa tan trong nước tạo thành dung dịch.

Ống nghiệm (2): Đun nóng ống nghiệm (2) sinh ra khí Oxi làm que đóm bùng cháy, là do phản ứng sinh ra khí oxi duy trì sự cháy.

Để nguội ống nghiệm rồi mới cho nước vào vì tránh để chênh lệch nhiệt độ vỡ ống nghiệm

Sau khi cho nước vào, nhận thấy chỉ có 1 phần chất rắn tan, màu dung dịch nhạt hơn ống nghiệm 1, vì khi đun nóng thuốc tím sinh ra các chất rắn: kalimanganat, manganđioxit và khí oxi.

Phương trình hóa học bằng chữ

Kali penmanganat kalimanganat + manganđioxit + oxi

  1. Thí nghiệm 2. Thực hiện phản ứng với canxi hidroxit

Cách tiến hành:

  1. Dùng ống thủy tinh thổi hơi thở lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong (dung dịch canxi hidroxit).
  1. Đổ dung dịch natri cacbonat lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong.

a)

Hiện tượng:

Ống nghiệm (1): Không có hiện tượng gì

Ống nghiệm (2): Thấy nước vôi trong vẩn đục

Giải thích:

Nước vôi trong bị vẩn đục do chất rắn không tan được tạo thành là canxi cacbonat

Phương trình hóa học bằng chữ:

Canxi hidroxit + khí cacbonic → canxi cacbonat + nước

b)

Hiện tượng:

Ống nghiệm 1: Không xảy ra phản ứng hóa học

Ống nghiệm 2: Xảy ra phản ứng xuất hiện kết tủa

Giải thích:

Ống nghiệm 1: Không xảy ra phản ứng hóa học

Ống nghiệm 2: Xảy ra phản ứng hóa học vì xuất hiện chất kết tủa.

Phương trình hóa học bằng chữ:

canxi hidroxit + natri cacbonat → canxi cacbonat + natri hidroxit

\>> Hóa 8 bài tiếp theo tại: Hóa học 8 Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng

III. Bản tường trình Hóa học 8 Bài thực hành 3

Phần I: Phần đánh giá

Nhận xétĐiểm

Thao tác TN

(3đ)

Kết quả TN

(2đ)

Nội dung tường trình

(3đ)

Chuẩn bị dụng cụ, vệ sinh

(2đ)

Tổng số

(10 đ)

Phần II. Phần thực hành

1. Thí ngiệm 1. Hòa tan và đun nóng kali penmanganat (thuốc tím)

Dụng cụ hóa chất: ……………………………………………………………………………...

Cách tiến hành : Lấy một lượng (khoảng 0,5g) thuốc tím đem chia thành 3 phần.

Bỏ một phần vào nước đựng trong ống nghiệm (1), lác cha tan (cầm ống nghiệm đập nhẹ vào lòng bàn tay).

Bỏ 2 phần vào vào ống nghiêm (2) rồi đun nóng, đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun. Khi nào qua đóm không bùng cháy thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan hết. Quan sát màu của dung dịch trong 2 ống nghiệm.

Hiện tượng :……………………………………………………………………………............

Giải thích : ………………………………………………………………………………..........

Câu hỏi 1: Chất rắn trong ống nghiệm (2) có tan hết không?

….………………………………………………………………………………………………..

….………………………………………………………………………………………………..

Câu hỏi 2: Trong hai ống nghiệm, ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nào xảy ra hiện tượng hóa học?

….………………………………………………………………………………………………..

….………………………………………………………………………………………………..

2. Thí nghiệm 2 Thực hiện phản ứng với canxi hidroxit

Dụng cụ hóa chất: ……………………………………………………………………………....

Cách tiến hành : …………………………………………………………………………….......

So sánh màu nước trong hai cốc: …………………………………………………………….

Giải thích : ………………………………………………………………………………............

...................

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc chi tiết nội dung Hóa học 8 Bài 14: Bài thực hành số 3. Nội dung bài thực hành hóa 8 bài 14 gồm 2 thí nghiệm:

Thí ngiệm 1. Hòa tan và đun nóng kali penmanganat (thuốc tím)

Thí nghiệm 2 Thực hiện phản ứng với canxi hidroxit.

Để có thể hoàn thành tốt bài thực hành thí nghiệm trên lớp một cách tốt nhất, cũng như biết cách viết báo cáo sau khi thực hành một cách chính xác bạn đọc cần:

Nắm được các nội quy của phòng thí nghiệm, cũng như cách sử dụng, dụng cụ thí nghiệm hóa chất, tránh gây đổ vỡ, mất an toàn. Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.

Trong quá trình thực hành để thu được kết quả tốt nhất các bạn học sinh cần chú ý:

+ Tập trung quan sát giáo viên bộ môn hướng dẫn

+ Chú ý các thao tác cầm kẹp gỗ, sử dụng giá ống nghiệm, hay cách lấy hóa chất, ....

+ Chuẩn bị đọc bài thật kĩ, trước khi đến lớp.

\>> Mời các bạn tham khảo bản báo cáo thực hành số 3 hóa 8 tại: Bản tường trình hóa học 8 bài thực hành 3

VnDoc giới thiệu tới các bạn Hóa học 8 Bài 14: Bài thực hành số 3 được VnDoc biên soạn. Ở bài thực hành 3 hóa 8 này các bạn cần lưu ý nắm chắc quy tắc sử dụng hóa chất, dụng cụ thí nghiệm. Tránh làm rơi vỡ, bắn hóa chất ra bên ngoài.

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu:

  • Hóa học 8 Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng
  • Hóa học 8 Bài 13: Phản ứng hóa học

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.